Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh 12 khai thác chi tiết trong truyện ngắn tự sự
Đọc hiểu tác phẩm văn học là một hoạt động quen thuộc của thầy và trò Trường THPT. Trong quá trình này, người giáo viên phải làm công việc giảng văn, và học sinh thì phải phân tích tác phẩm văn học như là một kiểu bài khi làm văn. Nhưng dù dạy hay học văn, khi tìm hiểu một tác phẩm văn học thì chúng ta phải chia tách đối tượng ra thành từng phần từng bộ phận nhỏ để đánh giá tác phẩm. Nhờ đó, mà chúng ta có thể hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm văn học.
Vấn đề là khi đọc hiểu tác phẩm văn học, ta phải làm cách nào để thấy hết mọi giá trị của tác phẩm về nội dung lẫn hình thức, về cả cái hay, cái đẹp đến cả cái chưa tốt v.v.Muốn thế chúng ta phải chú ý đến việc đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, trực tiếp chấm trả bài cho học sinh, tôi nhận thấy trong thời gian gần đây bài viết của học sinh thường khá hời hợt, nhiều em giải quyết vấn đề một cách chung chung hoặc bắt chước một cách thái quá những kiến thức trong các sách tham khảo mà ít chịu suy nghĩ tìm tòi. Điều này làm tôi luôn cảm thấy băn khoăn, suy nghĩ.
Mặt khác, theo thói quen của nhiều người, trong tác phẩm tự sự người ta chỉ quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, tình huống và những đề kiểm tra của học sinh cũng thường xoay quanh các vấn đề trên đã là nguyên nhân làm cho bài viết của học sinh trở nên ít mới mẻ và sâu sắc. Trong khi đó các chi tiết trong mỗi tác phẩm mới thực sự là tế bào, là mạch máu tạo nên sức sống và vẻ đẹp của từng thiên truyện. Những bài viết biết khai thác chi tiết thường tạo nên những nét riêng, nét mới mẻ và cá tính vì trong mỗi chi tiết luôn chứa đựng những lớp trầm tích càng khai thác càng thấy giá trị.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh 12 khai thác chi tiết trong truyện ngắn tự sự
MỤC LỤC HƯỚNG DẪN HỌC SINH 12 KHAI THÁC CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN TỰ SỰ NỘI DUNG Trang I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN. 1 II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN. 1 1 Chi tiết và việc khai thác chi tiết trong truyện ngắn tự sự. 1 1.1. Chi tiết trong tác phẩm văn học. 1 1.2. Các loại chi tiết. 2 1.3. Đặc điểm của chi tiết nghệ thuật. 3 1.4. Khai thác chi tiết. 3 2 Hướng dẫn học sinh 12 khai thác chi tiết qua một số truyện ngắn tự sự trong chương trình ngữ văn 12. 7 2.1. Truyện “Vợ nhặt” -Kim Lân 8 2.2. Truyện “Vợ chống A Phủ” -Tô Hoài 10 2.3. Truyện “Rừng xà nu” -Nguyễn Trung Thành 12 3 Dàn ý chung khi khai thác chi tiết trong truyện ngắn tự sự. 15 4 Một số ví dụ minh hoạ 16 III. MỘT VÀI KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH 12 “KHAI THÁC CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN TỰ SỰ”. 18 IV. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG. 19 V. KẾT LUẬN 20 VI. KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT. 20 I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN. Đọc hiểu tác phẩm văn học là một hoạt động quen thuộc của thầy và trò Trường THPT. Trong quá trình này, người giáo viên phải làm công việc giảng văn, và học sinh thì phải phân tích tác phẩm văn học như là một kiểu bài khi làm văn. Nhưng dù dạy hay học văn, khi tìm hiểu một tác phẩm văn học thì chúng ta phải chia tách đối tượng ra thành từng phần từng bộ phận nhỏ để đánh giá tác phẩm. Nhờ đó, mà chúng ta có thể hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Vấn đề là khi đọc hiểu tác phẩm văn học, ta phải làm cách nào để thấy hết mọi giá trị của tác phẩm về nội dung lẫn hình thức, về cả cái hay, cái đẹp đến cả cái chưa tốt v.v...Muốn thế chúng ta phải chú ý đến việc đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, trực tiếp chấm trả bài cho học sinh, tôi nhận thấy trong thời gian gần đây bài viết của học sinh thường khá hời hợt, nhiều em giải quyết vấn đề một cách chung chung hoặc bắt chước một cách thái quá những kiến thức trong các sách tham khảo mà ít chịu suy nghĩ tìm tòi. Điều này làm tôi luôn cảm thấy băn khoăn, suy nghĩ. Mặt khác, theo thói quen của nhiều người, trong tác phẩm tự sự người ta chỉ quan tâm đến cốt truyện, nhân vật, tình huống và những đề kiểm tra của học sinh cũng thường xoay quanh các vấn đề trên đã là nguyên nhân làm cho bài viết của học sinh trở nên ít mới mẻ và sâu sắc. Trong khi đó các chi tiết trong mỗi tác phẩm mới thực sự là tế bào, là mạch máu tạo nên sức sống và vẻ đẹp của từng thiên truyện. Những bài viết biết khai thác chi tiết thường tạo nên những nét riêng, nét mới mẻ và cá tính vì trong mỗi chi tiết luôn chứa đựng những lớp trầm tích càng khai thác càng thấy giá trị. II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. CHI TIẾT VÀ VIỆC KHAI THÁC CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN TỰ SỰ. 1.1. Chi tiết trong tác phẩm văn học. Văn xuôi tự sự thường có cốt truyện. Nhiều khi cốt truyện rất đơn giản nhưng để lại ấn tượng chính là chi tiết. Chi tiết là gì? Chi tiết là một từ ngữ quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày. Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1988) thì Chi tiết là: Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng. Như vậy trong đời sống hàng ngày từ “Chi tiết” được hiểu và dùng như là một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự việc, tổng thể. Chi tiết được hiểu như là một thành phần thuộc về cấu tạo. Trong văn học, chi tiết theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997) là: Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật. Cũng theo nhóm tác giả này thì: Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định. Tất nhiên không phải mọi chi tiết trong tác phẩm đều có vai trò, vị trí và giá trị như nhau. Có chi tiết chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lý, nhưng cũng có không ít chi tiết thể hiện tập trung cho cấu tứ của tác giả. Vì vậy, khi phân tích tìm hiểu tác phẩm văn học, chúng ta không thể không chú ý đến các chi tiết đó. Phân tích tác phẩm văn học là phân tích các chi tiết thể hiện. Chúng ta chưa bàn đến cách phân tích chi tiết như thế nào, mà vấn đề là phải biết lựa chọn chi tiết ra sao. Đây chính là điều làm cho nội dung các bài phân tích giảng văn của các tác giả có độ nông sâu khác nhau. Như trên đã nói, nhiều công trình nghiên cứu phân tích tác phẩm làm văn hoàn toàn làm đúng như yêu cầu về phương pháp làm văn, bài viết của họ đã nêu đúng luận đề, đã phân tích tác phẩm đạt yêu cầu, học sinh có thể hiểu được tác phẩm ở một mức độ nhất định. Nhưng xét cho cùng, bài viết của họ vẫn chưa thực sự có chiều sâu. Nguyên nhân là do việc lựa chọn chi tiết để phân tích, họ chưa biết khai thác những chi tiết tiêu biểu, quan trọng và cần thiết. Khi phân tích tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm tự sự thì việc lựa chọn chi tiết là khâu quan trọng. Nếu chi tiết được lựa chọn có tính chất tiêu biểu, toàn diện, đầy đủ thì nội dung bài viết không chỉ đúng, chính xác mà còn thật sự sâu sắc. Từ các khái niệm của các nhà nghiên cứu ta có thể hiểu chi tiết là yếu tố, là đơn vị nhỏ nhất để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Chi tiết văn xuôi cần phải được hiểu rộng: có thể là một hình ảnh thiên nhiên, một câu nói, một cử chỉ động tác của nhân vật. 1.2. Các loại chi tiết. a. Chi tiết tình huống. Trong văn xuôi tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật, chủ đề tác phẩm.Có thể xem tình huống là loại hoàn cảnh bất bình thường, hoàn cảnh “có vấn đề” đòi hỏi con người trong đó phải xử lí, phải vượt qua. Khi được hoặc bị đặt trong tình huống, con người ta mới bộc lộ tính cách, bản chất của mình một cách đầy đủ, chân thực nhất. Nếu cuộc sống là một dòng sông thì tình huống là các xoáy nước. Nó chính là phần đậm đặc nhất của cuộc sống, nơi thể hiện tập trung bản chất một xã hội, một thời đại. Nhắc đến tình huống trong tác phẩm tự sự không thể kể đến tình huống độc đáo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) được gửi gắm ngay từ cách đặt tên truyện. Một chuyện vốn rất nghiêm túc, vốn được xem là một trong những công việc trọng đại nhất của đời một con người mà lại diễn ra như một trò đùa. b. Chi tiết hành động. Trong chuỗi tác phẩm văn xuôi tự sự trong chương trình THPT có vô vàn chi tiết hành động, nhưng có lẽ độc giả vẫn còn trăn trở khi nhắc đên hành động: Chí phèo dắt con dao ở thắt lưng, xông xông đi vào nhà Bá Kiến dõng dạc "Tao muốn làm người lương thiện" (Chí Phèo- Nam Cao) Hay hành động thắp sáng thêm đĩa đèn của Mị: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”. Hành động này có ý nghĩa gì? Bấy lâu nay Mị có bận tâm gì đến bóng tối hay ánh sáng xung quanh mình đâu. Cuộc đời đối với người con dâu gạt nợ chỉ như một đêm dài thăm thẳm. Nhưng giờ đây có lẽ Mị không còn chịu nổi bóng tối đang vây bọc quanh mình nữa. Thắp sáng thêm đĩa đèn hay là người phụ nữ này đang muốn thắp sáng lại cuộc đời mình? Tiếp theo hành động uống rượu để lòng càng nhớ về ngày trước, để thấy mình còn trẻ, hành động này chứng tỏ phản kháng âm thầm mà quyết liệt, chứng tỏ sóng cuộn trong chiều sâu tâm trạng từ khi nghe tiếng sáo gọi bạn yêu lấp ló ngoài đầu núi, lửng lơ bay ngoài đường. Đến khi diễn tả tâm trạng, hành động nhân vật Mị ở đêm mùa đông giá lạnh sau đó, ngòi bút Tô Hoài như hồi hộp dõi theo nỗi lòng người phụ nữ này để dẫn người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chúng ta vừa bất ngờ trước hành động táo bạo cắt dây trói cho A Phủ lại ngỡ ngàng trước việc Mị vùng chạy theo (dù trước đó vài giây vẫn đang nghĩ chuyện ở lại mà chết thay) với câu nói trong cơn gió thốc lạnh buốt “ ở đây thì chết mất!”. .. c. Chi tiết hình ảnh. Song song với chi tiết hành động thì chi tiết hình ảnh trong văn xuôi cũng không kém phần phong phú. Ta bắt gặp rất nhiều chi tiết hình ảnh đắt giá như : Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho cả buôn làng Xô Man trong tác phẩm Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành), hay hình ảnh "Cái lò gạch"(Chí Phèo- Nam Cao), hình ảnh lá cờ sao vàng cuối tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Các chi tiết đó như là thần thái của tác phẩm. d. Chi tiết ngôn ngữ nhân vật (có thể là độc thoại, đối thoại). Như chi tiết độc thoại nội tâm của nhân vật Chí Phèo sau khi tỉnh rượu (Chí Phèo- Nam Cao) đây là những chi tiết rất đắt để khai thác nhân vật. 1.3. Đặc điểm của chi tiết nghệ thuật : Làm nên một tác phẩm là tập hợp của nhiều chi tiết, song không phải chi tiết nào cũng có giá trị như nhau. Nghĩa là không phải chi tiết nào cũng trở thành chi tiết nghệ thuật. "Chi tiết nghệ thuật là những chi tiết quan trọng , đặc sắc thể hiện nổi bật tư tưởng, cấu tứ và chủ đề của tác phẩm" (Nguyễn Đăng Mạnh). Nói một cách khái quát: chi tiết nghệ thuật là những chi tiết đắt giá, sự đắt giá được biểu hiện qua các điểm sau 1.3.1. Tính công phu chọn lọc: Có người cho rằng, những bậc thầy truyện ngắn đều là những « xảo thủ » trong việc tìm và tạo nên những chi tiết đặc sắc. Quả là như vậy, các nhà văn muốn triển khai một ý, một vấn đề thì phải tìm những chi tiết để xây gây ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Chẳng hạn chi tiết ông Phán mọc sừng khóc " Hứt ! ...Hứt !...Hứt !... rồi dúi vào tay Xuân một cái tờ giấy bạc năm đồng gấy tư... "vừa bi hài vừa lột tả được sự tha hóa về đạo đức nhân cách của con người từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Có thể nói, ta không thể thay thế một chi tiết nào hay hơn và tác giả đã đặt ngay trong phần kết thúc đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) 1.3.2. Mối quan hệ mật thiết giữa chủ đề và chi tiết : Có nhà văn từng bộc lộ : Chi tiết dù hay mấy nhưng không phục vụ cho chủ đề cũng là vô ích. Các chi tiết phải có nhiệm vụ xoay quanh chủ đề. Chủ đề có tác dụng hướng dẫn người viế ... dân: Vì sự sinh tồn nên thị “ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Và thị bám theo câu nói của Tràng “rích bố cu” “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, rồi thị đã theo không về làm vợ. * Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn- Tràng nghèo không dư dật gì nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang đồng loại. * Bánh đúc nên duyên vợ chồng. Trong văn học ta thường thấy những hình ảnh mang đậm chất thơ để nói về tín hiệu giao duyên nào là cái áo “yêu nhau cởi áo cho nhau”, nào là chiếc khăn “khăn thương nhớ ai” còn ở đây lại là một hình ảnh rất thực của cuộc sống đời thường. Luận điểm 4. Đánh giá chung. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của chi tiết. Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm. * Ví dụ 3. Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành, cụ Mệt có câu: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...” . Anh/ chị suy nghĩ gì về nói đó? GỢI Ý MỞ BÀI: Giới thiệu khái quát hai tác phẩm, tác giả và Trích dẫn chi tiết. THÂN BÀI: Luận điểm 1: Khái quát chung. Luận điểm 2: Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm? Luận điểm 3: Phân tích lời cụ Mết. a. Giới thiệu vài nét về nhân vật cụ Mết: * Cụ Mết- CXN cổ thụ: Vẽ ra chân dung một già làng uy nghi, lẫm liệt. * Vai trò, tính cách của cụ Mết: Hình ảnh cụ Mết thấm đẫm màu sắc huyền thoại phi thường. Cụ Mết đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ thứ nhất đã từng đánh Pháp, nay tuổi đã cao nhưng vẫn tiếp tục hướng dẫn con cháu đánh Mĩ. Tuy già nhưng cụ không phải là lực cản mà là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Cụ hướng dẫn chỉ bảo con cháu những bài học kinh nghiệm quý giá để chiến đấu với kẻ thù. Cụ là CXN cổ thụ, là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh bất khuất của dân làng. * Lời nói của cụ Mết: - Hoàn cảnh đưa đến lời nói: Tại sao cụ Mết lại nói lời đó? - Ý nghĩa lời nói của cụ Mết: Lời nói của cụ Mết được kết thúc như một bài học thấm thía từ bi kịch đau thương của Tnú. Khi bọn giặc kéo về làng Xôman, Tnú không cứu được vợ con và cũng không bảo vệ được chính mình, bởi lẽ anh “chỉ có 2 bàn tay trắng”. Lúc bấy giờ, cụ Mết cũng không thể cứu được anh vì cụ cũng “chỉ có 2 bàn tay không” . Như vậy lời nói của cụ Mết tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng một chân lí lớn và bức xúc của thời đại: Đối với thế lực bạo tàn, phản cách mạng, chúng ta không có con đường naò khác là phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại và tiêu diệt chúng. Đó là con đường duy nhất mà đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riệng, nhân dân miền Nam nói chung phải tiến hành. Nói một cách khác, muốn chiến thắng kẻ thù, không còn cách nào khác là phải cầm vũ khí đứng lên. Luận điểm 3: Đánh giá chung. * Nội dung: Câu nói của cụ Mết chính là chân lý thời đại đã được rút ra từ thực tế chiến đấu của dân làng XôMan và có ý nghĩa cho cả dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ. * Nghệ thuật: Lời nói của cụ Mết đã tô đậm không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên, chất sử thi và sự lãng mạn bay bổng, nghệ thuật trần thuật sinh động KẾT BÀI: Khẳng định ý nghĩa của chi tiết. Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm. III. MỘT VÀI KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH 12 KHAI THÁC CHI TIẾT TRONG TRUYỆN NGẮN TỰ SỰ. Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt khi khai thác tác phẩm văn xuôi tự sự tôi đã áp dụng sáng kiến này và đã thu được những kết quả khả quan. Đó là học sinh những lớp tôi dạy rất thích giờ Văn nhất là những tiết tìm hiểu tác phẩm văn xuôi. Các em còn phát biểu “Em rất thích học các tác phẩm truyện vì cốt truyện hay, hấp dẫn. Đặc biệt khi được thầy hướng dẫn tìm hiểu phát hiện, khai khác, phám phá những chi tiết đã giúp cho các em khắc sâu kiến thức hơn, khi làm văn hay hơn, hấp dẫn hơn”. Đó chính là niềm vui là động lực thúc đẩy người giáo viên phải luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy. Giờ học Văn thực sự đã có hiệu quả , thu hút được sự chú ý của học sinh . Các em đã không chán nản và thờ ơ với môn học này như trước đây nữa. Từ chỗ yêu thích nên sự hiểu biết về Văn học của học sinh cũng tăng lên và khả năng cảm thụ văn học , khả năng thực hành cũng cao hơn và kết quả cuối năm của học sinh về môn Ngữ văn cũng đạt từ 100 % trên TB. Qua thực tế vận dụng tôi thấy đạt hiệu quả rõ rệt như mong muốn , học sinh đã có hứng thú học môn Ngữ văn hơn. So sánh số liệu thống kê trước và sau khi thực hiện sáng kiến, tôi thấy kết quả tăng lên. Cụ thể như sau: * Đối với: Lớp 12.2-(33 HS)- Năm học 2017-2018. Số liệu thống kê trước khi thực hiện sáng kiến. Thực hiện Ví dụ 1 Giỏi Khá Trung bình Yếu 0 15 10 8 0 % 45,5 % 30,3 % 24,2 % Số liệu thống kê sau khi thực hiện sáng kiến. Thực hiện Ví dụ 2 Giỏi Khá Trung bình Yếu 13 15 5 0 39,4 % 45,5 % 15,1 0 % * Đối với: Lớp 12.2-(29 HS)- Năm học 2018-2019 Số liệu thống kê trước khi thực hiện sáng kiến. Thực hiện Ví dụ 1 Giỏi Khá Trung bình Yếu 0 8 12 9 0 % 27,6 % 41,4 % 30 % Số liệu thống kê sau khi thực hiện sáng kiến. Thực hiện Ví dụ 2 Giỏi Khá Trung bình Yếu 14 12 3 0 48,3 % 41,4 % 10,3 % 0 % Tóm lại, qua thực tế kiểm nghiệm trên những tiết học, giờ kiểm tra và những bài viết cụ thể của học sinh chúng tôi nhận thấy có nhiều tín hiệu khả quan: Thứ nhất với việc hướng dẫn học sinh khai thác các chi tiết cụ thể trong tác phẩm, giúp các em quan tâm hơn việc đọc tác phẩm ở nhà để có thể tìm hiểu chi tiết một cách nhanh chóng và có hiệu quả trong giờ đọc hiểu tác phẩm trên lớp, vốn rất eo hẹp về mặt thời gian. Trong thực tế có rất nhiều bài học sinh chỉ được tóm tắt hoặc đọc mẫu một vài đoạn trong sách giáo khoa. Nếu không đi sâu khai thác các chi tiết cụ thể của mỗi truyện, học sinh đôi khi không nhớ, không hiểu, thậm chí không hình dung được nội dung của tác phẩm là gì. Từ đó bài viết trở nên chung chung, mờ nhạt, đôi khi sai lạc chủ đề. Qua một vài năm hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết trong các tác phẩm cụ thể, qua khảo sát trên các bài viết của học sinh tôi nhận thấy các em nhớ sâu hơn, cụ thể và đầy đủ hơn về nội dung cũng như nghệ thuật tác phẩm. Thứ hai việc khai thác các chi tiết cụ thể trong mỗi truyện ngắn tự sự giúp cho học sinh có cái nhìn đa chiều, đa diện hơn. Tác phẩm văn học luôn mang tính tiềm năng và mỗi tác phẩm luôn chứa trong lòng nó những kho trầm tích vô tận, dù rằng tất cả vẫn là từ các chi tiết cụ thể của tác phẩm đó. Trong thực tế, từ một chi tiết cụ thể đã được tìm hiểu, khai thác trên nhiều bình diện khác nhau, vì vậy hướng dẫn học sinh tự khai thác các chi tiết trong tác phẩm sẽ giúp các em không bị bó buộc, khô cứng ở một cách hiểu mà các em trở nên năng động, sáng tạo hơn. Điều này đã được thể hiện trong những bài viết của học sinh thông qua các tiết kiểm tra trên lớp cũng như ở nhà, nhiều em trở nên sáng tạo và cá tính hơn, hiện tượng phụ thuộc hoàn toàn vào tài liệu thuyên giảm đáng kể. Thứ ba thông qua hướng dẫn khai thác chi tiết, tôi nhận thấy đã có một bộ phận học sinh tỏ ra yêu thích văn học, trong đó có truyện ngắn tự sự, nhiều em thể hiện có năng lực khám phá tác phẩm một cách khá sâu nhờ đi vào tự tìm hiểu và khám phá chi tiết trong tác phẩm, thậm chí không thiếu những đề xuất bất ngờ, thú vị trong quá trình đọc hiểu tác phẩm. Đâu đó cũng là một điều đáng mừng vậy. IV. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG. Qua thực tế vận dụng tôi thấy đạt hiệu quả rõ rệt như mong muốn , học sinh đã có hứng thú học môn Ngữ văn hơn. Khi thực hiện phương pháp này cũng không tốn nhiều kinh phí. Đây là một phương pháp giáo dục thích hợp với đặc trưng môn học cũng như yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay của đất nước Khuyến nghị khả năng áp dụng: Khi thực hiện phương pháp này không tốn nhiều kinh phí. Có thể áp dụng rộng trong bậc phổ thông khi tìm hiểu tác phẩm văn xuôi tự sự. V. KẾT LUẬN Đọc hiểu truyện ngắn tự sự, do đó cũng không hề đơn giản và muốn làm tốt đều này chắc chắn phải biết cách lựa chọn các chi tiết. Thực ra, ở truyện ngắn không có một chi tiết nào là thừa. Tất cả đều nương tựa vào nhau để diễn đạt ý tưởng nội dung, chủ đề cho nên phân tích truyện ngắn thì không nên bỏ qua những chi tiết đó. Ở chương trình Ngữ văn 12 những truyện ngắn tự sự được đưa vào giảng dạy đều là những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên với số lượng quá ít ỏi (chỉ gồm 5 tác phẩm), lại quá hạn chế về mặt thời gian sẽ là hạn chế rất lớn trong việc nhìn nhận, tìm hiểu, đánh giá cũng như yêu thích một nền văn học lớn của dân tộc. Làm sao để tránh được những hạn chế này là một điều trăn trở lớn của mỗi giáo viên. Trong bối cảnh hiện nay, các môn khoa học xã hội, trong đó có môn ngữ văn đang được ít quan tâm ở các đối tượng học sinh, việc tạo ra những hướng đi tích cực, có hiệu quả là một điều cần thiết. Hướng dẫn đối tượng học sinh khai thác các chi tiết cụ thể trong truyện ngắn tự sự, không chỉ giúp học sinh tăng thêm khả năng ghi nhớ, có cách nhìn, cách đánh giá năng động, sáng tạo mà ở một phương diện nào đó, đây cũng chính là cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà các nhà phương pháp giáo dục đang hết sức quan tâm. Hướng dẫn học sinh 12 khai thác chi tiết trong truyện ngắn tự sự, không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, những gì tôi trình bày trong bài viết chỉ là những ý kiến nhỏ của bản thân, được đúc rút từ việc giảng dạy trong những năm qua vì vậy chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong được các thầy cô, những bạn đồng nghiệp thông cảm, đóng góp ý kiến bổ sung để bài viết hoàn chỉnh và có ý nghĩa hơn. VI. KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT. * Đối với Trường THCS- THPT Trưng Vương: - Nên đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho sinh hoạt các chuyên đề. Nên đánh giá thật chính xác các SKKN và ưu tiên cộng điểm thi đua cho những sáng kiến có chất lượng tốt, tính ứng dụng cao, dễ phổ biến. - Cần có chính sách, cổ vũ, động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân có nhiều đóng góp. * Đối với tổ Ngữ văn: Nên thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề theo tháng thêm tiết kĩ năng so sánh văn học để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Vĩnh Long, 27/4/2019 Người viết SKKN Nguyễn Hoàng Minh
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_12_khai_thac_chi_tiet_t.docx