SKKN Xây dựng hệ thống lý thuyết theo chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ở Lớp 10

Hòa vào dòng chảy quốc tế, xu hướng phát triển năng lực cho người học tại Việt Nam đang được triển khai theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nó được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của đất nước trong thời đại công nghệ 4.0. Trên cơ sở đó, chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học đã xác định ba năng lực chuyên môn cần phát triển cho học sinh trong dạy học hóa học là: Năng lực nhận thức hóa học, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Song song với quá trình phát triển năng lực người học thì quá trình đánh giá năng lực người học được xem là khâu quan trọng trong giáo dục, bởi lẽ nó là thước đo chính xác phản ánh mức độ đạt được của người học sau mỗi giai đoạn học tập, đồng thời nó là cơ sở để người học lẫn người dạy đề ra những kế hoạch cụ thể cho những hoạt động dạy học tiếp theo. Không chỉ vậy, kết quả đánh giá năng lực còn giúp các nhà quản lí giáo dục có giải pháp kịp thời, khả thi để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và

dạy học Hóa học nói riêng. Như vậy, đánh giá có thể xem là mắt xích cuối cùng trong suốt quá trình dạy học, nó phản ánh tương đối chính xác và đầy đủ về bản chất cũng như chất lượng của các hoạt động dạy học.

 

docx 64 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống lý thuyết theo chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ở Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng hệ thống lý thuyết theo chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ở Lớp 10

SKKN Xây dựng hệ thống lý thuyết theo chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ở Lớp 10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT THEO CHỦ ĐỀ LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO CUỘC SỐNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HÓA HỌC Ở LỚP 10
LĨNH VỰC: HÓA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 3
===== & =====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT THEO CHỦ ĐỀ LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO CUỘC SỐNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HÓA HỌC Ở LỚP 10
LĨNH VỰC: HÓA HỌC
Giáo viên	: Hoàng Thị Thu
Chức vụ	: Giáo viên trường THPT Quỳ Hợp 3 Tổ	: KHTN
Số ĐT	: 0862.032.186
NĂM 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU	1
Lí do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	1
Nhiệm vụ nghiên cứu	1
Khách thể và đối tượng nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận	2
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn	2
Nhóm phương pháp xử lí thông tin	2
Giả thuyết khoa học	2
Đóng góp mới của đề tài	3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI	4
Tổng quan vấn đề nghiên cứu	4
Trên thế giới	4
Ở Việt Nam	4
Phân tích chương trình giáo dục phổ thông chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh môn Hóa học lớp 10	5
Yêu cầu cần đạt	5
Những điểm mới trong chương trình hóa lớp 10	5
Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống	6
Quan niệm về năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống của học sinh	6
Những biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống của học sinh	6
Thực trạng của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống trong dạy học Hóa học	6
Mục đích điều tra	6
Đối tượng điều tra	7
Phương pháp điều tra	7
Phân tích và đánh giá kết quả điều tra	7
Bài tập hóa học	8
Khái niệm bài tập Hóa học	8
Tác dụng của bài tập Hóa học	8
Vị trí của bài tập Hóa học trong quá trình dạy học	9
Phân loại bài tập Hóa học	9
Các xu hướng xây dựng bài tập Hóa học mới hiện nay	12
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT THEO CHỦ ĐỀ LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN
THỨC VÀO CUỘC SỐNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HÓA HỌC Ở LỚP 10	14
Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn	14
Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống theo chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh	14
Cơ sở	14
Nguyên tắc	14
Quy trình đề xuất các biện pháp	14
Các biện pháp xây dựng hệ thống lý thuyết theo chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ở lớp 10	15
Biện pháp 1: Sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học	15
Biện pháp 2: Liên hệ kiến thức hóa học với thực tiễn đời sống	21
Biện pháp 3: Sử dụng sơ đồ tư duy	25
Biện pháp 4: Sử dụng dạy học theo dự án	27
Biện pháp 5: Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận theo mức độ năng lực của học sinh	35
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	46
Mục đích thực nghiệm sư phạm	46
Đối tượng thực nghiệm	46
Nội dung thực nghiệm	46
Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm	46
Tiến hành thực nghiệm	46
Kết quả thực nghiệm	46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT	49
Kết luận	49
Đề xuất	49
TÀI LIỆU THAM KHẢO	50
PHỤ LỤC	51
Phụ lục 1	51
Phụ lục 2	53
Phụ lục 3	55
Phụ lục 4	58
Phụ lục 5	59
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Trong dự thảo ngày 19 tháng 1 năm 2018 cũng đã nêu rõ, hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất. Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như Vật lí, Sinh học, Y dược và Địa chất học.
Mặt khác, Hóa học là một môn khoa học ứng dụng. Tuy nhiên học sinh hầu như chưa hiểu rõ và chưa nắm được tầm quan trọng cũng như sự gần gũi, ứng dụng của Hóa học đối với đời sống.
Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh có nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như trong cuộc sống và nó cũng là một trong các nội dung trọng tâm mà học sinh cần nắm trong chương trình hóa học phổ thông.
Trước tình hình đó, với suy nghĩ và mong muốn được đóng góp và giúp cho giáo viên, học sinh bậc trung học phổ thông có thể khái quát được hết lí thuyết về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống lý thuyết theo chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống trong chương trình giáo dục phổ thông môn hóa học ở lớp 10”.
Với hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho bản thân, cho các giáo viên và các em học sinh trong quá trình học tập và trang bị thêm kiến thức về hóa học đồng thời giúp các em phát triển tối đa các năng lực cần đạt trong môn hóa học.
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống lý thuyết theo chủ đề lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh định hướng phát triể ... í nghiệm. Điều nào sau đây là sai?
A. X là FeS.	B. X là Na2SO3.
C. X là NaHSO3	D. X là BaSO3.
Câu 7: “Phân đạm một lá” amoni sunfat cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và tham gia vào quá trình tổng hợp protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, kiểm soát độ pH của đất, tham gia vào quá trình nitrat hóa. Công thức hóa học của amoni sunfat là
Na2SO4	B. NaNO3	C. BaSO4	D. (NH4)2SO4 Câu 8: Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị y tế rất hữu ích, được sử dụng phổ biến để đo nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên do được làm bằng thủy tinh nên nhiệt kế rất dễ bị vỡ làm thủy ngân trong nhiệt kế phát tán ra ngoài. Khi thủy ngân lỏng thoát ra ngoài có thể bay hơi rất độc hại do đó người ta thường nhanh chóng thu hồi thủy ngân bằng bột lưu huỳnh. Nguyên nhân dùng bột lưu huỳnh là do
A. Lưu huỳnh là chất rắn ở nhiệt độ thường.
Thủy ngân bị lưu huỳnh phân hủy.
Lưu huỳnh có khả năng khử thủy ngân.
Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường.
Câu 9: Đồ vật bằng bạc (Ag) tiếp xúc với không khí có mặt H2S bị biến thành màu đen do phản ứng: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S (đen) + 2H2O
Phát biểu nào sau đây sai?
Khi tắm suối lưu huỳnh, cần phải tháo bỏ trang sức bạc trên người.
Khi bạc bị đen do H2S, có thể dùng chanh hoặc kem đánh răng để chùi sạch.
Khí H2S đóng vai trò là chất oxy hóa.
Khí O2 làm tăng khả năng phản ứng của H2S.
Câu 10: Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đấ, gây bệnh cho cong người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là
B. SO2, NO2.
A. CH4, NH3.	C. CO, CH4.	D. CO và CO2.
Câu 11: Axit X là hóa chất quan trọng bậc nhất trong nhiều ngành như sản xuất phân bón, luyện kim, chất dẻo, ắc quy, chất tẩy rửa,... Trong phòng thí nghiệm, nhờ tính hút nước mạnh nên axit X còn được sử dụng phổ biến làm chất hút ẩm, làm khô khí ẩm. Axit X có thể là
A. Axit clohidric.	B. Axit nitric.	C. Axit sunfuric.	D. Axit axetic. Câu 12: Khi pha loãng axit H2SO4 đậm đặc luôn luôn phải đổ dần dần axit vào nước, vừa đổ vừa khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh, nếu làm ngược lại thì sẽ làm bắn tung tóe axit và gây bỏng. Cách sơ cứu nào sau đây là đúng khi bị axit bắn vào da?
A. Dùng dung dịch NaOH để trung hòa lượng axit đã dính vào da.
B. Dùng khăn lau có sợi lau kĩ nhằm dọn sạch axit trong vết thương.
C. Sử dụng đá lạnh chườm vết bỏng, dùng khăn bó kín vết thương.
D. Cần rửa sạch axit trên da dưới dòng chảy của nước lạnh, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Câu 13: Để diệt chuột trong một nhà kho người ta có thể dùng dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên?
A. H2S.	B. SO2.	C. SO3.	D. CO2.
1. Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
2. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây nên mưa axit.
3.
4. Khí SO2 có màu lục lục nhạt rất độc. Số phát biểu đúng là:
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Trong quá trình lấy hóa chất lỏng bỏ vào lọ đựng hóa chất làm thí nghiệm. Cô A đã quên ghi nhãn cho các lọ đựng hóa chất. Các hóa chất mà cô đã lấy ra bao gồm các dung dịch NaOH, Ba(OH)2, H2SO4 và Na2SO4. Em hãy giúp Cô A nhận biết các chất trên chỉ bằng một thuốc thử duy nhất.
Câu 2: (2 điểm) Trong công nghiệp người ta sản xuất axit sunfuric theo sơ đồ sau:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
Từ nguyên liệu ban đầu bao gồm 15 tấn quặng pyrit sắt (chứa 20% tạp chất trơ) qua quá trình trên người ta sản xuất được 29,4 tấn dung dịch H2SO4 40%.
Viết các phản ứng hóa học xảy ra
Tính hiệu suất của quá trình sản xuất sunfuric từ loại quặng trên.
ĐS: H=60%
Câu 3: (1 điểm) Cho vào chén sứ khoảng 1 muỗng đường, sau đó tiếp tục cho một lượng dung dịch H2SO4 80% trên bề mặt đường trong chén sứ. Em hãy nêu hiện tượng xảy ra và giải thích lí do vì sao?
Phụ lục 4
Hình 3. Một số hình ảnh học sinh học tập thông qua sơ đồ tư duy


Hình 4. Một số hình ảnh học sinh tham gia trải nghiệm dự án Hợp chất của lưu huỳnh và mưa axit



Phụ lục 5
Học sinh thiết kế trò chơi ô chữ “Hợp chất của lưu huỳnh” bằng phần mềm powerpoint



Hệ thống câu hỏi giải ô chữ:
Câu 1: Tính chất hóa học cơ bản của axit sunfuric loãng?
Câu 2: Một tính chất hóa học của axit sunfuric đặc nóng?
Câu 3: Kim loại có thể phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường?
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm có dung dịch H2SO4 đặc, để có dung dịch H2SO4 loãng ta phải làm gì?
Câu 5: Chất chỉ thị để phân biệt nhanh dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch NaOH?
Câu 6: Một hợp chất của lưu huỳnh có tính khử mạnh?
Câu 7: SO2 có tên gọi là lưu huỳnh
Câu 8: Có thể dùng axit sunfuric đặc để làm khô các chất vì axit sunfuric đặc có tính chất..
Câu 9: Để sắt phản ứng với axit sunfuric đặc ta cần phải..
Từ khóa: THẬN TRỌNG

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_he_thong_ly_thuyet_theo_chu_de_luu_huynh_va_ho.docx
  • pdfHOÀNG THỊ THU - THPT QUỲ HỢP 3 - HÓA.pdf