SKKN Vận dụng phương pháp "Lớp học đảo ngược" khi dạy bài amino axit môn Hóa học 12 nhằm tăng cường tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh

Lớp học đảo ngược đang là mô hình dạy học đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục trên toàn thế giới. Để phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp, theo hướng tăng cường lấy người học là trung tâm. Các nhà giáo dục giáo dục đã nhận thấy phương pháp Flipped Classroom - lớp học đảo ngược là một mô hình phát huy được vai trò của người học cao nhất, với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin và truyền thông của thời đại khoa học công nghệ. Phương pháp Flipped Classroom - lớp học đảo ngược ko chỉ giúp học sinh pháp triển năng lực tự học mà sẽ còn làm cho học sinh thấy hứng thú vì được tìm hiểu thế giới rộng lớn chứ không còn bó buộc trong những tiết học giáo viên truyền thụ kiến thức 1 cách nhàm chán. Khi hứng thú học sinh sẽ tích cực, thăng hoa trong học tập 1 cách tự giác.

Những năm gần đây phương pháp Flipped Classroom - lớp học đảo ngược được áp dụng khá phổ biến và lan rộng trên thế giới. Ở Việt Nam phương pháp này chỉ mới biết đến trong vài năm gần đây, ở Đại học đã có một số trường áp dụng và ở cấp THPT cũng đã có một số giáo viên áp dụng tuy nhiên còn lẻ tẻ, mang tính cá nhân.

Hiện nay sự pháp triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì mô hình lớp học đảo ngược đã và đang chúng tỏ sự phù hợp tạo ra môi trường tự học tốt giúp học sinh cảm thấy hứng thú và tích cực hơn trong việc học tập. Đây là phương pháp mà tôi quan tâm và triển khai trong đề tài này.

 

docx 46 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp "Lớp học đảo ngược" khi dạy bài amino axit môn Hóa học 12 nhằm tăng cường tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp "Lớp học đảo ngược" khi dạy bài amino axit môn Hóa học 12 nhằm tăng cường tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh

SKKN Vận dụng phương pháp "Lớp học đảo ngược" khi dạy bài amino axit môn Hóa học 12 nhằm tăng cường tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” KHI DẠY BÀI AMINO AXIT MÔN HÓA HỌC 12 NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TÍCH CỰC VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
Tác giả: Nguyễn Thị Nga
Đơn vị: THPT Thanh Chương 3
Lĩnh vực: Hóa học
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ	5
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	5
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI	6
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU	6
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU	7
Đối tượng	7
Giới hạn phạm vi nghiên cứu	7
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	7
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết	7
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn	7
Phương pháp thống kê toán học	7
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI	7
CẤU TRÚC SÁNG KIẾN	8
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC	9
Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài	9
Khái niệm hứng thú	9
Phương pháp Flipped Classroom – lớp học đảo ngược	10
Khái niệm phương pháp Flipped Classroom – lớp học đảo ngược	10
Ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược	12
Nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập theo mô hình lớp học đảo ngược
......................................................................................................................... 13
Thực trạng dạy học áp dụng mô hình lớp học đảo ngược nhằm pháp
triển tăng cường tính tích cực, hứng thú của học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn.	13
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC NHẰM TĂNG CƯỚNG TÍNH TÍCH CỰC VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH	15
Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược”trong dạy học	15
Giai đoạn 1: Trước giờ học trên lớp	16
Giai đoạn 2: Trong giờ học trên lớp	16
Giai đoạn 3: Sau giờ học trên lớp	17
Thiết kế kế hoạch dạy học bài Amino axit hóa học lớp 12 theo phương pháp “lớp học đảo ngược”	17
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	33
Tiến hành thực nghiệm thực hiện trong năm học 2021- 2022	33
Kết quả thực nghiệm sư phạm	33
Nhận xét kết quả thực nghiệm	34
3.3. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình vận dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” vào bài Amino axit - Hóa học lớp 12	35
C. KẾT LUẬN	36
Kết luận	36
Khả năng ứng dụng của đề tài	37
Kiến nghị	37
TÀI LIỆU THAM KHẢO	39
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt
Chữ đầy đủ
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
NV
Nhiệm vụ
SGK
Sách giáo khoa
CNTT
Công nghệt thông tin và truyền thông
ĐC
Đối chứng
TN
Thực nghiệm
TL
Tài liệu
NL
Năng lực
NLTH
Năng lực tự học
LHĐN
Lớp học đảo ngược
THPT
Trung học phổ thông

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ bởi sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều điều kiện thuận lợi giúp con người khám phá nhiều tri thức mới. Sự phát triển của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo giúp con người dễ dàng khám phá nhiều tri thức mới, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho con người của thời đại mới trong đó có các nhà giáo dục, giáo viên và học sinh. Học sinh ở thời đại mới phải trang bị cho mình những hành trang nhất định để hội nhập và phát triển. Để hội nhập với sự phát triển của thời đại mới thì giáo dục phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và giáo viên phải tự làm mới mình và đổi mới phương pháp dạy học. Giáo dục phải tạo ra những con người mới có năng lực, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao đáp ứng được sự phát triển trong tương lai.
Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu lên mục tiêu cụ thể: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Để thực hiện tốt mục tiêu trên giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học làm cho học sinh thích học, hứng thú với việc học, tích cực tự học, tự nghiên cứu tri thức và phát triển năng lực của từng cá nhân.
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Thật vậy khi được làm việc mình thích, mình hứng thú dù có gặp phải khó khăn thì cũng sẽ luôn có thái độ tích cực làm việc và điều tất yếu là hiệu quả sẽ cao hơn. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho ta thấy hứng thú học tập tỉ lệ thuận với kết quả học tập của học sinh.
Bàn về ý thức học tập của học sinh hiện nay, bên cạnh những học sinh có ý thức học tập tốt, chăm chỉ, đam mê học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ học sinh không thích học, chán học, có nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu mất hứng thú học tập. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em và nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Và trên thực tế ở các trường phổ thông vẫn chưa thay đổi hoàn toàn lối dạy 1 chiều để phục vụ cho việc thi cử, học sinh sẽ trở nên thụ động v ... hông phải là amino axit ?
A. H2N- CH2-COOH.	B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. HOOC-CH2- NH-CH3.	D. HOOC- CH(NH2)-CH2-COOH.
Câu 2: α- amino axit là amino axit mà nhóm amino gắn cacbon ở vị trí thứ mấy?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 3: Amino axit có số nhóm amino (-NH2) nhỏ hơn số nhóm cacboxyl (-COOH) là
A. Lysin.	B. Glyxin.	C. Alanin.	D.Axit glutamic.
Câu 4 : Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là:
A. Gly, Val, Ala.	B. Gly, Glu, Lys.	C. Val, Lys, Ala.	D. Gly, Ala, Glu.
Câu 5: Hợp chất CH3 - CH(NH2) - COOH có tên là:
A. Alanin.	B. Axit β - amino propanoic.
C. Axit α - amino propanoic.	D. Axit 2 - amino propionic. Câu 6: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?
A. H2N-CH2-COOH.	B. CH3–CH(NH2)–COOH.
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH.	D. H2N–CH2-CH2–COOH. Câu 7: Trạng thái và tính tan của các amino axit là:
A. Chất lỏng không tan trong nước.	B. Chất lỏng dễ tan trong nước.
C. Chất rắn dễ tan trong nước.	D. Chất rắn không tan trong nước. Câu 8: Khi ở trạng thái rắn amino axit tồn tại dưới dạng nào?
Dạng phân tử, H2N- CH2 – COOH.
Dạng ion lưỡng cực,
+
CH
COO-	.
NH3	2
Dạng phân tử,
+
CH
COO- .
NH3	2
Dạng ion lưỡng cực, H2N- CH2 – COOH. Câu 9: Cho các nhận định sau:
(1). Alanin làm quỳ tím hóa xanh.	(2). Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ. (3). Lysin làm quỳ tím hóa xanh.	(4). Glysin làm quỳ tím không đổi màu Số nhận định đúng là:
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4. Câu 10: Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2.
Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH.	B. HCl.	C. CH3OH/HCl.	D. Quỳ tím
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2( ở nhà).
Câu 1: Trạng thái và tính tan của các amino axit là:
A. Chất lỏng không tan trong nước.	B. Chất lỏng dễ tan trong nước.
C. Chất rắn dễ tan trong nước.	D. Chất rắn không tan trong nước. Câu 2: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Glyxin.	B. Lysin.	C. Axit glutamic.	D.Metyl amin.
Câu 3: Axit amino axetic (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3.	B. NaCl.	C. HCl.	D. Na2SO4. Câu 4: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH
A. Metylamin.	B. Trimetylamin.	C. Axit glutamic.	D. Anilin. Câu 5: Cho valin tác dụng với NaOH, thu được muối X. Công thức của X là
H2NCH2COONa.	B. H2NCH2CH2COONa.
H2NCH(CH3)COONa.	D. (CH3)2CHCH(NH2)COONa. Câu 6: Cho các nhận định sau:
Alanin làm quỳ tím hóa xanh.
Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ. (3). Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(4). Glysin làm quỳ tím không đổi màu Số nhận định đúng là:
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 7: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. CT của X là
A. H2NC3H6COOH.	B. H2NCH2COOH.
C. H2NC2H4COOH.	D. H2NC4H8COOH.
Câu 8: X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo r a 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây?
A. CH3- CH(NH2)-COOH.	B. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.
C. H2N- CH2-COOH.	D. C3H7-CH(NH2)-COOH.
Câu 9: Cứ 0,01 mol aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Khối lượng phân tử của A là
A. 150.	B. 75.	C. 105.	D. 89.
Câu 10: Cho 0,2 mol alanin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 28,75 gam chất tan. Hãy cho biết cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch X?
A. 100 ml.	B. 400 ml.	C. 500 ml.	D. 300 ml
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
Gly + NaOH	ptpư:.
Ala + HCl	ptpư:..
Câu 2: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
Giải:
Câu 3: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 11,1 gam. Tính giá trị m đã dùng?
Giải:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
Gly + HCl	ptpư:
Ala + NaOH	ptpư:.
Câu 2: Cho 11,25 gam axit aminoaxetic phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là
Giải:
Câu 3: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 16,65 gam. Giá trị m đã dùng là
Giải:
MẬT THƯ 1
Câu 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
Lys + HCl	ptpư:..
Glu + NaOH
ptpư:.
MẬT THƯ 2
Câu 2: Cứ 0,01 mol aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Tính khối lượng phân tử của A. Giải:
MẬT THƯ 3
Câu 3: Cho 0,2 mol alanin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 28,75 gam chất tan. Hãy cho biết cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch X?
Giải:
...................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_phuong_phap_lop_hoc_dao_nguoc_khi_day_bai_amin.docx
  • pdfNguyễn Thị Nga-THPT Thanh Chương 3-Hóa học.pdf