SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học theo định hướng giáo dục stem chương cacbohiđrat Hóa học 12 – THPT

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

2.1.1.1. Khái niệm về năng lực

Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các nhiệm vụ, công việc thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân dựa trên hiểu biết, kĩ năng, và thái độ (sự sẵn sàng hành động) (Theo Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, 2012).

2.1.1.2. Dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh

Với cách hiểu như trên về năng lực, việc dạy học thay vì chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở HS thì còn hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Nói một cách khác việc dạy học định hướng phát triển năng lực về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để HS được thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình.

Với cách tiếp cận này, người ta sẽ dựa trên đặc thù nội dung, phương pháp nhận thức và vai trò của môn học đối với thực tiễn để đưa ra hệ thống năng lực chuyên biệt cụ thể là môn Hóa học gồm có: NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; NL giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; NL thực hành hóa học; NL sử dụng ngôn ngữ hóa học; NL tính toán hóa học.

 

docx 84 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học theo định hướng giáo dục stem chương cacbohiđrat Hóa học 12 – THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học theo định hướng giáo dục stem chương cacbohiđrat Hóa học 12 – THPT

SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học theo định hướng giáo dục stem chương cacbohiđrat Hóa học 12 – THPT
z
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHƯƠNG CACBOHIĐRAT HÓA HỌC 12 – THPT”
LĨNH VỰC: HÓA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
Đề tài:
“TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHƯƠNG CACBOHIĐRAT HÓA HỌC 12 – THPT”
Tác giả	: Trần Thị Thúy Ngân Lĩnh vực	: HÓA HỌC
Tổ	: Khoa Học Tự Nhiên Điện thoại	: 0986.640.223
Năm học	: 2021 - 2022
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lí do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	2
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu	2
Nhiệm vụ nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	3
Kế hoạch nghiên cứu	3
Tính mới của đề tài	3
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	4
CƠ SỞ LÝ LUẬN	4
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh	4
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo	4
Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo	5
Giáo dục STEM trong dạy học.	11
Chuyển đổi số trong giáo dục và kĩ năng chuyển đổi	14
CƠ SỞ THỰC TIỄN	15
Thực trạng việc tổ chức các HĐTNST trong dạy học STEM ở THPT	15
Thực trạng sử dụng các HĐTNST trong dạy học STEM môn Hóa Học để phát triển năng lực cho HS ở trường THPT	15
Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài	16
TỔ CHỨC CÁC HĐTNST TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHƯƠNG CACBOHĐRAT HÓA HỌC 12-THPT”	18
Phân tích nội dung và cấu trúc của chương Cacbohidrat	18
Các HĐTNST có thể triển khai trong dạy học STEM chương Cacbohiđrat.18
Kế hoạch tổ chức các HĐTNST trong dạy học STEM chương Cacbohiđrat.19
Triển khai Tổ chức các HĐTNST trong dạy học chủ đề STEM trong chương Cacbohiđrat	19
2.3.4. Công cụ đánh giá	42
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	43
Mục đích thực nghiệm sư phạm	43
Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm	43
Tiến hành thực nghiệm sư phạm	43
4.3.2. Phương pháp thực nghiệm	43
Kết quả thực nghiệm	43
Kết quả các bài kiểm tra giấy thi trực tiếp ( phụ lục)	43
Kết quả các phiếu điều tra	45
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	47
Kết luận	47
Kiến nghị	47
TÀI LIỆU THAM KHẢO	1
PHỤ LỤC	1
Tài liệu tham khảo	31
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HS	: Học sinh
GV	: Giáo viên
HĐTNST	: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HĐTN	: Hoạt động trải nghiệm
SGK	: Sách giáo khoa
STK	: Sách tham khảo
NL	: Năng lực
TNST	: Trải nghiệm sáng tạo DHDA	: Dạy học dự án NCBH	: Nghiên cứu bài học THPT	: Trung học phổ thông CNTT	: Công nghệ thông tin
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Hầu như mỗi một vật dụng nào chúng ta sử dụng cũng là kết quả của hóa học. Hóa học được mệnh danh là ‘khoa học trung tâm của các nghành khoa học’ vì có rất nhiều nghành khoa học đều lấy hóa học làm cơ sở nền tảng để phát triển. Hóa học cùng với các môn khoa học khác góp phần hình thành thế giới quan, nhân cách toàn diện cho HS. Cùng với vật lí, sinh học, công nghệ, kỷ thuật và toán học thì môn hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Giáo dục STEM vừa mang ý nghĩa thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực và phẩm chất người học. Khi học chủ đề STEM đòi hỏi HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về thực tiễn thường gặp trong cuộc sống. Trong một chủ đề STEM tổ chức các HĐTNST là cần thiết. Đây là một phương pháp học tập để HS khám phá kiến thức, thử thách bản thân và có thể phát triển những nhóm năng lực, đặc biệt là hướng đến tư duy, định hướng nghề nghiệp trong công nghệ 4.0 của thế kỉ 21.
Học thông qua HĐTNST là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới; giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, tính sáng tạo trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. HĐTNST góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù môn học cho HS; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Đồng thời tổ chức các HĐTNST cho HS được trải nghiệm cả khi học trực tiếp và học trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh COVIT 19 phức tạp hiện nay.
Trong thực tế là GV giảng dạy môn hóa học THPT Quỳnh lưu 3 nhận thấy HS cảm nhận hóa học là môn học nặng về kiến thức, khô khan, ít đi sâu tìm hiểu về bản chất của hiện tượng và sự gắn kết giữa kiến thức sách vở với vấn đề thực tiễn. Dẫn đến HS ít say mê và khám phá về môn học. Đặc biệt HS 12 khi tham gia các kì thi THPT quốc gia cảm thấy sợ và khó khăn khi gặp những câu hỏi hóa học liên hệ thực tiễn. Lúc này GV giảng dạy suy nghĩ trăn trở và tiếp cận với xu thế mới hiện nay thì việc tổ chức HĐTNST theo định hướng giáo dục STEM là cần thiết. HS rất hứng thú trải nghiệm, khám phá , hăng say vận dụng kiến thức các môn học để tạo ra các sản phẩm theo từng chủ đề.Từ đó HS sẽ tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hi ... ụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình. Camtasia 9 làm video giới thiệu, mở đầu, thí nghiệm. Articulate storyline 3. Capcut.
Hoạt động 6: Điều chế, ứng dụng.
Điều chế.
Mục tiêu: HS biết sự tạo thành tinh bột trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp
tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung).
Yêu cầu HS xem hình ảnh về sự hình thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: yêu cầu HS theo dõi GV nêu sự hình thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
HS: theo dõi bài giảng và ghi vào vở phương trình tạo thành tinh bột qua quá trình quang hợp.
Bước 3: Sản phẩm: HS viết được phương trình sự tạo thành tinh bột trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:
Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh; công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình. Camtasia 9 làm video giới thiệu, mở đầu, thí nghiệm. Articulate storyline 3. Capcut.
Ứng dụng.
Mục tiêu: HS biết được ứng dụng quan trọng của Tinh Bột trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (nội dung).
Yêu cầu HS biết ứng dụng của tinh bột trong đời sống, sự phát triển kinh tế của thị trường gạo tại Việt Nam.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: yêu cầu HS theo dõi sgk và cuộc sống hàng ngày để trả lời câu hỏi trên bài giảng.
HS: Làm câu hỏi trên bài giảng .
GV: yêu cầu HS theo dõi về ứng dụng của tinh bột trên bài giảng
HS: ghi lại ứng dụng vào vở ghi.
GV: giảng dạy về sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người
HS: Biết được ứng dụng của tinh bột trong cơ thể người .
GV: chiếu cho HS xem về phát triển kinh tế về giống gạo ST 25
HS xem và có cái nhìn ứng dụng thực tiễn của hóa học trong đời sống
Thời sự: gạo ngon thế giới
Bước 3: Sản phẩm: nắm được ứng dụng của tinh bột và yêu thích môn hóa về ứng dụng thực tiễn trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
GV kết luận về bài học bằng sơ đồ tư duy
Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:
Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh; công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình. Camtasia 9 làm video. Articulate storyline 3. Capcut. Iminmap để thiết kế sơ đồ tư duy.
Hoạt động 3. Luyện tập
Mục tiêu:
HS hệ thống hóa và củng cố lại kiến thức cơ bản về tinh bột.
tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV thiết kế 5 câu hỏi trắc nghiệm trên PowerPoint + trong phần mềm storyline 3 để tổ chức cho HS tham gia trả lời
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời nhanh các câu trắc nghiệm trên phần mềm.
Bước 3. Báo cáo kết quả: Đáp án của HS trên hệ thống.
Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:
Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh; công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình. Camtasia 9 làm video. Articulate storyline 3. Capcut.
Hoạt động 4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
(Giao nhiệm vụ về nhà, nạp sản phẩm lên nhóm lớp).
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thông qua một sản phẩm cụ thể. Trả lời 5 câu hỏi trên trang w google foom.
tổ chức thực hiện
Bước1. Chuyển giao nhiệm vụ: trả lời 5 câu hỏi trên google foom
Câu 1: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mìcó chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là:
A. (C6H12O6)n.
B. (C12H22O11)n. C. (C6H10O5)n. D. (C12H24O12)n.
Câu 2. Câu nào sau đây không đúng?
Vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh mì
Cơm sau khi nhai kém ngọt hơn trước khi nhai
Nhỏ dd I2 lên miếng chuối còn xanh thấy xuất hiện màu xanh
Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc
Câu 3.
quá trình hô hấp.
quá trình oxi hóa.
quá trình khử.
quá trình quang hợp.
à
Câu 4: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được l
250 gam
300 gam
360 gam D. 270 gam
Câu 5: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
5,4 kg.
5,0 kg
6,0 kg. D. 4,5 kg.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả: kết quả bài học của HS sẽ được thống kê trên google foom.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
Thiết bị số/ phần mềm được sử dụng:
Máy tính/máy tính bảng/ điện thoại có internet; máy chiếu hoặc tivi thông minh; công cụ Google search, Zalo/Messenger ,Google classroom/ Microsoft Teams hoặc gmail; phần mềm Word, Microsoft Powerpoint để thiết kế và thuyết trình. Camtasia 9 làm video. Articulate storyline 3. Capcut.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và dặn dò .
Tài liệu tham khảo
Kết thúc bài học

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_trong_day_ho.docx
  • pdfTRẦN THỊ THÚY NGÂN-TRƯỜNG THPT QL3- HÓA HỌC.pdf