SKKN Tiếp cận kỳ thi chuẩn hóa quốc tế chương trình hóa học THPT - Sat II chemistry và xây dựng một số nội dung dạy học phần tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học theo sat II chemistry
Theo Ban phát triển các chương trình môn học (Bộ GDĐT), chương trình Hóa học cấp THPT giúp học sinh phát triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên gắn với chuyên môn về Hóa học như: Năng lực nhận thức kiến thức hóa học, năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Từ đó biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
Theo đó, một số nội dung mới so với chương trình Ban cơ bản hiện nay như:
- Chủ đề 1 (Lớp 10) Cấu tạo nguyên tử: Đưa thêm khái niệm orbital nguyên tử (AO) và sự phân bố electron vào các orbital.
- Chủ đề 3 (Lớp 10) Liên kết hóa học: Viết được công thức Lewis một số chất đơn giản, giải thích được sự hình thành liên kết σ và liên kết π dựa vào sự xen phủ orbital. Đưa vào khái niệm liên kết Hidro, liên kết Van der Waals. Sự ảnh hưởng của liên kết Hidro đến trạng thái của vật chất.
- Đưa vào chủ đề 5 (Lớp 10) Năng lượng hóa học: Sự biến thiên enthanpy trong các phản ứng hóa học.
- Tách chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học thành 2 chủ đề riêng, phần tốc độ phản ứng học ở lớp 10, phần cân bằng hóa học học ở lớp 11.
- Các nội dung về hóa học nguyên tố: Giảm bớt nghiên cứu một số chất, ví dụ: photpho và hợp chất, silic và hợp chất,
- Trong phần Đại cương về hóa học Hữu cơ: Đưa thêm nội dung về tách biệt và tinh chế các hợp chất hữu cơ, dựa vào thông số của phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ.
- Đưa thêm vào nội dung về dẫn xuất halogen của các hidrocacbon, hợp chất xeton.
- Đưa chủ đề Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch vào trong chương trình lớp 12.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tiếp cận kỳ thi chuẩn hóa quốc tế chương trình hóa học THPT - Sat II chemistry và xây dựng một số nội dung dạy học phần tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học theo sat II chemistry
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT === & === Đề tài: TIẾP CẬN KỲ THI CHUẨN HÓA QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT - SAT II CHEMISTRY VÀ XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG DẠY HỌC PHẦN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG, CÂN BẰNG HÓA HỌC THEO SAT II CHEMISTRY LĨNH VỰC: HÓA HỌC SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 === & === Đề tài: TIẾP CẬN KỲ THI CHUẨN HÓA QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT - SAT II CHEMISTRY VÀ XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG DẠY HỌC PHẦN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG, CÂN BẰNG HÓA HỌC THEO SAT II CHEMISTRY LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tác giả: HOÀNG THỊ NGUYỆT – THPT Quỳnh Lưu 1 Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0977761496 Đồng tác giả: PHẠM VĂN TRƯỜNG – THPT Quỳnh Lưu 1 Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0986559898 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 3 Đổi mới để phù hợp với hội nhập quốc tế 3 Những nội dung mới trong chương trình 3 Bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa (SAT và SAT II Chemistry) 5 Khái niệm và phân loại SAT 5 SAT II Chemistry 6 Nội dung kiểm tra SAT II Chemistry 6 Thang đánh giá trong SAT II Chemistry 7 Các dạng câu hỏi trong SAT II Chemistry 8 Mối quan hệ giữa các chương trình giáo dục bộ môn Hóa học 9 CƠ SỞ THỰC TIỄN 10 Kết quả thi SAT II Chemistry ở Việt Nam 10 Cơ hội học tập và học bổng với SAT 11 Ở các trường Đại học Hoa Kỳ 11 Tại các quốc gia khác 13 Tại Việt Nam 13 Dạy học tiếp cận kỳ thi SAT ở Việt Nam 13 Một số công trình nghiên cứu về việc dạy học tiếp cận các kỳ thi quốc tế 16 Đánh giá vấn đề thực tiễn 16 Ưu điểm 16 Nhược điểm và hạn chế 17 NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN SAT II CHEMISTRY 17 Nguyên tắc xây dựng các chủ đề dạy học tiếp cận SAT II Chemistry 17 Xây dựng nội dung dạy học các chủ đề 18 Tốc độ phản ứng 18 Cân bằng hóa học 24 Xây dựng bài tập luyện tập 35 Tốc độ phản ứng 35 Cân bằng hóa học 40 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 45 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 45 Nội dung của thực nghiệm sư phạm 45 Phương pháp thực nghiệm 46 Chọn mẫu thực nghiệm 46 Phương pháp tổ chức kiểm tra 47 Kiểm tra kết quả thực nghiệm và thảo luận 46 Kết quả định tính 47 Kết quả định lượng 47 PHẦN III. KẾT LUẬN 48 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 48 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 48 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 48 LỜI KẾT PHỤ LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Trung học phổ thông Học sinh Giáo viên Chương trình giáo dục Bộ Giáo dục và đào tạo Đại học Quốc gia Đại học Bách khoa Thực nghiệm Đối chứng Chữ viết tắt THPT HS GV CTGD BGDĐT ĐH QG ĐHBK TN ĐC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng BGDĐT đã ký thông tư số 32 /2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới. Hóa học là ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, là môn học có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý, sinh học, y dược và địa chất học. Cùng với Toán học, Vật lý, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hóa học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều năm trở lại đây, việc học sinh học xong chương trình phổ thông ở Việt Nam tìm được các học bổng khủng để theo học đại học ở các quốc gia khác, đặc biệt là các trường đại học ở Mỹ, không phải là hiếm. Đầu tiên là học sinh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nay lan rộng đến học sinh các tỉnh, thậm chí là học sinh các vùng nông thôn, điều kiện kinh tế và học tập còn khó khăn. Nếu ai có dự định du học Hoa Kỳ thì có lẽ đã từng nghe đến kỳ thi SAT đóng vai trò đáng kể trong quy trình tuyển sinh đại học ở Mỹ. Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học top đầu của Việt Nam cũng đã tuyển sinh bằng chứng chỉ SAT. Giáo viên được coi là những người tiên phong nhất trong việc nắm giữ tri thức mới và xu hướng mới trong giáo dục. Chúng ta có thể sống ở các vùng miền khác nhau với điều kiện kinh tế khác nhau song chúng ta hoàn toàn có thể nắm giữ những tri thức mới và xu hướng mới như nhau. Trong quá trình tìm hiểu về các chương trình giáo dục, đề thi tốt nghệp của Bộ, đề thi đánh giá năng lực của trường ĐH QG, đề thi đánh giá tư duy của ĐHBK và về kỳ thi SAT II Hóa học, chúng tôi thấy có những nét tương đồng giữa xu hướng giáo dục sắp tới và chương trình giáo dục ở nước ngoài. Chúng tôi mong muốn học sinh được tiếp cận nội dung và hình thức của một kỳ thi quốc tế của một nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, đó là Hoa Kỳ. Khi các em có nhu cầu thi chứng chỉ SAT để du học hoặc xét tuyển vào đại học ở Việt Nam thì các em có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí ôn luyện. Đồng thời, nếu xây dựng được tài liệu theo chương trình SAT II Chemistry thì tài liệu này cũng có thể giúp giáo viên tiếp nhận tốt hơn chương trình giáo dục phổ thông mới nên chúng tôi đã nảy sinh ý tưởng xây dựng một số nội dung dạy học tiếp cận kỳ thi SAT II ở Hoa Kỳ cho học sinh và chọn đề tài: “Tiếp cận kỳ thi chuẩn hóa quốc tế chương ... / (1-x)(1-x) (B) (2x)2/ (1-x)(1-x) (C) (2x)2/(x)(x) (D) (1-x)(1-x)/(2x)2 (E) (1-x)(1-x)/(x2)2 Câu hỏi 11. Điều gì xảy ra ở cân bằng hóa học, ngay khi ta cho thêm chất tham gia phản ứng vào bình phản ứng? (A) Cân bằng hóa học không thay đổi. (B) Tốc độ phản ứng thuận tăng. Tốc độ phản ứng nghịch tăng. (D) Tốc độ phản ứng thuận giảm. Câu hỏi 12. 3 mol H2 và 3 mol I2 được cho thêm vào bình phản ứng dung tích 1 lít ở nhiệt độ 490oC. Hằng số cân bằng của hệ K được tính bằng biểu thức nào? (K = 45.9) (A) K = [H2][I2]/[HI] (B) K = [HI]/[H2][I2] (C) K = 2x/(x)(x) (D) K = (2x)2/(3-x)2 (E) K = (3-x)2/(2x)2 Câu hỏi 13. Nếu phản ứng sau đã đạt đến trạng thái cân bằng trong hệ kín: N2O4 (k)2NO2(k) Giá trị nào sau đây sẽ tăng khi giảm thể tích của bình? Giá trị của K Nồng độ của N2O4 Tốc độ của phản ứng nghịch (A) Chỉ ý I đúng (B) Chỉ ý III đúng (C) Ý I và ý II đúng Ý II và ý III đúng (E) Cả ý I, II và III đều đúng Câu hỏi 14-16 hỏi về các cân bằng hóa học sau: Ca2+(dd) + CO32- (dd)CaCO3 (r) (B) N2 (k) + 2O2 (k) 2NO2 (k) (C) 4NH3 (k) + 5O2 (k) 4NO (k) + 6H2O (k) (D) H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) (E) Na2O2 (r) + H2O (l) 2NaOH (dd) + H2O2 (dd) Phản ứng nào có thể tăng tốc độ bằng cách tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng. (E) Phản ứng nào khi tăng áp suất của hệ bằng cách giảm thể tích của bình phản ứng thì làm cân bằng chuyển dịch sang phải. (B) Phản ứng nào không tăng tốc độ phản ứng nghịch khi thêm vào hệ chất tham gia phản ứng? (A) Câu hỏi 17. 2SO3(k) 2 SO2(k) + O2 (k) Phản ứng cho ở trên đang ở trạng thái cân bằng, nếu đột ngột tăng nồng độ O2 thì phản ứng sẽ: tăng nồng độ của SO2 và giảm nồng độ của SO3 tăng nồng độ của SO2 và tăng nồng độ của SO3 giảm nồng độ của SO2 và tăng nồng độ của SO3 giảm nồng độ của SO2 và giảm nồng độ của SO3 không thay đổi nồng độ của sản phẩm cũng như chất tham gia phản ứng Câu hỏi 18-19 hỏi về cân bằng sau: 2H2S(k) + 3O2(k) 2SO2(k) + 2H2O (k) + heat Trong phản ứng trên, nồng độ cân bằng của SO2(k) bị tăng do: (A) thêm khí neon (Ne) (B) tăng nhiệt độ (C) thêm chất xúc tác (D) tăng nồng độ của H2O(k) (E) tăng nồng độ của O2(k) Yếu tố nào sau đây sẽ tăng khi giảm thể tích của hệ phản ứng? Tốc độ phản ứng Nồng độ của các chất tham gia phản ứng của phản ứng thuận Giá trị của Keq (A) Ý I đúng (B) Ý III đúng (C) Ý I và ý II đúng (D) Ý II và ý III đúng (E) Ý I, II và III đều đúng Câu hỏi 20. 2NOCl(k) 2NO(k) + Cl2(k) Điều gì sau đây là đúng đối với phản ứng thuận của cân bằng hóa học trên? NO(k) tạo ra bằng tốc độ NOCl (k) bị mất. NO(k) tạo ra bằng một nửa tốc độ NOCl(k) bị mất. NO(k) tạo ra bằng hai lần tốc độ NOCl(k) bị mất. Cl2(k) tạo ra bằng tốc độ NOCl(k) bị mất. Cl2(k) tạo ra bằng hai lần tốc độ NOCl(k) bị mất. II. BÀI KIỂM TRA THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Q1. Which is not the factor that affects the rate of a reaction? Natrure of the reactants Surface area exposed Concentrations Temperature Time Q2. The addition of a catalyst to a reaction changes the enthalpy changes the entropy changes the nature of the products changes the activation energy Q3. An increase in concentration is related to the number of collisions directly is related to the number of collisions inversely has no effect on the number of collisions. Q4. A catalyst is added to a system at equilibrium. The concentration of the reactants will then A. decrease B. increase C. remain the same D. approach zero E. none of the above Q5. For the reaction A + B Û C + D, the equilibrium constant can be expressed as K= [A][B] [C][D] K= [C][B] [A][D] K= [C][D] [A][B] K = A.B C.D Q6. The concentrations in a expression of the equilibrium constant are given in A. mol/mL B. g/L C. mol/L D. g/mL Q7. In the equilibrium expression for the reaction BaSO4(s) Û Ba2+ (aq) + SO42- (aq) K is equal to 4 4 4 A. [Ba2+] [SO 2-] B. [Ba2+ ][SO2- ] BaSO4 4 C. [Ba2+ ][SO2- ] [BaSO4 ] D. [BaSO4 ] [Ba2+ ][SO2- ] Q8. A change in which of these conditions will change the K of an equilibrium given as a starting point? A. temperature B. pressure C. concentration of reactants D. concentration of products Q9. In the Haper process for making ammonia N2 + 3H2 Û 2NH3 . An increase in pressure factors A. the forward reaction B. the reserve reaction C. neither reaction Q10. In the reaction A → products At t = 0, [A]= 0.1563M. At t = 1.00 minute, [A] = 0.1496M The average rate of reaction during the first minute aqual A. 0.1563 M/min B. 0.1496 M/min C. 0.0067M/min TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Sách giáo khoa hóa học 10 (Ban cơ bản) – NXB Giáo dục 2- Bài tập hóa học 10 (Ban cơ bản) – NXB Giáo dục SAT Subject Tests Student Guide Cracking the Sat Subject Test Chemistry – The Priceton Review – 16th Edition 5- SAT Subject Test Chemistry – Barron’s The Leader in Test Preparation The Official Study Guide for All SAT Subject Tests Động hóa học và xúc tác – Nguyễn Đình Huề, Trần Kim Thanh, Nguyễn Thị Thu – NXB Giáo dục 7- Website và Internet
File đính kèm:
- skkn_tiep_can_ky_thi_chuan_hoa_quoc_te_chuong_trinh_hoa_hoc.docx
- Hoang Thi Nguyet_Pham Van Truong_THPT Quynh Luu 1_Hoa Hoc.pdf