SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận pisa trong dạy Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
PISA là chương trình đánh giá chất lượng giáo dục của HS độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng - độ tuổi PISA) có quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Việt Nam đã đăng ký PISA chu kỳ 2012, chính thức trở thành thành viên của PISA OECD từ tháng 11 năm 2009, bắt đầu triển khai các hoạt động PISA tại Việt Nam từ tháng 3 năm 2010. Từ đó đến nay, Việt Nam đã hoàn thành tốt 3 chu kỳ PISA:
Năm 2012 (2010-2012): Kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực toán, đọc hiểu, khoa học cao hơn điểm trung bình của OECD. Về lĩnh vực khoa học, Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình của OECD là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nước/vùng kinh tế theo thứ tự: Thượng Hải, Hồng kông, Singapore, Nhật bản, Phần lan, Estonia, Hàn Quốc. Kết quả HS nam của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 529 điểm/502 điểm trung bình của OECD; Kết quả HS nữ của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 528 điểm/500 điểm trung bình của OECD.
Năm 2015 (2013-2015): Việt Nam xếp thứ 8 về lĩnh vực khoa học trên tổng số 72 quốc gia tham gia đánh giá. Ở lĩnh vực Khoa học: kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 525 điểm. Kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn trung bình các nước OECD 31,4 điểm một cách có ý nghĩa thống kê.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận pisa trong dạy Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG O Đề tài: “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH” (LĨNH VỰC: HÓA HỌC) Tên tác giả : Vương Thị Nga Giáo viên môn : Hóa học Số điện thoại : 0919969388 Năm học 2021 – 2022 1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại và hướng phát triển chung của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) về giáo dục. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh (HS) trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2017 đã đưa ra giải pháp về mặt giáo dục: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó việc định hướng tiếp cận PISA (Programme for International Student Assessment) trong dạy học hóa học sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy hóa học cho HS ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng. Đồng thời, chúng còn góp phần bổ sung và điều chỉnh về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay. Giáo dục Việt Nam trong năm 2012 có một dấu ấn quan trọng khi lần đầu tiên nước ta có khoảng 5.100 học sinh (HS) ở độ tuổi 15 của 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố, cùng với hơn 70 quốc gia khác trên thế giới tham gia vào cuộc khảo sát chính thức của PISA 2012 - được dịch là “Chương trình đánh giá HS quốc tế” do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế Organization for Economic Co- operation and Development (OECD) khởi xướng và triển khai từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 4 năm 2012. Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia 3 kỳ PISA. Lần đầu tiên Việt Nam tham gia PISA 2012 đã được vào top 20, đến chu kỳ lần thứ 2 tham gia năm 2015, Việt Nam tiếp tục giữ thứ hạng cao, được vào top 10 trên tổng số 72 nước tham gia; và chu kỳ gần đây nhất là vào tháng 4 năm 2018 Việt Nam cao thứ 13/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA được đánh giá là cuộc khảo sát tin cậy về năng lực của HS. Việc sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn hóa học ở trường THPT là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy hóa học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”. Tuy nhiên, đề tài này không tránh được các thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp cùng các em học sinh. Điểm mới của đề tài Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kiến thức hiểu biết thực tiễn gắn bó với đời sống con người và khơi dậy lòng trắc ẩn của HS với tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước; ý thức bảo vệ sức khỏe, môi trường của bản thân và cộng đồng,.. đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng thực tế phổ thông của HS. Chú trọng khả năng HS vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình khi đối mặt với nhiều tình huống trong thực tiễn. Giúp học sinh phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng. Đồng thời, chúng còn góp phần bổ sung và điều chỉnh về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay. Hình thức tổ chức: Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng. Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...) - Kiểm tra, đánh giá: Nhấn mạnh đến năng lực tìm tòi học hỏi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả, năng lực tự nghiên cứu và làm việc nhóm; năng lực thực hiện sản phẩm; năng lực thuyết trình giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông. Phạm vi áp ... nh lập trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm giáo dục định hướng tiếp cận PISA, đây sẽ là nơi tập hợp các nhà nghiên cứu giáo dục, sư phạm, với những nhiệm vục cụ thể: Nghiên cứu; thực nghiệm; đánh giá tính khả thi và hướng khắc phục; có kế hoạch tập huấn cho giáo viên, kết quả tập huấn được đánh giá bằng sản phẩm cụ thể như là giáo viên phải biết lựa chọn các chủ đề thích hợp với cấp mình đang dạy để lên kế hoạch giảng dạy theo định hướng tiếp cận PISA Hằng năm cần có các cuộc thi dành cho giáo viên: Giáo dục định hướng tiếp cận PISA gồm: Chủ đề; kế hoạch giáo dục; kết quả thực nghiệm đạt được, Kết quả cuộc thi được đánh giá và xếp loại thi đua, nhằm tạo động lực cho giáo viên mạnh dạn và phấn đấu thay đổi phương pháp dạy học. Đối với ban giám hiệu Nhà trường cần thành lập câu lạc bộ dạy học theo định hướng tiếp cận PISA và quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị. Nhà trường nên có các chế độ đãi ngộ phù hợp và khuyến khích đặt hàng giáo viên đăng kí: Nghiên cứu lựa chọn chủ đề thích hợp; soạn kế hoạch giáo dục định hướng tiếp cận PISA theo môn; có bộ phận thẩm định đánh giá để làm nguồn tài liệu chung cho toàn trường sử dụng lâu dài; sau mỗi lần thực nghiệm cần có bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp, Đối với giáo viên Giáo viên cần chủ động tìm tòi học hỏi, trau dồi chuyên môn, mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học, đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu dạy học định hướng giáo dục tiếp cận PISA với nhiều chủ đề có tính thực tiễn cao nhằm giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo; phát triển được năng lực của học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn, định hướng sớm ngành nghề tương lai. Luôn lắng nghe mong muốn của học sinh; góp ý của đồng nghiệp. Vì thực hiên giáo dục theo định hướng tiếp cận PISA là một quá trình thường xuyên điều chỉnh sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tế Vinh, ngày tháng năm 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo (7/2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trongchương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực củahọc sinh trong trường trung học phổ thông môn Hóa học (lưu hành nội bộ). Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và Học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). PISA và các dạng câu hỏi, NXB Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội. Đỗ Tiến Đạt (2010). Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA, Tạp chí Giáo dục, (236). Lê Thị Mỹ Hà (2011). Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (64). Ngô Thị Thu Giang (2015). Lựa chọn, thiết kế và sử dụng bài tập theo hướng tiếp cậnPISA trong dạy học chương 9, Hóa học 12, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Phương Hoa (2009). Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA): Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (4). DANH MỤC VIẾT TẮT STT 1 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization. UNESCO 2 Programme for International Student Assessment PISA 3 Trung học phổ thông THPT 4 Phòng thí nghiệm PTN 5 Công nghiệp CN 6 Chlorofluorocarbones CFC 7 Học sinh HS 8 Organization for Economic Co-operation and Development OECD 9 Khoa học tự nhiên KHTN 10 Sách giáo khoa SGK 11 Item response theory IRT 12 Phương trình phản ứng PTPU 13 Công thức phân tử CTPT 14 Thực nghiệm sư phạm TNSP 15 Lớp đối chứng ĐC 16 Kế hoạch bài dạy KHBD 17 Trắc nghiệm khách quan TNKQ 18 Sơ đồ tư duy SĐTD 19 Nghiên cứu NC 20 Kiến thức, kỹ năng KT, KN MỤC LỤC PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 Lý do chọn đề tài 1 Điểm mới của đề tài 2 Phạm vi áp dụng 2 II. CỞ SỞ KHOA HỌC 3 2. Cơ sở lý luận: 3 Cở sở thực tiễn 4 Thuận lợi: 4 Khó khăn 4 TỔNG QUAN CHUNG VỀ PISA 5 Kháiniệm 5 Đặc điểm của PISA 6 Mục đích tham gia PISA của Việt Nam tham gia PISA 6 Độ khó của các câu hỏi PISA 7 . Nguyên tắc và quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học lớp 10 Nguyên tắc 7 Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA 7 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HÓA HỌC 10. 9 Chương phản ứng oxi hóa – khử 9 Bài tập chương nhóm Halogen 12 Bài tập chương oxi – lưu huỳnh 26 Bài tập chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học 36 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 KẾT LUẬN: 52 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 52 Đối với các cấp lãnh đạo 52 Đối với ban giám hiệu 52 Đối với giáo viên 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_va_su_dung_he_thong_bai_tap_theo_dinh_huong_ti.docx
- VUONG THỊ NGA-TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG - HÓA HỌC - Sao chép (2).pdf