SKKN Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá môn Hóa học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
- Khái niệm dạy học khám phá (DHKP) được xuất hiện và sử dụng với tư cách là một phương pháp dạy học tích cực. Hiện nay có 2 quan điểm về phân loại DHKP:
(1) DHKP là phương pháp tiếp cận.
Theo quan điểm này, Bruner cho rằng: “DHKP là lối tiếp cận dạy học mà qua đó, HS tương tác với môi trường của họ bằng cách khảo sát, sử dụng các đối tượng, giải đáp những thắc mắc bằng tranh luận hay biểu diễn thí nghiệm”. Dựa theo các cách định nghĩa trên thì DHKP được coi là phương pháp tiếp cận trong dạy học tích cực.
(2) DHKP là một phương pháp dạy học.
Theo quan điểm này, Ngô Hiệu đưa ra định nghĩa: “DHKP là một phương pháp dạy học mà thông qua sự định hướng của GV, HS tìm tòi tích cực, sử dụng nhiều quá trình tư duy, qua đó biến kinh nghiệm thành kiến thức”.
Theo Trịnh Nguyên Giao, “DHKP là quá trình dạy học mà trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển của người dạy, người học tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng bằng cách tìm tòi, phát hiện những thuộc tính bản chất có tính quy luật đang còn ẩn dấu bên trong các sự vật, hiện tượng, trong các khái niệm, định luật, tư tưởng khoa học”.
Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội cho rằng, “DHKP là phương pháp dạy học cung cấp cho HS cơ hội để trải nghiệm các hiện tượng và quá trình khoa học”.
Dạy học khám phá có thể định nghĩa như một tình huống học tập trong đó nội dung chính cần được học không được giới thiệu trước mà phải tự khám phá bởi học sinh, làm cho học sinh là người tham gia tích cực vào quá trình học.
Như vậy, dạy học khám phá là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS tự tìm tòi, khám phá phát hiện ra tri thức mới nào đó trong chương trình môn học thông qua các hoạt động dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá môn Hóa học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đơn vị: Trường THPT Phan Đăng Lưu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá môn hóa học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh” Môn: Hóa học Người thực hiện: Phan Hoài Nam Tổ: Khoa học Tự nhiên Điện thoại: 0981 147 618 Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác NĂM HỌC: 2021-2022 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 Đối tượng nghiên cứu. 2 Phạm vi nghiên cứu. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 2 Phương pháp điều tra khảo sát 2 Phương pháp tiến hành thực nghiệm. 3 Phương pháp xử lí số liệu. 3 THỜI GIAN THỰC HIỆN. 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 Dạy học khám phá. 4 Khái niệm dạy học khám phá 4 Đặc điểm dạy học khám phá 4 Các bước dạy học khám phá 7 Cơ hội áp dụng dạy học khám phá 8 Ưu điểm và hạn chế dạy học khám phá 8 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá môn hóa. 9 Thí nghiệm hóa học. 9 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá môn Hóa. 10 Vai trò của sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá môn hóa trong việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh 11 1.3.1 Khái niệm năng lực và phẩm chất. 11 1.3.2. Vai trò của sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá môn hóa trong việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh 11 CƠ SỞ THỰC TIỄN 12 Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông 12 Mục đích điều tra 12 Nội dung điều tra 13 Đối tượng điều tra 13 Phương pháp điều tra 13 Kết quả điều tra 13 Kết luận 14 Ưu điểm và hạn chế của sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá môn hóa. 14 Ưu điểm 14 Nhược điểm 15 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 15 Quy trình sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá môn hóa. 15 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học khám phá một số bài trong chương trình môn hóa trung học phổ thông 16 Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu. 16 Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng. 29 Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. ..................................................................................................................... 33 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ......................................................................... 36 Mức độ hứng thú học tập của học sinh 37 Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh 37 Kết quả kiểm tra đánh giá. 38 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 Kết luận 39 Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCT Công thức cấu tạo dd Dung dịch DHKP Dạy học khám phá GV Giáo viên HS Học sinh PTHH Phương trình hóa học SL Số lượng THPT Trung học phổ thông TL Tỉ lệ TN Thí nghiệm PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã nêu rõ: “Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng”. Để thực hiện được định hướng trên thì cần thiết đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học khám phá, dạy học thực hành,Trong đó, phương pháp dạy học khám phá là một trong những phương pháp phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh. Dạy học khám phá là thông qua các hoạt động học, học sinh tự tìm tòi, khám phá phát hiện ra tri thức mới nào đó dưới sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên. Môn Hóa học là môn khoa học mang tính thực nghiệm, việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình khám phá kiến thức mới là một trong những đặc trưng của môn học. Phương pháp này khuyến khích học sinh nêu vấn đề cần tìm hiểu, tự đề xuất giả thuyết và cách giải quyết thông qua việc thực hiện thí nghiệm, sau đó học sinh tiến hành thí nghiệm, phân tích dữ liệu thí nghiệm và đưa ra kết luận cho vấn đề cần giải quyết. Điều này sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú, tăng cường mức độ nhận thức hóa học và tham gia tích cực vào quá trình học. Tuy nhiên, qua tìm hiểu ở các trường trung học phổ thông, phần lớn giáo viên vẫn ít khai thác sử dụng thí nghiệm hoặc sử dụng thí nghiệm chưa có sự đổi mới, chủ yếu để minh họa cho kiến thức chứ chưa khai thác theo hướng dạy học khám phá kiến thức để kích thích tư duy, phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh nên hiệu quả dạy học chưa cao. Chính vì vậy, cần đổi mới cách thức sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh để khai thác những lợi ích to lớn của thí nghiệm trong dạy học môn hóa cũng như phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh đáp ứng yêu cầu mới. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề ... chân thành cảm ơn các em! PHỤ LỤC 4 BÀI KIỂM TRA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG Bài kiểm tra số 1 ( thời gian 15 phút) . Nội dung bài kiểm tra về tính chất của axit clohiđric Câu 1: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl, quỳ tím A. hóa đỏ. B. hóa xanh. C. không đổi màu. D. mất màu. Câu 2: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl thì các chất đều bị tan hết là A. Cu, Al, Fe B. Cu, Ag, Fe C. CuO, Al, Fe D. Al, Fe, Ag Câu 3: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là A. Fe B. Zn C. Cu D. Ag Câu 4: Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hiđro clorua trong nước như hình bên, nhận xét nào sau đây không đúng: Có các tia nước màu hồng phun mạnh vào bình Áp suất khí trong bình HCl giảm Nếu thay khí HCl bằng khí CO2 thì không có tia nước phun vào bình Nếu thay dung dịch quỳ tím bằng dung dịch phenolphtalein thì không có tia nước phun vào bình. Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3 B. NaHCO3, AgNO3, CuO C. FeS, BaSO4, KOH D.AgNO3, (NH4)2CO3, CuS Câu 6: Trộn dd chứa 1 g HCl vào dd chứa 1 g NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu gì? A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không màu. D. Màu tím. Câu 7: Cho ít bột đồng (II) oxit vào dung dịch HCl, hiện tượng quan sát được là: Đồng (II) oxit tan, có khí thoát ra Đồng (II) oxit tan, dung dịch thu được có màu xanh Đồng (II) oxit chuyển thành màu đỏ Không có hiện tượng gì Câu 8: Phản ứng nào sau đây sau phản ứng thu được chất khí A. KCl + AgNO3 B. CaCO3+ HCl C. NaOH + H2SO4 D. BaCl2 + Na2SO4 Câu 9: Phân biệt 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3. A. Quỳ tím, dd AgNO3 B. Quỳ tím, NaOH C. Dd AgNO3, phenolphtalein. D. Cả A và C. Câu 10: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 6,4. B. 8,5. C. 2,2. D. 2,0 HẾT Bài kiểm tra số 2 ( thời gian 15 phút) (Nội dung tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học) Câu 1: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây. A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Chất xúc tác. D. Nồng độ các chất tham gia phản ứng Câu 2: Cho 2 mẫu BaSO3 có khối lượng bằng nhau và 2 cốc chứa 50ml dung dịch HCl 0,1M như hình sau. Hỏi ở cốc nào mẫu BaSO3 tan nhanh hơn? A. Cốc 1 tan nhanh hơn. B. Cốc 2 tan nhanh hơn. C. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau. D. BaSO3 tan nhanh nên không quan sát được. Câu 3: Trong gia đình, nồi áp suất được sử dụng để nấu chín kỹ thức ăn. Lí do nào sau đây không đúng khi giải thích cho việc sử dụng nồi áp suất ? A. Giảm hao phí năng lượng. B. Tăng áp suất và nhiệt độ lên thức ăn. C. Giảm thời gian nấu ăn. D. Tăng diện tích tiếp xúc thức ăn và gia vị. Câu 4: Khi cho axit clohiđric tác dụng với kali pemanganat (rắn) để điều chế clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi dùng axit clohiđric đặc và đun nhẹ hỗn hợp. axit clohiđric đặc và làm lạnh hỗn hợp. axit clohiđric loãng và đun nhẹ hỗn hợp. axit clohiđric loãng và làm lạnh hỗn hợp. Câu 5: Có 3 cốc chứa 20ml dung dịch H2O2 cùng nồng độ. Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau. Ở thí nghiệm nào có bọt khí thoát ra chậm nhất? A. Thí nghiệm1 B. Thí nghiệm 2 C. Thí nghiệm 3 D. 3 thí nghiệm như nhau Câu 6: Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau. Ở thí nghiệm nào có kết tủa xuất hiện trước? A. TN1 có kết tủa xuất hiện trước. B. TN2có kết tủa xuất hiện trước. C. Kết tủa xuất hiện đồng thời. D. Không có kết tủa xuất hiện Câu 7: Cho cân bằng sau trong bình kín. 2NO2(màu nâu đỏ) ⇌ N2O4 (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có. A. ΔH 0, phản ứng toả nhiệt C. ΔH 0, phản ứng thu nhiệt Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng? Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này. Trong quá trình sản xuất rượu (ancol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì en là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng. Câu 9: Từ thế kỉ XIX, người ta nhận thấy rằng trong thành phần của khí lò cao ( lò luyện gang) còn chứa khí CO. Nguyên nhân của hiện tượng này là A. lò xây chưa đủ độ cao. B. thời gian tiếp xúc của CO và Fe3O3 chưa đủ. C. nhiệt độ chưa đủ cao. D. phản ứng giữa CO và oxit sắt là thuận nghịch. Câu 10: Thực nghiệm cho biết tốc độ phản ứng A2 + B2 → 2AB được tính theo biểu thức: v = k.[A2][B2]. Trong các điều khẳng định dưới đây, khẳng định nào phù hợp với biểu thức trên ? Tốc độ phản ứng hoá học được đo bằng sự biến đổi nồng độ các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng. Tốc độ phản ứng giảm theo tiến trình phản ứng. Tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác. HẾT
File đính kèm:
- skkn_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_kham_pha_mon_hoa_hoc_n.docx
- Phan Hoài Nam_Phan Đăng Lưu_Hóa học.pdf