SKKN Sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn, sửa chữa những sai lầm thường mắc kỹ thuật nhảy xa "Ưỡn thân" cho học sinh Lớp 11
Qua tập luyện và thi đấu môn nhảy xa, ta thấy nhảy xa có tác dụng rất lớn như: Tăng cường và phát triển tố chất sức mạnh, sức mạnh tốc độ qua kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy, tăng cường sự khéo léo qua kỹ thuật giai đoạn trên không. Sự phối hợp các giai đoạn kỹ thuật trong nhảy xa rất đa dạng và phức tạp, tính chất hoạt động của môn nhảy xa nói chung là dùng sức mạnh của một chân đưa trọng tâm cơ thể vượt qua một khoảng cách xa nhất, trong một khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, cơ sở để nâng cao thành tích và hoàn thiện kĩ thuật, thể lực của người tập nhảy xa phải dựa trên cơ sở tập luyện chạy thể lực và các môn thể thao khác. Trong nhảy xa biến đổi sinh lý trên cơ thể cũng tương tự như môn chạy cự li ngắn. Thông qua tập luyện nhảy xa tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt, các cơ chủ yếu tham gia hoạt động có biểu hiện sức mạnh và tốc độ co duỗi lớn.
- Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho
người tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động trong tiết học và nâng cao được thành tích vận động.
- Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện ngh ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em say mê tập luyện. Đối với học sinh phổ thông các em đang trong thời kì phát triển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn, sửa chữa những sai lầm thường mắc kỹ thuật nhảy xa "Ưỡn thân" cho học sinh Lớp 11
SỬ DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN, SỬA CHỮA NHỮNG SAI LẦM THƢỜNG MẮC KỸ THUẬT NHẢY XA “ƢỠN THÂN” CHO HỌC SINH LỚP 11 MÔN: THỂ DỤC SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA SỬ DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN, SỬA CHỮA NHỮNG SAI LẦM THƢỜNG MẮC KỸ THUẬT NHẢY XA “ƢỠN THÂN” CHO HỌC SINH LỚP 11 MÔN: THỂ DỤC Nhóm tác giả: Trần Văn Hậu Trần Khánh Sơn Năm thực hiện: 2022 ĐT: 0385 745 678 hoặc 0987 485 456 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I:Phần nội dung 1 I.Mở đầu 1 A:Đặt vấn đề 1 B.Phương pháp tiến hành.. 2 *Cơ sở thực tiễn của sáng kiến 2 a) Về cơ sở vật chất.. 2 b) Về phương pháp giảng dạy nhảy xa của giáo viên nhà trường 2 *Nhiệm vụ của sáng kiến 3 PHẦN II. GIAI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 A)Mục tiêu. 3 B)Nội dung và giải pháp 4 PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 18 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT TT CHỮ CÁI VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 THPT Trung học phổ thông 2 GDPT Giáo dục phổ thông 3 CSDL Cơ sở dữ liệu 4 GD-ĐT Giáo dục dào tạo 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 BGH Ban giám hiệu 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 HKPĐ Hội khỏe phù đổng SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN, SỬA CHỮA NHỮNG SAI LẦM THƢỜNG MẮC KỸ THUẬT NHẢY XA “ƢỠN THÂN” CHO HỌC SINH LỚP 11 PHẦN I: PHẦN NỘI DUNG - MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ: Đảng và nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 đã xác định: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng cường tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học...” GDTC là một loại hình giáo dục nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng kỹ xảo từ thế hệ này cho thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đặc điểm của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động phù hợp với học sinh). Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục có nội dung đặc trưng là dạy học động tác và giáo dục tố chất vận động của con người. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với trí dục, đức dục, mỹ dục.... Vì vậy việc dạy và học Thể dục trong trường phổ thông góp phần giữ gìn sức khoẻ, phát triển thể lực, nâng cao thể chất đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đó ta thấy rằng sức khỏe là vốn quý của mỗi con người. Tuổi trẻ học đường lớn lên trong môi trường giáo dục tốt được học tập và trưởng thành không thể thiếu sức khỏe. Để tuổi trẻ học đường luôn được rèn luyện nhằm có một thể chất cường tráng, dẻo dai, tinh thần sảng khoái, lạc quan hài hòa toàn diện đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện nay thì công tác giáo dục học đường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông có rất nhiều môn thể thao đã được đưa vào giảng dạy như: Đá cầu, Cầu lông, bóng chuyền nhất là điền kinh. Tập luyện điền kinh không đòi hỏi các sân bãi dụng cụ phức tạp nên đã trở thành môn thể thao cơ bản được đưa vào giảng dạy trong nhà trường với những nội dung như: Chạy, Nhảy cao, Nhảy xaTừ khi chưa có hướng đổi mới phương pháp dạy học, thì tất cả các môn học khác cũng như bộ môn thể dục thường dạy theo lối cũ, giờ học đơn điệu, tẻ nhạt, giáo viên thiếu nhiệt tình, chưa năng động, dụng cụ tập luyện thiếu, học sinh vận động quá ít, chưa tích cực năng động, chơi nhiều nên chưa đạt yêu cầu lượng vận động cần thiết đối với lứa tuổi học sinh, thành tích thấp. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cơ thể học sinh, chưa thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở các em, kết quả đạt được còn thấp, nó thể hiện rõ qua việc đánh giá kết quả học tập ở cuối học kì, cuối năm học. Và đặc biệt là qua các kì hội khỏe phù đổng thành tích nhiều môn thể thao - điền kinh chưa cao. Vì vậy các bài tập bổ trợ chuyên môn là yếu tố quan trọng của quá trình hình thành kỹ thuật động tác. Bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm tác động có hiệu quả, có chủ đích vào việc phát triển các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo cùng khả năng phối hợp vận động) và kỹ xảo động tác của các môn thể thao . Trong kỹ thuật nhảy xa nói chung và kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” được giảng dạy ở cả 2 năm học. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích nhảy xa kiểu “ưỡn thân” là việc nắm bắt đúng kỹ thuật, để thực hiện được yêu cầu này các giáo viên đều sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn để củng cố và nâng cao kỹ thuật cho học sinh. Những bài tập bổ trợ nhảy xa kiểu “ưỡn thân” có vai trò quan trọng, tác động có chủ đích, hiệu quả vào các giai đoạn của kỹ thuật. Qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập nội dung Nhảy xa Kiểu “ưỡn thân” của học sinh chúng tôi nhận thấy tỷ lệ % học sinh nắm bắt kỹ thuật còn kém, dẫn đến thành tích nhảy xa chưa cao như mong muốn. Từ những vấn đề nêu trên, tôi thực hiện ... THPT Đặng Thúc Hứa (trong đó có 44 em nam và 51 em nữ) Bước vào thực nghiệm chúng tôi chia thành 2 nhóm. Nhóm thực nghiệm (nhóm A) và nhóm đối chứng (nhóm B). Số lượng nam và nữ của hai nhóm thực nghiệm như nhau có trình độ thể lực, kỹ thuật, số buổi tập, thời gian tập là như nhau. Ở nhóm đối chứng tập luyện theo giáo án bình thường còn ở nhóm thực nghiệm được thực hiện theo giáo án của tôi xây dựng, mỗi tuần 2 tiết, mỗi tiết 45 phút (theo phân phối chương trình có nhiều nội dung trong một tiết học) và tập luyện trong vòng 6 tuần, sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra kết thúc môn học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh thu được kết quả như ở bảng thống kê. Số lượng hqc sinh thực hiện cơ bãn đúng 4 giai đoạn KT nhãy xa kiểu “ưỡn thân” cũa 2 nhóm thực nghiệm Kết quả học tập Đánh giá kết quả Thành tích(m) Chạy đà Giậm nhảy Bay trên không Rơi chạm cát Nhóm TN Nhóm BT Nhóm TN Nhóm BT Nhóm TN Nhóm BT Nhóm TN Nhóm BT Nam (n=44) Khởi điểm từ 2m50 18/22 10/22 16/22 8/22 15/22 6/22 17/22 12/22 Nữ (n=51) Khởi điểm từ 2m00 18/25 11/25 18/25 10/25 16/25 8/25 18/25 15/25 Nhận xét: Qua kết quả ta có thể dễ dàng nhận thấy, sau 6 tuần thực nghiệm các chỉ số đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên môn, các bài tập phối hợp, các bài tập thể lực ở 2 nhóm đều có sự khác biệt nhau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm thể hiện ở 2 chỉ số trình độ kỹ thuật của 4 giai đoạn. VD: Ở cả 4 giai đoạn của kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân nhóm thực nghiệm ở Nam và Nữ đều cao hơn nhóm bình thường, điều này đã khẳng định các bài tập bổ trợ chuyên môn, bài tập phối hợp và các bài tập thể lực của chúng tôi đã có hiệu quả đối với việc nâng cao thành tích và hoàn thiện kỹ thuật của nhảy xa kiểu ưỡn thân. Kết quả kiểm tra sau 6 tuần học: Loại Đạt : Trên 90% Loại chưa đạt: Còn 5,26% c. Những kết quả đạt đƣợc Thông qua những hình thức giáo dục riêng biệt, kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, cùng với với vai trò chủ đạo của người giáo viên, hướng dẫn, làm mẫu, phân tích, tổ chức học sinh tập luyện, thi đấu đã đạt được những kết quả đáng kể, không những trong nội dung nhảy xa ưỡn thân mà nó còn có tác dụng đối với tất cả các nội dung khác đều đạt kết quả cao. III. KẾT LUẬN: Để đạt được thành tích tốt nhất về nhảy xa cần đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trong đó cần đổi mới phương pháp dạy học, phải xây dựng được giờ học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, lồng ghép nhiều nội dung vào trong giờ học một cách hợp lí, phù hợp với lượng vận động của học sinh, chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, phong phú về chủng loại mới thu hút học sinh lập luyện, phát huy hết tính tích cực, tự giác học hỏi của học sinh. Bên cạnh đó thì người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn, làm mẫu, phân tích kĩ tuật và tổ chức học sinh tập luyện một cách khoa học theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng...thì mới đem lại kết quả tốt trong giảng dạy bộ môn thể dục. Thông qua kinh nghiệm thực tế từ giảng trong 11 năm công tác, cùng với việc học hỏi đồng nghiệp, bạn bè tôi đã đúc rút được kinh nghiệm về " Sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn, s chữ những s i lầm thƣờng mắc kỹ thuật nhảy x “ƣỡn thân” cho học sinh lớp 11” trường THPT Đặng Thúc Hứa". Từ những kết quả được trình bày trên cho phép chúng tôi đưa ra những kết luận sau: + Đối với học sinh tỉ lệ mắc sai lầm chủ yếu trong khi thực hiện kỹ thuật giậm nhảy và bay trên không trong nhảy xa kiểu “ưỡn thân” và các nguyên nhân chính dẫn đến sai sót, như chúng tôi đã nêu trên. + Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn một số bài tập có số phiếu đánh giá mức độ ưu tiên cao đó là các bài tập: Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật gồm 8 bài tập. Nhóm bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn gồm 10 bài tập. Nhóm bài tập phối hợp gồm 3 bài tập. Sau thời gian 6 tuần thực nghiệm với 21 bài tập bổ trợ chuyên môn đã đem lại hiệu quả rõ rệt với việc nâng cao trình độ kỹ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy và bay trên không, chạm cát đây là các giai đoạn quan trọng để hoàn thành mục tiêu giảng dạy môn học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh, từ đó giúp người tập nâng cao được thành tích nhảy xa. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” và khắc phục những hạn chế trong giai đoạn giậm nhảy và bay trên không cho học sinh trường THPT Đặng Thúc Hứa, Giáo viên có thể ứng dụng các bài tập thể lực chuyên môn cũng như các bài tập bổ trợ kỹ thuật đã được chúng tôi nghiên cứu đề xuất trong bài. Trong phạm vi nghiên cứu vấn đề tôi đưa ra không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp để xây dựng sáng kiến thiết thực hơn, sát với thực tế và đem lại hiệu quả cao, nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho phù hợp với phương pháp đổi mới giáo dục hiện nay./ Xin chân thành cãm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Điền kinh trong trường phổ thông,NXB TDTT Nhảy xa kiểu ngồi,ưỡn thân và ba bước.NXB Giáo dục 3.Vũ Đức Thu(1995)- Lý luận và phương pháp GDTC.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_bai_tap_bo_tro_chuyen_mon_sua_chua_nhung_sai_la.docx
- TRẦN VĂN HẬU, TRẦN KHÁNH SƠN - THPT ĐẶNG THÚC HỨA - GDTC.pdf