SKKN Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh Lớp 11 trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 3

Ở lứa tuổi này, thế giới quan đã được hình thành rõ nét tính tự ý thức cao và có những suy nghĩ chính chắn hơn. Đây là cũng là lứa tuổi có tính sáng tạo và ý thức trong học tập gắn liền với hứng thú nghề nghiệp luôn định hướng tốt trong quá trình học tập của mình.

+ Hứng thú: Tính tự giác tích cực cao trong học tập xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới ước mơ nghề nghiệp của mình. Song hứng thú học tập cũng như rèn luyện còn nhiều động cơ khác nhau như: tự ái, hiếu danh, cũng có khi là lòng ham thích cho nên giáo viên phải định hướng cho người tập những động cơ đúng đắn để người tập có được những hứng thú bền vững trong học tập.

+ Tình cảm: Tuổi thiếu niên là lứa tuổi mang tính tập thể nhất, điều quan trọng đối với lứa tuổi này là được sinh hoạt, vui chơi, muốn thể hiện khả năng của mình với các bạn cùng trang lứa. Trong lớp học thường xuyên xảy ra một sự phân chia nhất định, xuất hiện những người được lòng nhất (được nhiều người tin yêu) và những người ít được lòng nhất.

Những người có vị trí thấp (ít được lòng tin yêu của người khác) thường băn khoăn và suy nghĩ nhiều về nhân cách của mình. Một điều cần chú ý ở lứa tuổi này là: ở mối quan hệ giữa nam và nữ được tích cực hóa một cách rõ rệt. Phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng, vì có nhiều nhóm bạn thuần nhất, có khá nhiều nhóm pha trộn, cả nam và nữ.

Do vậy nhu cầu về tình bạn với bạn khác giới được tăng cường. Và ở một số bạn đã xuất hiện sự rung động trong tình cảm với các bạn khác giới, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu và tình cảm nhất thời không xác định.

+ Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như ghi nhớ tương đối ổn định, vì lứa tuổi này trí nhớ đã phát triển tốt, đã đảm bảo được tính loogic, tư duy được chặt chẽ và lĩnh hội được bản chất của vấn đề học tập. Do đặc điểm trí nhớ của lứa tuổi này khá tốt đang trong giai đoạn phát triển nên giáo viên, có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải phân tích sâu sắc các chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò ý nghĩa cũng như phương pháp sử dụng các phương tiện, phương pháp trong quá trình giáo dục thể chất để người tập có thể tự lập một cách độc lập trong thời gian rỗi.

 

docx 31 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh Lớp 11 trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh Lớp 11 trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 3

SKKN Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh Lớp 11 trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 3
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3
*
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO KỶ THUẬT ĐẬP CẦU CHÍNH DIỆN MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ANH SƠN 3”
Môn: Thể dục
Tác giả: Lê Quyết Thắng Tổ:	Khoa học xã hội Số điện thoại: 0912.462.437
Anh Sơn, tháng 4 năm 2022
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO KỶ THUẬT ĐẬP CẦU CHÍNH DIỆN MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ANH SƠN 3”
Môn: Thể dục
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ	2
Lý do chọn đề tài.	2
Nhiệm vụ nghiên cứu	3
Nhiệm vụ 1.	3
Nhiệm vụ 2.	3
Phương pháp nghiên cứu	3
PHẦN II: NỘI DUNG	3
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU	3
CƠ SỞ LÝ LUẬN	3
Đặc điểm tâm, sinh lý.	3
Vị trí vai trò đánh giá trình độ tập luyện của học sinh	6
Cơ sở lý luận của giảng dạy kĩ thuật động tác	6
Đặc điểm kỹ thuật đang nghiên cứu (kỹ thuật đập cầu).	7
CƠ SỞ THỰC TIỄN	8
Thực trạng hiệu quả thực hiện kĩ thuật đập cầu trong môn cầu lông học sinh lớp 11 Của trường THPT Anh sơn 3.	8
Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các bài tập	9
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU	12
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	27
Kết luận	27
Kiến nghị:	27
. TÀI LIỆU THAM KHẢO	28
CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT
TT
VIẾT TẮT
VIẾT THÀNH
1
TDTT
Thể dục thể thao
2
THPT
Trung học phổ thông
3
LVĐ
Lượng vận động
4
SVĐ
Sân vận động
5
GV
Giáo viên
6
KT
Kỷ thuật
7
HLV
Huấn luyện viên

Lý do chọn đề tài.
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, có rất nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết cụ thể. Một trong những vấn đề đó là nghành thể dục thể thao (TDTT) hiện nay vẫn chưa được phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
Để phục vụ và đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đã sớm được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng và chỉ thị của Chính Phủ.
Văn kiện Đại hội X của Đảng đã xác định:.. “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của con người Việt Nam, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng và mạng lưới thể dục thể thao rộng khắp”
Chỉ thị 36-CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban chấp hành trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng: “Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong cuộc sống phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải đóng góp tích cực, nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân” và chỉ thị cũng nêu rõ: “Thực hiện giáo dục thể chất cho tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao tạo thành nếp sống hàng ngày cho tất cả các học sinh, và các tầng lớp nhân dân trong cả nước”.
Môn cầu lông ra đời đầu tiên ở nước Anh 1872. Cho đến mãi 1960 thì cầu lông mới xuất hiện ở nước ta đầu tiên ở Hà Nội và Sài Gòn, sự xuất hiện này được nhân dân ta tiếp nhận một cách sôi nổi. Ở Việt Nam cầu lông có một vị trí khá quan trọng trong hoạt động văn hóa thể dục thể thao của quần chúng nhân dân lao động trong cả nước là một trong những môn nằm trong Đại hội thể dục thể thao và hội khỏe phù đổng toàn quốc. Hiện nay cầu lông là một trong những môn được kỳ vọng có thể đem lại niềm hy vọng vàng về cho nền thể thao nước nhà.
Hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông, bộ môn giáo dục thể chất có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện. Muốn làm Việc có hiệu quả, trước hết con người cần có sức khoẻ, khoẻ để lao động, học tập và sang tạo.
Xác định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bộ môn, với chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, môn giáo dục thể chất được Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là môn bắt buộc. Trong môn giáo dục thể chất có nhiều nhiều chuyên đề, trong đó cầu lông là một trong những chuyên đề chính mà học sinh được học theo kế hoạch dạy học phân đều cả ba khối. So với các chuyên đề giáo dục thể chất khác như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ thì cầu lông là chuyên đề mà học sinh dễ tiếp cận, dễ chơi, khá phổ biến, để phát triển sức khoẻ không yêu
cầu nhiều về mặt năng khiếu, sở trường như các môn thể thao khác. Tuy nhiên để thực hiện đúng kỹ thuật và đạt kết quả cao trong rèn luyện sức khoẻ cũng như trong thi đấu đòi cần có sựu hướng dẫn, tập luyện bài bản, khoa học cảu giáo viên bộ môn.
Là giáo viện đang trực tiếp giảng dạy môn giáo dục thể chất tại trường THPT, tôi thấy môn cầu lông là nội dung mà cơ bản các em học sinh đều yêu thích, tuy nhiên hầu hết các em còn thích chơi tự phát, chưa được trang bị kỹ thuật cơ bản đặc biệt về kỷ thuật đập cầu chính diện còn nhiều hạn chế.
Trong nhiều năm công tác, bản tôi có nhiều trăn trở về vấn đề này nên tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề“Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Anh sơn 3” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ 1.
Đánh giá thực trạng thực hiện kỹ ... soạn: 15/2/2022
Lớp dạy
11C3
Ngày dạy
20/2

Tiết 43.	CẦU LÔNG – NHẢY CAO – CHẠY BỀN
+ Cầu Lông: Ôn đập cầu chính diện. Giới thiệu luật cầu lông.
+ Nhảy Cao : - Tập phối hợp kỉ thuật chạy đà- giậm nhảy qua xà- tiếp đất .
+ Chạy Bền : -Trò chơi chạy tiếp sức.
Mục Tiêu,
+ Kiến thức
Biết cách thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay, Biết thực hiện kỷ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không.
+ Kỹ năng:
Thực hiện được một số kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay, Biết thực hiện kỷ thuật chạy đà – giậm nhảy – trên không, Biết cách chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, trung thực.
+ Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực giả quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tính toán, năng lực thể chất.
Địa Điểm, Phương Tiện:
- Sân vận động, sân cầu lông, vợt cầu lông, quả cầu; cột xà hố cát nhảy cao. III-Tiến Trình Lên Lớp
NỘI DUNG
K L
PHƯƠNG PHÁP
A- Hoạt động khởi động:
Nhận lớp: ổn định tổ chức lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
Khởi động:
Khởi động chung: Tập 5 động tác thể dục tay không(tay ngực, vặn mình, lườn, chân, lưng bụng); Xoay các khớp, ép dây chằng ngang, dây chằng dọc
Khởi động chuyên môn:
+ Chạy bước nhỏ.(5-10m)
+ Chạy nâng cao đùi.(10-15m)
+ Chạy tăng tốc độ.(10-15m)
3- Học luật cầu lông
SGK 11 tr 114 - 115

9’
2 lần 8nhịp


*
*	*	*
*	*	*

*	*	*	*	*	* GV
Từng hàng tập
*	*	*	*	*	*	*
*	*	*	*	*	*	*
*	*	*	*	*	*
GV
GV giảng giải luật
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới 1- Nhóm Nữ Học Cầu Lông:
+ Ôn đập cầu chính diện.
+ Yêu cầu: Đập cầu đúng kỉ thuật, cầu đi nhanh, chính xác.
* Hai nhóm nữ đổi nội dung tập cho nhau.( đập cầu sang ôn đánh cầu cao thuận tay và ngược lại)
~32’

* * * * * * * *
* * * * * * *

C. Hoạt động luyện tập và ứng dụng.
* Củng cố: Đập cầu chính diện.
2- Nhóm nam học nhảy cao.
Một bước đưa đặt chân giậm – giậm nhảy-đá lăng đánh tay thu chân giậm lên sát hông.
Chạy đà giậm nhảy qua xà nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
Yêu cầu: chân lăng đá lên cao, thẳng, chân giậm co lên sát thân.
Phối hợp kỉ thuật chạy đà - giậm nhảy- trên không – tiếp đất.
Chạy đà và đưa đặt chân giậm nhảy.
Giậm nhảy- qua xà- tiếp đất.
Kiểm tra: Chạy đà- giậm nhảy- đá lăng đánh tay qua xà.
* Nhóm nam đổi nội dung tập cho nhóm nữ.
3- Trò chơi: Chạy tiếp sức. ( chơi 3 hiệp bên nào thắng 2 hiệp bên đó thắng cuộc)
Thả lỏng cơ bắp
Nhận xét giờ học

2 L
1 L
HS nhóm học phát cầu trên sân cầu, nhóm ôn đánh cầu cao thuận tay ở
ngoài.
*	*	*
*
*	*	*
*
(ổn định tổ chức, nội dung giao LT quản lí GV chuyển sang nhóm nam)
Củng cố trên sân cầu lông.
*	*	*	*	*	*
*	*	*	*	* Yêu cầu chân giậm
thu sát hông. GV
GV làm mẫu,	m, gv sửa sai.
*	*
hs	hs
GV
Kiểm tra theo đội hình tập luyện.
Nhóm nữ học nhảy cao, nam tập cầu lông.
* * * * * * *	!
hs tập cả nhó
* * * * * * *

GV
!
D - Hoạt động vận dụng.
- Dặn dò về nhà
-Xuống lớp.

~4’

Xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Bằng những phương pháp xử lý toán học thống kê tôi thấy thành tích kiểm tra của 2 nhóm: nhóm đối chứng có tăng nhưng tăng ít, nhóm thực nghiệm tăng hơn hẳn nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm tốt là do đưa vào quá trình tập luyện các bài tập hợp lý, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập cầu chính diện (cầu lông).
Qua đó, tôi có thể khẳng định được tính thực tiễn và hiệu quả của các bài tập đã chọn, nếu được đầu tư nhiều thời gian hơn nữa tôi tin chắc hiệu quả đem lại sẽ cao hơn.
Kiến nghị:
Qua đề tài này chúng tôi có hai vấn đề cần đề ra:
Thứ nhất, cơ sở vật chất phải được trang bị thêm nhiều dụng cụ học tập môn cầu lông nói riêng và các môn khác nói chung để có được kết quả tốt trong quá trình dạy và học của nhà trường
Thứ hai, các bài tập chúng tôi đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả kỉ thuật đập cầu chính diện (cầu lông) cho học sinh là có hiệu quả cao, nên đề nghị nhà trường cần ứng dụng ngay các bài tập này vào quá trình giảng dạy môn cầu lông của trường đồng thời nhân rộng ra cho các trường THPT trong địa bàn toàn huyện.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cầu lông người bạn của mọi nhà – Nguyễn Trương Tuấn, Nxb thể dục thể thao, 1998,-1396; 200cm.
Chỉ thị 36\CT\T W về công tác TDTT (1994).
Giáo trình Cầu Lông (2004) NXB Đại học Thể dục thể thao 2 - Nguyễn Vĩnh Tường.
Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu khoa học thể dục thể thao – NXB ĐH Sư Phạm xuất bản năm 2007 - Vũ Đức Thu – Vũ Thị Thanh Bình.
Hồ Hữu Phước (2007), Lý Luận và Phương pháp GDTC, giáo trình dành cho sinh viên chuyên nghành GDTC - Trường Đại học Quảng Nam.
Huấn luyện thể lực cho vận dộng viên Cầu lông – Nguyễn Hạc Thúy Nxb thể dục thể thao, 200-298tr; 21cm.
Nguyễn Đình Hiền (2004) Giáo trình Xác suất thống kê, NXB Sư Phạm Hà
Nội.
La Vĩnh Lộc - Ngô Thị Thảo Quỳnh (2008), Tâm lý học TDTT, bài giảng
dành cho sinh viên các lớp GDTC trường Đại học Quảng Nam.
Văn kiện Đại hội X của Đảng.
Vũ Đức Thu – Vũ Thị Thanh Bình (2007), Phương pháp nghiên cứu thể dục thể thao, NXB đại học sư phạm.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bai_tap_nang_cao_ky_thuat_dap_cau_chinh_dien_mon.docx
  • pdfLĩnh vực Thể dục- SKKN- Lê Quyết Thắng - THPt Anh Sơn 3.pdf