SKKN Sketchnote – phương pháp ghi bài sáng tạo bằng hình ảnh trong hóa học phát triển năng lực tư duy cho học sinh Trung học Phổ thông

Năng lực tư duy là khả năng tự suy nghĩ và tự giải quyết vấn đề để mang lại kết quả tốt. Với những người sở hữu được năng lực tư duy thì người đó có tính linh hoạt cao, có khả năng lắng nghe và quan sát quyết định đúng đắn và hiệu quả.

Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tưởng tượng, suy luận - giải quyết vấn đề, xử lý tình huống trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng chúng vào thực tiễn.

L.N.Tônxtôi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải của trí nhớ”. Như vậy, HS chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi họ thực sự tư duy.

Phát triển năng lực tư duy thực chất là hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo cho HS mà bước đầu là giải các “bài toán” nhận thức, vận dụng vào bài toán “thực tiễn” một cách chủ động và độc lập ở các mức khác nhau. Để phát triển năng lực tư duy, trong quá trình tổ chức học tập cần chú ý đến các hướng cơ bản sau:

- Sử dụng các phương pháp dạy học mang tính chất nghiên cứu, kích thích được hoạt động nhận thức, rèn luyện tư duy độc lập sáng tạo;

- Hình thành và phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề, tăng cường tính độc lập trong hoạt động. Người GV cần dạy cho HS biết cách lập kế hoạch làm việc, phân tích các yêu cầu của nhiệm vụ học tập và đề ra phương pháp giải quyết vấn đề một cách hợp lý, sáng tạo.

 

docx 86 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sketchnote – phương pháp ghi bài sáng tạo bằng hình ảnh trong hóa học phát triển năng lực tư duy cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sketchnote – phương pháp ghi bài sáng tạo bằng hình ảnh trong hóa học phát triển năng lực tư duy cho học sinh Trung học Phổ thông

SKKN Sketchnote – phương pháp ghi bài sáng tạo bằng hình ảnh trong hóa học phát triển năng lực tư duy cho học sinh Trung học Phổ thông
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI 
SKETCHNOTE – PHƯƠNG PHÁP GHI BÀI SÁNG TẠO BẰNG HÌNH ẢNH TRONG HÓA HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Lĩnh vực: HÓA HỌC 
Năm thực hiện: 2021 – 2022
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI 
SKETCHNOTE – PHƯƠNG PHÁP GHI BÀI SÁNG TẠO BẰNG HÌNH ẢNH TRONG HÓA HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Lĩnh vực: HÓA HỌC 
Nhóm tác giả: 
1. Nguyễn Thị Trang - Trường THPT Hoàng Mai 
2. Phan Thị Thanh Huyền - Trường THPT 1-5 
3. Nguyễn Văn Nam - Trường THPT Hoàng Mai 
Số điện thoại: 0986.233.401 
Năm thực hiện: 2021 – 2022
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLB Câu lạc bộ 
ĐC Đối chứng 
GV Giáo viên 
HK Học kỳ 
HS Học sinh 
SL Số lượng 
THPT Trung học phổ thông TL Tỉ lệ % 
TN Thực nghiệm
MỤC LỤC

Trang
Phần I. Đặt vấn đề.... 
1
1. Lý do chọn đề tài..... 
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.. 
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài... 
1
3.1. Đối tượng nghiên cứu.... 
1
3.2. Phạm vi nghiên cứu.. 
1
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. 
2
5. Những đóng góp mới của đề tài. 
2
5.1. Về lý luận. 
2
5.2. Về thực tiễn. 
2
Phần II. Nội dung nghiên cứu............. 
3
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 
3
1. Cơ sở lý luận. 
3
1.1. Bí mật hoạt động của não bộ 
3
1.2. Năng lực tư duy. 
5
1.3. Sketchnote - Phương pháp ghi bài sáng tạo bằng hình ảnh. 
7
2. Cơ sở thực tiễn. 
17
2.1. Thực trạng phát triển năng lực tư duy thông qua rèn luyện kỹ năng ghi chép bài môn Hóa học cho học sinh ở trường THPT Hoàng Mai và trường THPT 1-5.
17
2.2. Đề xuất biện pháp. 
21
Tiểu kết chương 1. 
21
Chương 2. SKETCHNOTE - Phương pháp ghi bài sáng tạo bằng hình ảnh trong Hóa học phát triển năng lực tư duy cho HS THPT
22
1. Trang bị kiến thức và hướng dẫn học sinh thực hành Sketchnote ghi chép bài học.
22

1.1. Các bước thực hiện một bản Sketchnote. 
22
1.2. Rèn luyện kỹ năng ghi chép bài bằng Sketchnote 
30
2. Ứng dụng Sketchnote trong dạy học môn Hóa học phát triển năng lực tư duy cho HS
35
2.1. Sketchnote bài mới ở nhà 
35
2.2. Ứng dụng Sketchnote trong dạy học nội dung 1: Các đơn chất Halogen trong chủ đề Nhóm Halogen.
36
2.3. Sketchnote bài học Axit sunfuric tại lớp.. 
39
Tiểu kết chương 2.. 
39
Chương 3. Thực nghiệm đề tài... 
40
1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài..... 
40
1.1. Mục đích thực nghiệm. 
40
1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.... 
40
2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm đề tài.. 
40
2.1. Đối tượng thực nghiệm. 
40
2.2. Phương pháp thực nghiệm. 
40
3. Nội dung thực nghiệm đề tài..... 
41
4. Tiến hành thực nghiệm đề tài.... 
41
4.1. Công tác chuẩn bị cho việc thực nghiệm. 
41
4.2. Thực nghiệm đề tài 
41
5. Kết quả thực nghiệm đề tài........ 
42
6. Phân tích kết quả thực nghiệm đề tài....... 
45
6.1. Về tinh thần học tập của HS.. 
45
6.2. Ý kiến của GV khi dạy học bằng Sketchnote - Phương pháp ghi bài sáng tạo bằng hình ảnh
45
Tiểu kết chương 3 
46
Phần III. Kết luận................. 
47
1. Bài học kinh nghiệm...... 
47

1.1. Về ưu điểm (thành công).. 
47
1.2. Về nhược điểm (hạn chế). 
47
2. Kiến nghị và đề xuất.......... 
47
Kết luận chung...... 
48
Tài liệu tham khảo.. 
49
Phụ lục 
50

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
Nghị quyết số 29/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, nhấn mạnh: “...Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học...”. Thực tế cho thấy năng lực tư duy là một trong những yếu tố quyết định thành công trong thời đại công nghệ 4.0. Theo đó, các môn khoa học nói chung và môn Hóa học nói riêng cần coi trọng hình thành và phát triển năng lực tư duy cho HS thông qua môn học. Trước hết là thông qua việc rèn luyện kỹ năng ghi chép, tự học, tự nghiên cứu tài liệu cho HS. Một trong những phương pháp ghi chép bài hiệu quả nhất hiện nay là Sketchnote. Không chỉ đơn giản là ghi lại thông tin, bởi việc Sketchnote bài học sẽ kích thích trí não theo nhiều cách hơn so với những bản ghi chép dài dòng cũ. Khi hai hệ thống bán cầu não cùng hoạt động sẽ tạo ra một thư viện kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh với sự tham chiếu chéo giữa chúng. Sketchnote kích hoạt chế độ từ ngữ và trực quan để nắm bắt khái niệm. Toàn bộ não xử lý và tiếp thu thông tin một cách dễ dàng thông qua việc nghe, nhìn, suy nghĩ, tổng hợp và nắm bắt ý tưởng. Sketchnote bài học thường xuyên không chỉ rèn luyện kỹ năng ghi chép mà còn phát triển năng lực tư duy theo 6 mức độ của thang đo Bloom như ghi nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. 
Với định hướng phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, lấy HS làm trung tâm và những hiểu biết nhất định của mình về đổi mới Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Chúng tôi nghiên cứu đề tài: “SKETCHNOTE – Phương pháp ghi bài sáng tạo bằng hình ảnh trong Hóa học phát triển năng lực tư duy cho HS THPT ... on có thể suy ra số nơtron. D. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. 
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không chính xác? 
A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân và vỏ nguyên tử. B. Tất cả các nguyên tử đều chứa đủ ba loại hạt cơ bản là electron, proton và nơtron. 
C. Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử được tạo bởi các hạt proton và nơtron. D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron. 
Câu 6. Chọn phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử. 
A. Nguyên tử được tạo thành từ đủ 3 loại hạt cơ bản là electron, proton và nơtron (trừ hiđro). 
B. Vỏ nguyên tử mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. C. Trong nguyên tử, số electron bằng số proton nên nguyên tử trung hòa về điện. D. Hạt nhân nguyên tử có hạt nơtron mang điện tích dương và hạt proton không mang điện. 
Câu 7. Mệnh đề nào sau đây là đúng? 
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử canxi mới có 20 proton. 
B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử canxi mới có 20 nơtron.
71 
C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử canxi mới có tỉ lệ giữa số proton và số nơtron là 1 : 1. 
D. Chỉ có nguyên tử canxi mới có số khối bằng 40. 
Câu 8. Electron được tìm ra năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom-xơn (J.J.Thomsom). Đặc điểm nào dưới đây không phải của electron? A. Electron có khối lượng bằng khoảng 1/1840 khối lượng nguyên tử nhẹ nhất là Hiđro. 
B. Electron có điện tích hạt nhân bằng -1,6.10-19C. 
C. Dòng electron bị lệch về phía cực âm trong điện trường. 
D. Đường kính của electron vào khoảng 10-17m. 
Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron, proton và nơtron là 155 hạt. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tổng số hạt proton và nơtron trong nguyên tử X là 
A. 108. B. 122. C. 61. D. 94. Câu 10. Dược chất FDG (dùng trong chụp PET/CT để 
phát hiện, điều trị ung thư, tim mạch) được tạo ra khi 
thay thế nhóm OH trong phân tử glucozơ bằng nguyên 
18 . Kỹ thuật PET/CT giúp phát 
tử đồng vị đánh dấu 9F 
hiện vị trí các tế bào có tốc độ tiêu thụ glucozơ lớn 
(thường là tế bào ung thư). Số hạt nơtron trong nguyên 
18 là 
tử 9F 
A. 9. B. 10. C. 8. D. 11. Đáp án: 
Mỗi câu HS chọn đáp án đúng được 1 điểm.
Câu 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10
Đáp 
án 
D 
C 
D 
C 
B 
D 
A 
C 
A 
B

72 
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 
ĐƠN CHẤT HALOGEN 
Câu 1. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm Halogen đều có A. 3e. B. 5e. C. 7e. D. 8e. Câu 2. Những nguyên tố ở nhóm nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np5? 
A. Nhóm Cacbon. B. Nhóm Nitơ. 
C. Nhóm Oxi. D. Nhóm Halogen. 
Câu 3. Hãy nối tên của các đơn chất halogen với ống nghiệm có màu sắc tương ứng với đơn chất. 
Flo 
Clo 
Brom 
Iot 
Câu 4. Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố Halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron? 
A. Nhận thêm 1e. B. Nhận thêm 7e. 
C. Nhường đi 1e. D. Nhường đi 7e. 
Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm Halogen (F, Cl, Br, I)? 
A. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm Halogen có khả năng thu thêm 1e. B. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm Halogen tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với Hiđro. 
C. Các Halogen có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.
73 
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Halogen có 7e. 
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất Halogen (F2, Cl2, Br2, I2)? 
A. Ở điều kiện thường các Halogen đều là chất khí. 
B. Các đơn chất Halogen vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. C. Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất Halogen có tính oxi hóa. D. Các đơn chất Halogen đều tác dụng mạnh với nước. 
Câu 7. Tính chất hóa học của các chất theo thứ tự từ F2, Cl2, Br2, I2 thể hiện A. tính oxi hóa tăng, tính khử tăng. B. tính oxi hóa giảm, tính khử tăng. C. tính oxi hóa tăng, tính khử giảm. D. tính oxi hóa giảm, tính khử giảm. Câu 8. Phát biểu nào sau đây không chính xác? 
A. Tính chất hóa học cơ bản của các Halogen là tính oxi hóa. 
B. Khuynh hướng hóa học chung của các Halogen là nhận thêm 1e vào lớp ngoài cùng. 
C. Thành phần và tính chất hóa của các hợp chất chứa các nguyên tố Halogen là tương tự nhau. 
D. Trong các hợp chất, các nguyên tố Halogen có các số oxi hóa là -1, +1, +3, +5, +7. 
Câu 9. Chỉ ra đâu không phải là đặc điểm chung của tất cả các Halogen? A. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử Halogen dễ thu thêm 1e. B. Các nguyên tố Halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hóa là -1, +1, +3, +5, +7. 
C. Halogen là những phi kim điển hình. 
D. Liên kết trong phân tử Halogen X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành 2 nguyên tử Halogen X. 
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là không đúng? 
A. Độ âm điện của các nguyên tố Halogen tăng từ iot đến flo. B. HF là axit yếu, còn HCl, HBr, HI là những axit mạnh. 
C. Flo là nguyên tố có độ âm điện cao nhất trong Bảng tuần hoàn. D. Trong các hợp chất với hiđro và kim loại, các Halogen thể hiện số oxi hóa từ - 1 đến +7. 
Đáp án: 
Mỗi câu HS chọn đáp án đúng được 1 điểm.
Câu 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10
Đáp 
án 
C 
D 

A 
C 
C 
B 
D 
B 
D

74 

File đính kèm:

  • docxskkn_sketchnote_phuong_phap_ghi_bai_sang_tao_bang_hinh_anh_t.docx