SKKN Rèn luyện kĩ năng tìm lời giải Hình học 9 bằng "Phương pháp phân tích đi lên"

Toán học có vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là trong kỷ nguyên của “công nghệ hiện đại và thông tin” cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, việc nắm vững các kiến thức toán học giúp cho học sinh có cơ sở nghiên cứu các bộ môn khoa học khác đồng thời có thể hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Trong nhà trường phổ thông có thể nói môn toán là một trong những môn học giữ một vị trí hết sức quan trọng. Bởi lẽ Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính trừu tượng cao, tính logíc đồng thời môn toán còn là bộ môn công cụ hổ trợ cho các môn học khác. Trong chương trình toán trung học cơ sở, môn Hình học là rất quan trọng và rất cần thiết cấu thành nên chương trình toán học ở trung học cơ sở cùng với môn số học và đại số.

Đối với nhiều học sinh bậc trung học cơ sở, Hình học thật sự là một môn học khó, đòi hỏi sự tư duy của các em rất cao. Vì vậy, có rất nhiều học sinh dù học giỏi môn đại số nhưng các em chỉ đạt điểm trung bình khi làm bài kiểm tra môn hình học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả xếp loại môn toán cũng như xếp loại học lực của các em. Với tầm quan trọng như vậy, thì việc cải tiến phương pháp dạy học nói chung và phương pháp “rèn kỹ năng vẽ hình và phân tích tìm lời giải bài toán hình học 9” nói riêng vừa là một yêu cầu cần thiết vừa là nhiệm vụ thường xuyên đối với giáo viên dạy toán. Vì vậy người thầy phải tạo cho học sinh hướng suy nghĩ, tìm tòi khám phá ra những hướng chứng minh cho mỗi bài toán hình học từ đó học sinh hứng thú say mê, yêu thích môn học và vận dụng sáng tạo kiến thức môn học vào thực tiễn và cuộc sống.

pdf 23 trang Huy Quân 28/03/2025 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng tìm lời giải Hình học 9 bằng "Phương pháp phân tích đi lên"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn luyện kĩ năng tìm lời giải Hình học 9 bằng "Phương pháp phân tích đi lên"

SKKN Rèn luyện kĩ năng tìm lời giải Hình học 9 bằng "Phương pháp phân tích đi lên"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÌM LỜI GIẢI 
HÌNH HỌC 9 BẰNG “PHƯƠNG PHÁP 
PHÂN TÍCH ĐI LÊN 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI : 
 Toán học có vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong khoa học và công 
nghệ hiện đại, nhất là trong kỷ nguyên của “công nghệ hiện đại và thông tin” 
cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, việc nắm vững các kiến thức toán 
học giúp cho học sinh có cơ sở nghiên cứu các bộ môn khoa học khác đồng thời 
có thể hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống. 
 Trong nhà trường phổ thông có thể nói môn toán là một trong những môn 
học giữ một vị trí hết sức quan trọng. Bởi lẽ Toán học là một bộ môn khoa học tự 
nhiên mang tính trừu tượng cao, tính logíc đồng thời môn toán còn là bộ môn 
công cụ hổ trợ cho các môn học khác. 
Trong chương trình toán trung học cơ sở, môn Hình học là rất quan trọng 
và rất cần thiết cấu thành nên chương trình toán học ở trung học cơ sở cùng với 
môn số học và đại số. 
Đối với nhiều học sinh bậc trung học cơ sở, Hình học thật sự là một môn 
học khó, đòi hỏi sự tư duy của các em rất cao. Vì vậy, có rất nhiều học sinh dù 
học giỏi môn đại số nhưng các em chỉ đạt điểm trung bình khi làm bài kiểm tra 
môn hình học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả xếp loại môn toán cũng như xếp loại 
học lực của các em. Với tầm quan trọng như vậy, thì việc cải tiến phương pháp 
dạy học nói chung và phương pháp “rèn kỹ năng vẽ hình và phân tích tìm lời giải 
bài toán hình học 9” nói riêng vừa là một yêu cầu cần thiết vừa là nhiệm vụ 
thường xuyên đối với giáo viên dạy toán. Vì vậy người thầy phải tạo cho học 
sinh hướng suy nghĩ, tìm tòi khám phá ra những hướng chứng minh cho mỗi bài 
toán hình học từ đó học sinh hứng thú say mê, yêu thích môn học và vận dụng 
sáng tạo kiến thức môn học vào thực tiễn và cuộc sống. 
 2 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
Để học tốt môn Hình học học sinh cần rèn luyện các kỹ năng như: Vẽ hình, 
phân tích bài toán, định hướng cách giải, giải bài toán và mở rộng bài toán; trong 
đó việc phân tích bài toán là khó nhất và quyết định kết quả của bài toán. Với 
việc nhìn nhận được tầm quan trọng của vấn đề và đứng trước thực trạng trên tôi 
quyết định chọn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài mang tên là: 
“Rèn luyện kỹ năng phân tích tìm lời giải hình học 9 bằng phương pháp 
phân tích đi lên” Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong 
dạy học môn hình học lớp 9 của trường trung học phổ thông Định An theo tinh 
thần đổi mới. Củng cố thêm nghiệp vụ giảng dạy của mình, đồng thời mong 
được đóng góp một phần nhỏ bé của mình với các bạn đồng nghiệp và giúp cho 
sự nghiệp giáo dục của đơn vị cũng như của ngành được nâng lên. 
3 . PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI: 
3.1. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. 
 a . Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm: 
 - Phạm vi nội dung: Biện pháp rèn kỹ năng phân tích đi lên giúp học sinh 
tìm lời giải hình học 9 
- Phạm vi không gian: Khối lớp 9 Trường trung học phổ thông Định An. 
 b . Thời gian nghiên cứu: 
 -Nghiên cứu trong 4 năm học: Năm học : 2008-2009; 2009-2010; 2010-
2011; 2011-2012. 
 -Kế hoạch nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm : 
 +Năm học 2008-2009: Tìm kiếm vấn đề nghiên cứu và nghiên cứu lí 
thuyết; xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm, hoàn chỉnh các biểu mẫu điều 
tra. 
 +Năm học 2009-2010; 2010 - 2011: Tiến hành điều tra học sinh, xử lí số 
liệu, cho vận dụng vào thực tế giảng dạy môn hình học lớp tại trường. 
 +Năm học 2011-2012: Kiểm chứng, điều chỉnh và viết chính thức các nội 
dung của sáng kiến kinh nghiệm, in ấn đóng quyển và nộp. 
3.2. Đối tượng nghiên cứu. 
 Học sinh có học lực đa số trung bình-yếu của trường trung học phổ thông 
Định An qua các năm học. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 
 Tiến hành sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng các nhóm phương pháp 
sau : 
 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết : 
 Đọc và phân tích tài liệu về phương pháp dạy học môn toán; đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh; sách giáo 
khoa và sách bài tập; tài liệu tham khảo của bộ môn toán hình 9, các bài viết của 
chuyên gia và đồng nghiệp trên Internet,  
 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : 
- Quan sát theo dõi học sinh và học hỏi đồng nghiệp . 
- Phương pháp điều tra sư phạm: Phỏng vấn, trao đổi; khảo sát điều tra số 
liệu theo phiếu; thống kê và phân tích số liệu điều tra (thống kê trước và sau khi 
sử dụng phương pháp). 
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Giảng dạy thực nghiệm tại trường, 
chọn 2 lớp (một lớp dạy theo cách thông thường, một lớp dạy theo phương pháp 
của đề tài) để so sánh kết quả. 
 -Tổng kết kinh nghiệm và đánh giá kết quả. 
B. PHẦN NỘI DUNG: 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu 
tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng và thực hiện các giải pháp hợp 
 lý cho những vấn đề trong cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan là một 
vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm. Vấn đề trên cũng nằm trong 
mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. 
Quá trình học sinh nắm vững kiến thức không phải là tự phát mà là một quá 
trình có mục đích rõ rệt, có kế hoạch tổ chức chặt chẽ, một quá trình nỗ lực tư 
duy trong đó học sinh phát huy tính tích cực, tính tự giác của mình dưới sự chỉ 
đạo của giáo viên. Trong quá trình ấy mức độ tự lực của học sinh càng cao thì 
việc nắm kiến thức càng sâu sắc, tư duy độc lập sáng tạo càng phát triển cao, kết 
quả học tập càng tốt. Trên thực tế quá trình dạy học là quá trình thống nhất bao 
gồm quá trình dạy và quá trình học, nó là một hệ thống tác động lẫn nhau giữa 
giáo viên và học sinh, trong đó mỗi chủ thể tác động lẫn nhau có vai trò và chức 
năng của mình. Điều quan trọng là hình thành cho các em cách học có hiệu quả 
nhất, đáp ứng được nhu cầu kiến thức bộ môn. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới dạy học môn toán, 
trong trường phổ thông, dạy toán là dạy hoạt động toán học. Đối với học sinh có 
thể xem việc giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Quá trình 
giải toán đặc biệt là giải toán hình học là quá trình rèn luyện phương pháp suy 
nghĩ, phương pháp tìm tòi và vận dụng kiến thức vào thực tế. Thông qua việc 
giải toán thực chất là hình thức để củng cố, khắc sâu kiến thức rèn luyện được 
những kĩ năng cơ bản trong môn toán. 
Vì vậy trong công tác đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới 
phương pháp dạy môn toán nói riêng, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng sáng tạo 
các phương pháp dạy học phù với môn học, đặc biệt cần phải tổ chức dạy học 
sao cho học sinh hứng thú say mê, yêu thích môn học nói riêng và các bộ môn 
học khác nói chung, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng và nhận thức của học 
sinh. Nhiệm vụ cơ bản của bộ môn là đảm bảo cho học sinh nắm vững những 
kiến thức và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. 
2. CƠ SỞ THỰC TIỂN: 
 Trong các môn học ở trường phổ thông, học sinh rất ngán học môn toán và 
“sợ” môn hình học. Học sinh “sợ”môn hình học cũng có lý do của nó, bởi lẽ các 
em cho rằng hình học là môn học rất khó, trừu tượng cao đối với học sinh bậc 
trung học cơ sở và bởi đây là môn học đòi hỏi độ chính xác cao, khả năng lập 
luận tốt. Ngoài ra, môn hình học còn đòi hỏi học sinh phải có trí tưởng tượng, óc 
suy xét và tư duy logic. Do vây học sinh đều cảm thấy có ít nhiều khó khăn, bởi 
vì các em chưa biết vẽ hình, lúng túng khi phân tích một đề toán hình. Bởi vậy 
chất lượng học tập môn hình của các em còn thấp. Qua kinh nghiệm của bản 
thân và một số đồng nghiệp tôi rút ra được một số nguyên nhân sau: 
-Các em còn yếu trong việc vẽ hình hay vẽ hình thiếu chính xác. 
-Khả năng suy luận hình học còn hạn chế dẫn đến việc xây dựng kế hoạch 
giải bài toán hình học còn khó khăn. 
-Việc trình bày bài giải của học sinh còn thiếu chính xác, chưa khoa học, còn 
lủng củng, nhiều khi đưa ra khẳng định còn thiếu căn cứ, không chặt chẽ. 
- Một số em có thể do tâm lý ngại học hoặc sợ môn hình nên càng làm cho 
bài toán từ dễ trở thành khó. Học sinh chưa biết nghĩ từ đâu? nghĩ như thế nào? 
cách trình bày, lập luận ra sao ở một bài toán hình? 
- Trong sách giáo khoa bài toán mẫu còn ít, hướng dẫn gợi ý không đầy đủ 
nên khó tiếp thu. Hơn nữa khối lượng kiến thức, bài tập trong sách giáo khoa 
khá nhiều đôi khi thầy và trò không làm hết trong thời gian qui định. 
Kết quả điều tra thực trạng cho thấy: Thực tế, học sinh học phân môn hình 
học còn yếu về mọi mặt, tỉ lệ học sinh khá, giỏi bộ môn toán hình trong các 
trường còn hạn chế, khả năng vẽ hình và tư duy sáng tạo của học sinh còn yếu, 
nên số học sinh yếu kém chiếm tỉ lệ cao số học sinh yêu thích môn hình còn ít. 
-Kết quả điều tra qua 150 bài kiểm tra một tiết môn hình học lớp 9 của 
trường trung học phổ thông Định An trong năm học 2008-2009 cho thấy: 
Điều tra 150 Giỏi Khá Trung bình Yếu kém 
 bài kiểm tra SL % SL % SL % SL % SL % 
9 6% 18 12% 72 48% 31 20,5% 20 13.5% 
-Kết quả điều tra qua 45 học sinh lớp 9 của trờng trung học phổ thông Định 
An trong năm học 2008-2009 về thái độ đối với môn hình học cho thấy: 
Điều tra 
45 HS 
Yêu thích môn học Bình thường Không thích học 
SL % SL % SL % 
9 20% 20 44,4% 11 35,6% 
3.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
3.1 . Đối với học sinh : 
Về khách quan cho thấy hiện nay năng lực học môn hình học của học sinh 
còn thấp; Khi nói đến môn hình học thì học sinh thường ngại học đặc biệt là quá 
trình vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập và thực tiễn, quá trình làm bài 
tập đôi khi còn gặp nhiều bế tắc, vẽ hình còn không đúng, không biết bắt đầu từ 
đâu, không biết nhìn nhận phân tích hình vẽ để làm bài, quá trình giải thì suy 
luận thiếu căn cứ hoặc luẩn quẩn, trình bày cẩu thả, tuỳ tiện. Đa số học sinh chỉ 
làm những bài toán chứng minh hình học đơn giản. Song thực tế nội dung của 
bài toán hình thì rất phong phú và có nhiều cách giải khác nhau. Hơn nữa học 
sinh khai thác và phát triển bài toán 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ren_luyen_ki_nang_tim_loi_giai_hinh_hoc_9_bang_phuong_p.pdf