SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học phần axit tác dụng với dung dịch muối Cacbonat bằng phương pháp bảo toàn ion
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người.
Do vậy, trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục được áp dụng, tuy có khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục nhưng đều hướng tới mục tiêu nhân cách. Trong đó việc hình thành phẩm chất và năng lực con người (đức, tài) được quan tâm nhấn mạnh.
Qua các thời kỳ với các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách nói chung và phẩm chất, năng lực nói riêng của con người với tư cách là thành viên trong xã hội cũng có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời đại.
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu như trước đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ.
Thật vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền
thông, giáo dục cần phải giúp người học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được với yêu cầu mới. Hệ thống phẩm chất, năng lực đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của người học, phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học. Theo đó, những phát triển của phẩm chất, năng lực người học trong quá trình giáo dục cũng sẽ là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học phần axit tác dụng với dung dịch muối Cacbonat bằng phương pháp bảo toàn ion
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC PHẦN AXIT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI CACBONAT BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ION LĨNH VỰC: HÓA HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 1 ===== & ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC PHẦN AXIT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI CACBONAT BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ION LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tên tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng Môn: Hóa Năm học: 2021- 2022 Số điện thoại: 0395389789 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài 1 Tính sáng tạo 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 Cơ sở khoa học 3 Năng lực và sự phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông 4 Khái niệm năng lực 5 Các loại năng lực và cấu trúc năng lực 6 Phẩm chất và năng lực 8 Số liệu điều tra trước khi áp dụng đề tài 8 Phân tích đánh giá số liệu 9 Phương pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 9 Phân tích bài toán gốc 10 Phương pháp tổng quát 12 Xây dựng bài toán mới từ bài toán gốc 13 Dạy học sinh tiếp thu được phương pháp giải toán như thế nào? 18 Một số bài tập tương tự 19 Một số dạng bài tập liên quan 22 Ưu điểm, nhược điểm 23 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 25 Kết luận 25 Kiến nghị đề xuất 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 là phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục phổ thông, hiện nay trong các nhà trường đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống, ý thức tự học và tự học suốt đời có định hướng nghề nghiệp. Việc giảng dạy học sinh ở các trường trung học phổ thông, đặc biệt là dạy học sinh khá, giỏi, ôn thi đại học - cao đẳng đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên sưu tầm, cập nhật, giải các dạng toán rồi tổng kết phương pháp chung, từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp cho học sinh dễ hiểu. Trong thời giảng dạy và ôn thi đại học, tôi đã tìm được một dạng bài tập trên các sách, báo, đề thi đó là các bài tập khi nhỏ từ từ dung dịch axit vào dung dịch muối cacbonat. Tôi đã giải chúng bằng nhiều cách khác nhau và rút ra được phương pháp giải nhanh và hiệu quả nhất. Do đó, để nâng cao khả năng giải bài tập nhanh và chính xác, để có tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, ôn thi đại học - cao đẳng, tôi đã sưu tầm và rút ra phương pháp chung để giải nhanh các bài tập khi cho từ từ axit vào dung dịch muối cacbonat. Qua đó giúp học sinh tiếp cận, làm quen với phương pháp này để đem lại hiệu quả học tập cao hơn. Đồng thời để có thêm cơ hội trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp gần xa, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học phần axit tác dụng với dung dịch muối cacbonat bằng phương pháp bảo toàn ion” làm hướng nghiên cứu cho mình. Tính sáng tạo Ta xét bài toán Hấp thụ hoàn toàn a mol CO2 ở (đktc) vào dung dịch chứa b mol KOH và c mol NaOH thu được dung dịch A. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa d mol axit HCl vào dung dịch A đến phản ứng hoàn toàn thu được e mol CO2 và dung dịch B. Tính a hoặc b,c hoặc d hoặc e khi biết các giá trị còn lại? Phân tích bài toán: Đối với bài toán này thì học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định các chất trong dung dịch A và đối với học sinh giỏi phải trả lời rất nhiều câu hỏi như: Trong A có gì? Có kiềm dư không? Nếu dư thì chất nào dư hay cả hai chất? Có muối cacbonat không? Nếu có thì là muối nào? Có muối hidrocacbonat không? Nếu có thì là muối nào? Qua quá trình giảng dạy,ôn luyên học sinh giỏi và ôn thi THPT Quốc Gia tôi thấy rằng: Mặc dù một số học sinh nắm rất chắc phần giải toán bằng phương trình ion thu gọn,bảo toàn điện tích,bảo toàn electron,bảo toàn khối lượng,bảo toàn nguyên tố nhưng khi gặp bài toán này bắt buộc các em phải xét ít nhất hai trường hợp: Trường hợp 1: Kiềm dư =>Các ion trong dung dịch A gồm 3 K + ;CO2- ;OH - ; Na+ Trường hợp 2: Kiềm phản ứng hết => trong dung dịch A có thể chứa các ion sau: 3 3 K + ;CO2-; HCO-; Na+ Sau đó các em viết phương trình phản ứng xẩy ra khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A.Ở đây các em tiếp tục gặp khó khăn sau: - Trong trường hợp 1(nhiều em lại mắc sai lầm thứ tự phản ứng với ion H+) H+ + OH- g H2O (Nếu H+ dư) 3 3 H+ + CO2- g HCO- (Nếu H+ vẫn dư) 3 H+ + HCO- g CO2 + H2O Bài giải quá dài (hơn một trang) do số phương trình phản ứng nhiều (mặc dù đã viết ở dạng phương trình thu gọn) lại phải giải hai trường hợp xẩy ra. Bài toán qúa nhiều bước phức tạp nên dễ gặp sai sót Thời gian giải bài toán quá dài (em giải nhanh nhất hết 30 phút) Với các nhượng điểm trên thì cách giải này không thích hợp cho bài thi trắc nghiệm để khắc phục nhược điểm trên tôi xin trình bày cách giải mới “Sử dụng bảo toàn số mol nguyên tố để giải bài toán cho từ từ axit vào dung dịch muối cacbonat” Trong cách giải này ta không xét đến các chất t ... liệu để giảng dạy, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, ôn thi đại học - cao đẳng. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng sáng tạo các kiến thức về CO2 và muối cacbonat và các định luật bảo toàn trong hóa học vào giải các bài tập, giúp các em tự tin hơn khi gặp các bài toán về CO2 tác dung với dung dich bazơ. Trong quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng cho học sinh giải bài tập về CO2 tác dung với dung dịch bazơ sau đó cho dung dich thu được tác dung với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối hoặc đun nóng, các em tiếp thu được và làm tốt hơn, nhanh hơn so với những học sinh không được tiếp cận phương pháp này. Cụ thể như sau: Để có được sự đánh giá khách quan hơn tôi đã chọn ra 2 lớp 11 có học lực tương đương nhau, một lớp để làm đối chứng và một lớp để thực nghiệm. Lớp đối chứng vẫn được tiến hành ôn tập bình thường, lớp thực nghiệm được vận dụng giải bài tập CO2 tác dụng dung dịch bazơ, sau đó cho dung dich thu được tác dung với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối hoặc đun nóng. Sau đó cả hai lớp được làm một bài kiểm tra trong thời gian một tiết, hình thức kiểm tra là trắc nghiệm khách quan phối hợp với tự luận, nội dung bài kiểm tra có đầy đủ các dạng bài tập về bài tập về CO2 tác dung với dung dịch bazơ sau đó cho dung dich thu được tác dung với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối hoặc đun nóng. Sau đây là kết quả thu được: Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm xi trở xuống Lần kiểm tra Lớp Sĩ số Phương án Điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phân phối kết quả kiểm tra Lần 1 11A3 34 TN 0 0 1 1 2 12 12 4 2 0 11A4 34 ĐC 0 1 1 5 5 12 5 4 1 0 Lần 2 11A3 34 TN 0 0 1 1 2 10 10 7 2 1 11A4 34 ĐC 0 1 1 5 5 11 5 5 1 0 % học sinh đạt điểm Xi trở xuống Lần 1 11A3 34 TN 0 0 2,94 5,88 11,76 47,05 82,35 94,12 100 100 11A4 34 ĐC 0 2,94 5,88 20,59 35,29 70,59 85,29 97,06 100 100 Lần 2 11A3 34 TN 0 0 2,94 5,88 11,76 41,18 70,59 91,18 97,06 100 11A4 34 ĐC 0 2,94 5,88 20,59 35,29 67,65 82,35 97,06 100 100 Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn học sinh các lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm chính: + Tỷ lệ % học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là thấp hơn so với lớp đối chứng. + Tỷ lệ % học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi của các lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là cao hơn so với với lớp đối chứng. Như vậy có thể khẳng định rằng kinh nghiệm trên có tác dụng tới việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Kết luận SKKN này giúp tác giả cùng các đồng nghiệp có thêm tài liệu để giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, ôn thi đại học - cao đẳng, giúp các em học sinh giải được nhanh hơn, thành thạo hơn các bài tập về bài tập CO2 tác dụng dung dịch bazơ. Đề tài được viết ra xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học - phương pháp giải bài tập hóa học hiện nay và kinh nghiệm được chắt lọc từ quá trình dạy học của bản thân. Mặc dù phạm vi đề cập còn nhỏ nhưng hi vọng sau đề tài này sẽ có rất nhiều đề tài ở dạng khác để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp giải bài tập hóa học nói riêng trong nhà trường. Đề tài có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh có trình độ khác nhau. Khi áp dụng đề tài này, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo trong việc đưa ra cho từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên thực tế cho thấy, chủ yếu sử dụng phương pháp này trong bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi đại học - cao đẳng. Với lòng yêu nghề, sự đam mê môn hóa học, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi và đã lựa chọn được phương pháp “Vận dụng định luật bảo toàn điện tích để giải bài toán về CO2 tác dụng với dung dịch bazơ kiềm”. Quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Kiến nghị đề xuất a, Để giải được dạng bài tập về CO2 tác dung với dung dịch bazơ theo phương pháp vận dụng định luật bảo toàn điện tích giáo viên cần giúp học sinh: Hiểu rõ định luật bảo toàn điện tích. Phải nắm vững kiến thức về phản ứng của CO2 với dung dịch bazơ. Vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn các định luật bảo toàn trong hóa học khi giải bài tập. Đặc biệt là định luật bào toàn điện tích và bảo toàn nguyên tố. Biết phân tích được sự tồn tại và không tồn tại được của các ion trong dung dịch. b, Để giải được bài tập về CO2 tác dung với dung dịch bazơ rất cần thiết phải hiểu rõ sự tồn tại của các ion trong dung dịch sau phản ứng. Do đó, khi giảng dạy để khắc sâu kiến thức giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh biết những ion nào cùng tồn tại được trong dung dịch và những ion nào không cùng tồn tại được ở trong dung dịch. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách giáo khoa và sách giáo viên môn hóa 11, NXB giáo dục 2011. 2/ Đề thi đại học của bộ năm từ 2011-2021 3/ Đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 tỉnh Nghệ An năm 2013-2021. 4/ Đề thi thử đại học - cao đẳng của các trường 5/ Các tạp chí hóa học và ứng dụng
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_pham_chat_nang_luc_hoc_sinh_thong_qua_boi_du.docx
- Nguyễn Mạnh Hùng -Quỳ hợp-HÓA HỌC.pdf