SKKN Phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án "Sự ô nhiễm không khí" bài oxi – ozon Hoá học 10 cơ bản

Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,.Năng lực của cá nhân được hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Theo CTGDPT mới, giáo dục cần hình thành và phát triển cho HS 5 phẩm chất và 10 năng lực.

Năng lực có thể chia thành hai loại:

+ Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên sự di truyền của con người, quá trình giáo dục và thông qua trải nghiệm cuộc sống. Các năng lực này đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau.

+ Năng lực năng lực chuyên biệt: Là sự thể hiện có tính chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Năng lực chung và năng lực chuyên biệt có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, bổ sung cho nhau, năng lực riêng được phát triển dễ dàng và nhanh chóng hơn trong điều kiện tồn tại năng lực chung. Năng lực có mối quan hệ biện chứng qua lại với tư chất, với thiên hướng cá nhân, với tri thức kĩ năng, kĩ xảo và bộc lộ qua trí thức, kĩ năng, kĩ xảo. Năng lực được hình thành và phát triển trong hoạt động, nó là kết quả của quá trình giáo dục, tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân trên cơ sở tiền đề tự nhiên của nó là tư chất .

 

docx 59 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án "Sự ô nhiễm không khí" bài oxi – ozon Hoá học 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án "Sự ô nhiễm không khí" bài oxi – ozon Hoá học 10 cơ bản

SKKN Phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án "Sự ô nhiễm không khí" bài oxi – ozon Hoá học 10 cơ bản
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC HÓA HỌC
Đề tài:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ CHỦ, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC DỰ ÁN “SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ”
BÀI OXI – OZON HOÁ HỌC 10 CƠ BẢN.
Người thực hiện: TRẦN THỊ THANH HÀ Chức vụ: Giáo viên
Tổ bộ môn: Tự nhiên
Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 3 Điện thoại: 0348.100.553
Diễn Châu, tháng 4 năm 2022
PHỤ LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lý do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	2
Nhiệm vụ nghiên cứu	2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	3
Cải tiến, đóng góp mới của đề tài.	3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	3
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề	3
Năng lực và năng lực tự chủ, sáng tạo trong giải quyết vấn đề	3
Dạy học theo dự án	6
Vai trò của dạy học dự án trong việc phát triển năng lực giải quyết	10
Chương 2. Cơ sở thực tiễn	11
Thực trạng dạy học môn hoá học	11
Những thuận lợi và khó khăn khi đưa DHDA vào trường phổ thông	13
Các biện pháp đưa DHDA vào môn hóa trường trung học	14
DỰ ÁN: SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ	15
TỔNG QUAN DỰ ÁN	15
Mục tiêu của dự án	16
Thời gian thực hiện: 3 ngày	17
NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN	17
Lí do hình thành dự án	17
Nhiệm vụ của dự án	17
Điều kiện thực hiện dự án	18
Hồ sơ bài dạy	18
Tổ chức thực hiện	20
Thực nghiệm sư phạm	39
PHẦN III. KẾT LUẬN	46
Kết luận	46
Đề xuất	47
TÀI LIỆU THAM KHẢO	48
Phụ lục 2: Bài kiểm tra đánh giá năng lực sau khi thực hiện dự án.	52
Phụ lục 3: Hình ảnh các hoạt động của học sinh trong quá trình	55
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DHDA
Dạy học dự án
THPT
Trung học phổ thông
GDPT
Giáo dục phổ thông
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
GQVĐ
Giải quyết vấn đề
NLGQVĐTC&ST
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
PPDH
Phương pháp dạy học
KHTN
Khoa học tự nhiên
ĐH
Đại học
CĐ
Cao đẳng
CNTT
Công nghệ thông tin
PPCT
Phân phối chương trình

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung của toàn thế giới, được toàn cầu đặc biệt quan tâm. Theo báo cáo tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 do Viện Ảnh hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới rất đáng báo động. Tình trạng này không phải chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ trước, tuy nhiên con người vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.
WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Chúng ta không thể chỉ chú trọng vào việc khai thác sản xuất sinh lợi, nâng cao kinh tế mà còn cần chú trọng vào công tác bảo vệ môi trường sống để vươn tới sự phát triển bền vững. Do đó, cần phải thực hiện song song hai nhiệm vụ: Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường không khí.
Là người giáo viên, tôi nhận thức được tác hại rất nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường không khí đối với sức khỏe con người, vì thế việc đưa “giáo dục môi trường không khí” vào học đường là việc làm vô cùng cần thiết. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở tìm tòi phương pháp để đưa kiến thức này phổ biến cho học sinh. Vì chính các em học sinh là những người góp phần trực tiếp bảo vệ môi trường và còn là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác bảo vệ môi trường tại gia đình, nhà trường và nơi các em sinh sống.
Hiện nay, bên cạnh những quan điểm dạy học tích cực như dạy học hợp tác, dạy học khám phá thì một hình thức khác là dạy học dự án vừa có tính tích cực vừa có tính thực tiễn cao, phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục. Phương pháp dạy học này mang lý thuyết lại gần với thực tế, gần gũi với cuộc sống của chính người học, góp phần khơi gợi hứng thú học tập và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho người học bước vào cuộc sống sau này. DHDA được rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Đan Mạch,quan tâm và có nhiều công trình giá trị về lý luận cũng như thực tiễn đối với phương pháp này. Dạy học theo dự án có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và phù hợp với lộ trình tiến tới định hướng thay thế dần chương trình dạy học định hướng nội dung bằng chương trình dạy học định hướng năng lực. Nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Với định hướng phát triển năng lực, lấy học sinh làm trung tâm và những hiểu biết nhất định của mình về đổi mới Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, từ việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự  ... n hạn chế
Trả lời sai
2đ 1,5đ
1đ
0đ

7
Hợp tác làm việc
Hợp tác tốt, hiệu quả
Hợp tác vừa phải
Hợp tác nhưng không hiệu quả
Không hợp tác
1đ 0,8đ
0,5đ
0đ
Tổng


10đ

Phụ lục 2: Bài kiểm tra đánh giá năng lực sau khi thực hiện dự án.
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
( Đề gồm 1 trang)
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SAU DỰ ÁN “SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ”
NĂM HỌC 2020 -2021

Mã đề : 102
MÔN THI : HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài 15 phút
Câu 1: Sự hình thành tầng ozon (O3) trên tầng bình lưu của khí quyển là do:
Tia tử ngoại của mặt trời chuyển hoá các phân tử oxi.
Sự phóng điện (sét) trong khí quyển.
Sự oxi hoá một số hợp chất hữu cơ trên mặt đất.
A và B đều đúng.
Câu 2: Hãy chỉ ra nhận xét sai, khi nói về khả năng phản ứng của oxi?
O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.
O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
O2 tham gia vào quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp.
Những phản ứng mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 3: Oxi và ozon là
A. Hai hợp chất của oxi.	B. Hai dạng thù hình của oxi.
C. Hai đồng vị của oxi.	D. Hai đồng phân của oxi.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?
Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl.
Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% CH4, bụi và CO2.
D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 3% CO2, 1% CO, 1% SO2, 1% NO2.
Câu 5: Ozon có khả năng “cải tạo” nước thải, có thể khử các chất độc như: phenol, hợp chất xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnhcó trong nước thải và ozon có thể tác dụng với các ion kim loại (sắt, thiếc, chì, mangan) biến nước thải thành nước vô hại, bảo quản hoa quả, thực phẩm... Những ứng dụng trên của ozon là dựa vào tính chất nào sau đây?
Ozon tan tốt trong nước.
Ozon có khả năng diệt khuẩn.
Ozon có thể chuyển hóa thành oxi dưới tác dụng của tia cực tím.
Ozon có tính oxi hóa mạnh.
Câu 6: Tầng ozon có khả năng ngăn tia cực tím từ vũ trụ xâm nhập vào trái đất vì?
Tầng ozon chứa khí CFC có tác dụng hấp thụ tia cực tím cực mạnh
Tầng ozon đã hấp thụ tia cực tím cho cân bằng chuyển hóa ozon và oxi
Tầng ozon có khả năng phản xạ ánh sáng tím
Tầng ozon rất dày, ngăn không cho tia cực tím đi qua
Câu 7: Để phân biệt O2 nướcvà O3, người ta dùng thuốc thử là:
Dung dịch CuSO4.
Dung dịch H2SO4
Dung dịch KI và hồ tinh bột.
Hồ tinh bột
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
Oxi dễ dàng nhận 2 electron nên thể hiện tính oxi hóa mạnh.
Oxi có thể tác dụng với tất cả các kim loại tạo oxit bazơ.
Oxi là chất khí quyết định sự sống con người và động vật trên trái đất.
Khi nhiệt phân hợp chất chứa oxi đều thu được khí oxi.
Trong tự nhiên khí oxi sinh ra do quá trình quang hợp của cây xanh.
Oxi rất cần cho sự sống nên trong phòng ngủ đóng kín cửa cần đặt nhiều cây xanh.
Khi trời nắng nóng, đứng dưới những tán cây xanh sẽ mát hơn khi tránh nắng ở những nơi làm bằng vật liệu xây dựng vì cây xanh quang hợp cho ra nhiều khí O2 và hơi nước.
Số phát biểu đúng là:
A.2	B.3	C.4.	D.5.
Câu 9: Trong những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ làm gia tăng các áp lực đối với môi trường sống. Một trong những nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất mà cụ thể là thời tiết nóng hơn vào mùa hè và bão lũ gia tăng vào mùa mưa so với những năm trước kia là do sự suy giảm tầng ozon. Chất nào sau đây không gây ra hiện tượng thủng tầng ozon?
A. O2.	B. CFC.	C. N2O.	D. CO2
Câu 10: Nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm khí quyển hiện nay là :
 A. Do phương tiện giao thông.
 	B. Do đốt lửa đun nấu.
 	C. Do cháy rừng và núi lửa.
 	D. Do ống khói các khu công nghiệp.
 	E. Do phân huỷ các chất thải.
Câu 11. Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?
Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí.
Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.
Khí thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác .
Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn.
Câu 12. Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?
Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
Tưới nước cho cây trồng.
Bón phân tươi cho cây trồng,
Phun thuốc trừ sâu đề phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
Câu 13. Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?
Điện gió.
Điện mặt trời.
C Nhiệt điện.
D. Thuỷ điện.
Câu 14: Khi nhiệt phân 24,5 gam KClO3 thu được V lít khí (đktc). Giá trị của
V là

A. 4,48.	B. 6,72.	C. 2,24.	D. 8,96.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy
hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?
A. 1,2 mol.	B. 1,5 mol.	C. 1,6 mol.	D. 1,75 mol.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố
H = 1; O = 16; Cl = 35,5; K = 39.
------- HẾT ------
Phụ lục 3: Hình ảnh các hoạt động của học sinh trong quá trình thực xây dựng kế hoạch các tiểu dự án, thực hiện và báo cáo sản phẩm.
Tranh vẽ cổ động tuyên truyền, bảo vệ môi trường không khí .

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_tu_chu_sang_tao_cho_hoc_sinh_qua_da.docx
  • pdfTrần Thị Thanh Hà - trường THPT Diễn Châu 3 - Hoá học.pdf