SKKN Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn Đá cầu nhằm tạo tính tích cực chủ động cho học sinh
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một sự tổng
hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện
pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một
cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu
được ở nhà trường phổ thông. Thể dục là biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và
tăng cường sức khỏe cho học sinh, cải tạo giống nòi, đẩy mạnh sự phát triển
toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả
năng vận động của các em.
Đá cầu là môn thể thao học mới ở trường phổ thông trong những năm
gần đây. Thông qua môn học này giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học sinh
những đức tính dũng cảm, ngoan cường, ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết,
tương trợ, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể, gìn giữ vệ sinh, đồng thời
làm cho không khí trong nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh, sôi nổi trẻ
trung. Việc nâng cao thể lực, nâng cao sự khéo léo, hành động chính xác,
phản ứng nhanh, sự tập trung cao và căng thẳng về tinh thần, nâng cao sự
bền bỉ cho con người là những yêu cầu cấp thiết cho một nền sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa. Những yêu cầu đó chỉ có thể giải quyết một phần lớn trong
công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức rèn luyện thể dục thể thao một cách hợp
lý, thường xuyên, liên tục trước hết trong lứa tuổi trẻ của nhà trường là nơi
đào luyện người lao động mới cho đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy kỹ thuật và nội dung môn Đá cầu nhằm tạo tính tích cực chủ động cho học sinh

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT VÀ NỘI DUNG MÔN ĐÁ CẦU NHẰM TẠO TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CHO HỌC SINH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu được ở nhà trường phổ thông. Thể dục là biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, cải tạo giống nòi, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em. Đá cầu là môn thể thao học mới ở trường phổ thông trong những năm gần đây. Thông qua môn học này giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, ngoan cường, ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết, tương trợ, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể, gìn giữ vệ sinh, đồng thời làm cho không khí trong nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh, sôi nổi trẻ trung. Việc nâng cao thể lực, nâng cao sự khéo léo, hành động chính xác, phản ứng nhanh, sự tập trung cao và căng thẳng về tinh thần, nâng cao sự bền bỉ cho con người là những yêu cầu cấp thiết cho một nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Những yêu cầu đó chỉ có thể giải quyết một phần lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức rèn luyện thể dục thể thao một cách hợp lý, thường xuyên, liên tục trước hết trong lứa tuổi trẻ của nhà trường là nơi đào luyện người lao động mới cho đất nước. Tập luyện đá cầu giúp tăng cường sức khoẻ, cơ thể phát triển cân đối khoẻ mạnh. Thi đấu đá cầu mà còn đưa lại cho người xem những pha cầu hay, những trận cầu sôi nỗi, quyết liệt. Không những thế, qua đá cầu con người có thể hiểu, cảm thông chia sẻ những niềm vui, góp phần xoá bỏ những ranh giới trong mâu thuẫn giữa các cá nhân trong cuộc sống, lớn hơn nữa là các dân tộc trên thế giới, hàn gắn vết thương chiến tranh, nó trở thành một thông điệp hoà bình mà mọi người có thể tiếp nhận một cách dễ dàng. Từ khi đá cầu ra đời cho đến nay (Đá cầu bắt đầu phát triển vào thời nhà Hán và Tống (207 – 906), nó đã có những bước phát triển đáng kể về trình độ kĩ thuật, chiến thuật cũng như sự biến đổi không ngừng về luật thi đấu. Ngày nay có nhiều giải đấu đá cầu trên thế giới được tổ chức với những trận cầu sôi nỗi, quyết liệt với trình độ kỹ thuật, chiến thuật và thể lực của các cầu thủ đạt đến mức độ cao. Tất cả những điều đó làm cho đá cầu đẹp hơn, hấp dẫn làm lôi cuốn người hâm mộ đến với môn thể thao này nhiều hơn. Việt Nam là một trong những nước phát triển đá cầu mạnh so với khu vực và thế giới. Vài năm gần đây do được sự đầu tư và quan tâm của các cấp lãnh đạo nên môn đá cầu nước nhà có sự tiến bộ đáng kể ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, ở góc độ phong trào và trong trường học THPT chưa khắc phục được những yếu kém trong các khâu như thể lực, kĩ thuật và sự hiểu biết về luật đá cầu. Nên cần hình thành những hiểu biết cơ bản nhất đối với mọi người và ngay bây giờ là các em học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn vậy, chúng ta- những người đóng vai trò định hướng luôn phải tìm tòi, rút kinh nghiệm để có những phương pháp tốt nhất tạo cho các em có được một nền tảng vững chắc trong tương lai. Trong quá trình này, chúng ta cũng phải thường xuyên kết hợp tổ chức cho các em thực hiện những bài học bằng các giải thi đấu trong phong trào trường lớp, tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích. Qua kinh nghiệm mười bốn năm giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất ở trường THPT Sông Ray nói chung và năm năm thực hiện chương trình đổi mới nội dung giảng dạy, tôi thực hiện đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT VÀ NỘI DUNG MÔN ĐÁ CẦU NHẰM TẠO TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CHO HỌC SINH không ngoài mục đích tạo cho học sinh sự hưng phấn trong học tập và hiểu biết cơ bản, có cái nhìn đúng đắn về môn thể thao này. II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.Thuận lợi: - Hầu hết học sinh thích thú với môn học mới được đưa vào giảng dạy chính khóa trong trường học , có tâm lí thoải mái khi được ra sân học với không gian thoáng đãng. - Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nhà trường nên bộ môn giáo dục thể chất nói chung và môn đá cầu nói riêng có điều kiện phát triển trong nhà trường. - Bản thân là người yêu thích bộ môn đá cầu và trong quá trình giảng dạy luôn ý thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với sự hình thành nhân cách của học sinh. 2. Khó khăn: - Nhiều phụ huynh học sinh chưa nhận thức đúng đắn về bộ môn này, thậm chí còn tỏ thái độ xem thường vì cho rằng nó không ảnh hưởng tới các kì thi quan trọng của con em sau này. - Hầu hết học sinh ở xa trường mà thể dục lại học trái buổi nên khó khăn trong việc đi lại cho các em cho nên cũng làm giảm đi sự hứng thú đối với học sinh. - Mặc dù được sự quan tâm của nhà trường nhưng không gian, sân bãi học tập chưa đảm bảo hiệu quả cho mỗi tiết học. - Đá cầu là môn có kỹ thuật rất khó thực hiện, đòi hỏi phải kiên trì và lòng đam mê. - Số tiết học trong phân phối chương trình còn hạn chế ( 10 – 12 tiết ). Trong một số tiết học có nhiều nội dung. 3. Số liệu thống kê: - Với câu hỏi: Em có hứng thú với bộ môn đá cầu trong nhà trường không? Tôi thu được kết quả như sau: Năm học Lớp Sĩ số Trước khi thực hiện đề tài Ghi chú Hứng thú Không hứng thú 2008-2009 11B5 47 17 (36,2%) 30 (63,8%) 11A1 45 15 30 (66,7%) (33,3%) 12A1 46 18 (39,1%) 28(60,9%) 12A2 42 18 (42,9%) 24(57,1%) 12A3 42 20 (47,6%) 22(52,4%) 2009-2010 10B3 50 21 (42%) 29(58%) 10A1 48 19(40%) 29(60%) 10A2 44 17(39%) 27(61%) 12A1 46 21(46%) 25(54%) 12A2 45 19(42%) 26(58%) 12A3 41 15(37%) 26(63%) 2010-2011 11B3 34 14 (41,2%) 20 (58,8 %) 11A1 46 18 (33,3%) 28 (66,7 %) 11A2 43 18 (41,9%) 25(58,1 %) 12A2 47 20 (42,6%) 27(57,4 %) 12A4 47 16 (34%) 31(66 %) 12A5 45 17 (37,8%) 28(62,2 %) 12B3 42 16 (38,1%) 26(61,9 %) 12B4 42 13 (31%) 29(69%) III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Có thể nói, chúng ta đang là chủ nhân của thế kỉ XXI, là nhân vật trung tâm của thời đại văn minh- thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, thời đại của sự bùng nổ thông tin, của tiến bộ kĩ thuật- và tất nhiên theo đó có biết bao sự thay đổi bất ngờ nhanh chóng. Thời hiện đại với những đặc điểm như trên đang đặt ra cho con người hiện đại những yêu cầu rất cao và những bài toán đòi hỏi không chỉ một năng lực thích nghi mà còn chủ động, sáng tạo. Để đáp ứng mục tiêu xây dựng con người mới, nghành giáo dục và đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới một cách đồng bộ từ nội dung đến phương pháp dạy- học: Đổi mới sách giáo khoa, thay đổi cách soạn giáo án, đổi mới phương giảng dạy trong đó phương pháp dạy học đóng vai trò chủ đạo. Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng học sinh; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Và phải khẳng định thêm rằng: Nền giáo dục của ta là nền giáo dục toàn diện, các môi trường giáo dục, các nội dung và biện pháp giáo dục đều hướng tới một mục đích chung là đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Sinh thời, Bác Hồ vĩ đại đã hết sức quan tâm đến việc luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ. Bác xác định đó là “bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.Bác đã kêu gọi đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Để làm gương, ngày nào Bác cũng tập. Tuân theo di chúc của Bác: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết, nhà trường của chúng ta với mục tiêu đào tạo học sinh thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt có kiến thức toàn diện, có sức khoẻ và đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc càng phải coi trọng thể dục. Đá cầu là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục thể chất và sức khoẻ; trong giáo dục đạo đức, nhân cách, trong giải trí, trong giao lưu văn hoá xã hội và trong cả lĩnh vực kinh tế. Đá cầu còn có một chức năng lớn, đó là cầu nối giữa các dân tộc, các quốc gia. Đá cầu làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, là tiếng nói của hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới, dù khác nhau về chính trị, tôn giáo hay màu da. Như vậy đá cầu là tinh thần của mỗi cá nhân và có tính tập thể cao nên cần có trình độ hợp đồng cao, phải biết phát huy thế mạnh cá nhân, khắc phục điểm yếu của tập thể. Đá cầu còn có tính nghệ thuật rất cao. Với trình độ kỹ thuật, chiến thuật phát triển như ngày nay, tính tập thể trong thi đấu lại càng cao. Đó thực chất là nâng cao tính hợp đồng trong tổ chức tấn công và phòng thủ. Vì vậy vai trò của giáo viên giáo dục thể chất là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, nắm vững chương trình tài liệu, tổ chức trao đổi và tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy; trên cơ sở đó mà mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn. - Trong TDTT nói chung, đá cầu nói riêng kĩ thuật là vấn đề rất quan trọng để nhằm phát triển khả năng chơi cầu với mức độ cao hay thấp. Từ nền tảng kĩ thuật cơ bản của mỗi cá nhân mới thuận lợi cho việc vận dụng trong chiến thuật thi đấu. - Song song với việc phát triển kỹ thuật-chiến thuật. Việc hiểu biết về luật thi đấu các môn thể thao nói chung, mà đặc biệt luật thi đấu môn đá cầu nói riêng cũng là vấn đề rất quan trọng. Hiểu biết về luật đá cầu thì sẽ thuận lợi cho việc phối hợp chiến thuật trong thi
File đính kèm:
skkn_mot_vai_kinh_nghiem_ve_phuong_phap_giang_day_ky_thuat_v.pdf