SKKN Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM ‘"Peptit và Protein’" - Hóa học 12 cơ bản

- Thứ nhất: Đưa trải nghiệm sáng tạo vào trong quá trình học tập. Học sinh được học trên cơ sở dự án, được giao nhiệm vụ theo từng dự án, từ đó phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo và ứng dụng các kiến thức khoa học vào cuộc sống. Bên cạnh kiến thức khoa học, học sinh cũng được thấm dần các thói quen tư duy, nhìn nhận và đánh giá hiện tượng, sự kiện một cách logic.

- Thứ 2: Đem lại sự hứng thú trong học tập. Nhiệm vụ giao cho học sinh phải đủ hấp dẫn để kích thích trí sáng tạo và tò mò. Để đạt được điều này, ngoài thiết kế bài giảng thì người giáo viên STEM cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp duy trì sự hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, cách thức truyền tải kiến thức và hướng dẫn học sinh trên lớp của giáo viên phải được đào tạo thật bài bản.

- Thứ 3: Ở trong cách đánh giá năng lực học sinh. Thay vì những bài thi quyết định kết quả học tập của một cá nhân, giáo dục STEM đánh giá sự tiến bộ của nhóm theo một quá trình. Trong đó, học sinh được cọ xát, tranh luận, bảo vệ ý kiến của bản thân cũng như tạo thói quen hợp tác với các thành viên trong nhóm.

Có thể hiểu, giáo dục STEM trang bị cho HS những kĩ năng phù hợp để phát triển trong thế kỉ 21: Tư duy phản biện và kĩ năng VDKT, GQVĐ, kỹ năng trao đổi và cộng tác, tính sáng tạo và kĩ năng phát triển, văn hóa công nghệ và thông tin truyền thông, kĩ năng làm việc theo dự án và kĩ năng thuyết trình.

Những HS học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kĩ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với HS

 

docx 62 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM ‘"Peptit và Protein’" - Hóa học 12 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM ‘"Peptit và Protein’" - Hóa học 12 cơ bản

SKKN Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM ‘"Peptit và Protein’" - Hóa học 12 cơ bản
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Nghề nghiệp luôn được coi là một trong các yếu tố quan trọng quyết định tương lai của mỗi con người. Có nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta ổn định được cuộc sống và đem lại giá trị tích cực cho xã hội. Tuy nhiên, lựa chọn được nghề nghiệp trong tương lai thích hợp với bản thân là vấn đề khó khăn, đặc biệt là những em học sinh THPT ở các vùng quê nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà lại có học lực trung bình và yếu. Vì vậy việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ ban đầu là rất cần thiết đối với bản thân học sinh, gia đình, thầy cô và xã hội. Một trong những con đường giúp học sinh định hướng nghề nghiệp của mình đó là hiểu biết về nghề nghiệp thông qua dạy học các môn văn hóa. Khi mà lý thuyết trong sách vở gắn liền với thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành cho các em động cơ, nhu cầu và góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai, nhất là các ngành nghề truyền thống.
Mặt khác, trước xu hướng phát triển của cuộc cách mạng 4.0, ngày 4/7/2017 thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị đã đặt ra giải pháp cho ngành giáo dục đó là: thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đưa Việt Nam trở thành quốc gia Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Giáo dục STEM là quan điểm dạy học hướng đến phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực thuộc lĩnh vực khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và toán học (Math). Giáo dục STEM bỏ đi khoảng cách giữa hàn lâm của lý thuyết và thực tiễn, phù hợp với cách tiếp cận tích hợp trong chương trình GDPT 2018. Có thể nói, giáo dục STEM không chỉ hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành các nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà còn trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc trong cuộc sống tương lai.
Hóa học là một môn khoa học có mối liên hệ mật thiết với các lĩnh vực Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và toán học (Math), là điều kiện thuận lợi để tổ chức dạy học môn Hóa Học theo định hướng giáo dục STEM.
Với tinh thần học hỏi, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, mong muốn giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đồng thời giúp học sinh có hứng thú trong vấn đề nghiên cứu khoa học, tự làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống thông qua các bài học trên lớp, chúng tôi đã chọn đề tài ‘‘Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM ‘‘ Peptit và Protein’’ - Hóa học 12 CB’’ với mục đích chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực và hơn hết là truyền cảm hứng học tập, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn trong cuộc sống cho HS.
Mục đích nghiên cứu
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM ‘‘Peptit và Protein’’ - Hóa học 12 CB nhằm giúp học sinh THPT vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn một cách khoa học và hiệu quả nhất. Từ thực tiễn trong tương lai học sinh có thể chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với năng lực và cuộc sống hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, dạy học STEM
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM ‘‘ Peptit và Protein’’ - Hóa học 12 CB
Tiến hành thực nghiệm, thử nghiệm tại đơn vị công tác và các đơn vị
khác.
Khảo nghiệm kết quả thử nghiệm của đề tài thông qua lấy ý kiến của các
đồng nghiệp và học sinh.
Phạm vi nghiên cứu
Áp dụng đối với học sinh khối 12 - ban cơ bản tại đơn vị công tác, trong năm học 2021 - 2022.
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM ‘‘Peptit và Protein’’ - Hóa học 12 CB.
Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp quan sát; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt
động (thông qua các bài tập, phiếu học tập của học sinh); phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê.
Những đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần định hướng dạy học một chủ đề Hóa học THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, dạy học giáo dục STEM. Tiếp cận chương trình GDPT 2018.
Đề tài áp dụng dạy học theo định hướng thực tiễn, góp phần kích thích hứng thú học tập môn hóa học của học sinh, đưa môn hóa học trở về với thực tiễn đời sống, giúp học sinh có được những trải nghiệm có ... đồng ý (%)
Đồn g ý (%)
Không đồng ý (%)
Rất không đồng ý (%)
1. Em hiểu bài và biết vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn




2. Em được thực hành nhiều hơn so với các tiết học thông thường.




3. Em được trao đổi, giao tiếp và hợp tác với bạn bè tốt hơn.




4. Bài học giúp em phát triển khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề




5. Em tham gia có hiệu quả vào xây dựng sản phẩm của chủ đề.




6. Em cảm thấy yêu thích môn Hóa học hơn.




7. Nếu sau khi tốt nghiệp, em không vào được đại học, không có điều kiện để đi xuất khẩu lao động thì em có đồng ý trở thành ông (bà) chủ bán đậu phụ và bún riêu cua không?





Phụ lục 2: Phiếu bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Họ và tên nhóm trưởng: .Lớp: . Nhóm: .
Bảng phân công nhiệm vụ chi tiết cho từng cá nhân và cho cả nhóm để thực hiện
Họ và tên thành viên
Nội dung cần thực hiện
Thời gian hoàn thành















Phụ lục 3: Phiếu đánh giá các sản phẩm của HS
Phiếu 1: PHIẾU ĐÁNH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM CỦA NHÓM TRƯỞNG
(Nạp cho GV trước 1 ngày báo cáo dự án tức vào ngày duyệt dự án)
Tên dự án:......................................
Lớp:Trường:Nhóm đánh giá:
TT

Tên các thành viên
Tiêu chí đánh giá

Điểm trung bình
Tích cực trong hoạt động
Tinh thần trách nhiệm
Hiệu quả thu thập kiến thức
Kỹ năng hợp tác nhóm
1






2






3






4






5






(Tốt: 9->10 điểm; Khá: 7->8 điểm; Trung bình: 5->6 điểm; Yếu: 3->4 điểm)
Phiếu 2:	PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC NHÓM
(Đánh giá trong quá trình báo báo)
* Nhóm đánh giá:
TT

Các tiêu chí đánh giá
Nhóm được đánh giá
1
2
3
4

1
Nội dung trình bày
(Chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, có nhiều liên hệ thực tiễn)





2
Hình thức trình bày sản phẩm
(Đẹp, khoa học, sáng tạo)





3
Thuyết trình sản phẩm và khả năng trả lời chất vấn
(Giọng nói, cử chỉ, độ lôi cuốn, khả năng bảo vệ quan điểm, thời gian sử dụng)





4
Khả năng giao tiếp với nhóm khác
(Kết nối các nhóm khác khi trình bày sản phẩm)




Điểm trung bình




(Tốt: 9->10 điểm; Khá: 7->8 điểm; Trung bình: 5->6 điểm; Yếu: 3->4 điểm)

Phiếu 3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GV
(Đánh giá cả quá trình thực hiện và báo cáo)
TT

Nội dung đánh giá
Nhóm được đánh giá
1
2
3
4

1
Thu thập, chọn lọc kiến thức





2
Kỹ năng vận dụng kiến thức




3
Tích cực trong học tập




4
Kỹ năng hợp tác nhóm




5
Tinh thần trách nhiệm




6
Tính sáng tạo




Điểm trung bình




(Tốt: 9->10 điểm; Khá: 7->8 điểm; Trung bình: 5->6 điểm; Yếu: 3->4 điểm)

Phiếu 4: PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
Tên dự án
Họ và tên người tự đánh giá
Nhóm:.Lớp:
TT
Nội dung đánh giá (theo tiêu chí phát triển các năng lực)
Mức độ đạt được

Tốt

Khá
Trung bình

Yếu

1
Năng lực thu thập thông tin để giải quyết vấn đề





2
Năng lực sử dụng ngôn ngữ




3
Năng lực sáng tạo




4
Năng lực hợp tác




5
Năng lực giao tiếp




6
Năng lực sử dụng CNTT




Tổng điểm

Điểm trung bình

(Tốt: 9->10 điểm; Khá: 7->8 điểm; Trung bình: 5->6 điểm; Yếu: 3->4 điểm)

Phụ lục 4: Đề kiểm sau thực nghiệm Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 3: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3.
Câu 4. Sự kết tủa protein bằng nhiệt được gọi là.	protein.
A. sự trùng ngưng.	B. sự ngưng tụ.	C. sự phân hủy.	D. sự đông tụ.
Câu 5: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.
Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 6. Thủy phân đến cùng protein thu được
A. các aminoaxit.	B. các a-amino axit.
C. các chuỗi peptit.	D. hỗn hợp các aminoaxit.
Câu 7. Mô tả hiệ tượng nào dưới đây là không chính xác?
Nhỏ vài giọt axit sunfuric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thây kết tủa màu vàng.
Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một it CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ đặc trưng.
Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch.
Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuấ hiện mùi khét như mùi tóc cháy.
Câu 8. Cho vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 30% và một giọt dung dịch CuSO4 2% sau đó lắc nhẹ. Hiện tượng thu được là
A. xuất hiện màu tím đặc trưng.	B. xuất hiện màu xanh.
C. xuất hiện màu đỏ.	D. không có hiện tượng gì.
Một số hình ảnh HS làm chủ đề
Phiếu nhận xét, đánh giá của HS

File đính kèm:

  • docxskkn_dinh_huong_nghe_nghiep_cho_hoc_sinh_thong_qua_day_hoc_c.docx
  • pdfVương Đình Thống-THPT Thái Hòa và Trương Thị Hồng-THPT Tây Hiếu-Hóa học.pdf