Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hoá học

- Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên đã có hiệu lực từ ngày 16/5/2021 (sau đây gọi là Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT). Thông tư này quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông bao gồm: Tổ chức dạy học trực tuyến; hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Như vậy, lần đầu tiên, việc dạy và học trực tuyến lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT là hành lang pháp lý để các hoạt động dạy và học trực tuyến đi vào nền nếp trên phạm vi cả nước. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT không chỉ giúp cho nhà trường chủ động, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, mà còn khuyến khích, tăng cơ hội cho học sinh học tập ở mọi nơi, mọi lúc.

- Công văn số 1752/SGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn dạy học trực tuyến năm học 2021 – 2022 đã nêu rõ mục đích của dạy học trực tuyến là

+ Giúp học sinh thực hiện chương trình học tập năm học 2021-2022 trong thời gian nghỉ học tại trường để phòng chống Covid-19 với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.

+ Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

+ Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.

+ Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc.

Như vậy một trong những mục tiêu của việc dạy học trực tuyến là Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục. Đó cũng chính là mục tiêu của đề tài này.

 

docx 63 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hoá học

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hoá học
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN
SÁNG KIẾN KINH NGHỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC
GIÁO VIÊN: NGUYỄN VĂN MƠ ĐƠN VỊ: THPT CÁT NGẠN
LĨNH VỰC: HOÁ HỌC ĐIỆN THOẠI: 0984.321982
Năm học 2021 – 2022
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT	v
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lý do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu	1
Phương pháp nghiên cứu	1
Kế hoạch nghiên cứu	2
Điểm mới của đề tài	2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN	3
Cơ sở lý luận.	3
Tính tất yếu của việc dạy học trực tuyến	3
Các văn bản pháp lý quy định dạy học trực tuyến	3
Cơ sở thực tiễn.	4
Khảo sát thực trạng dạy học trực tuyến ở trường THPT	4
Khảo sát thực trạng học trực tuyến của học sinh ở trường THPT	7
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG THPT	8
Ứng dụng CNTT trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án)	8
Các công cụ hỗ trợ cho các việc soạn thảo kế hoạch bài dạy	8
Công cụ hỗ trợ Microsoft word	8
Công cụ hỗ trợ soạn thảo Microsoft PowerPoint	12
Một số lưu ý trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một bài dạy trực tuyến	13
Cách để thực hiện một nội dung bài học trực tuyến	13
Một số lưu ý trong quá trình tổ chức thực hiện một nội dung dạy học trực tuyến	13
Ứng dụng CNTT trong việc sử dụng các nền tảng dạy học	14
Một số nền tảng phù hợp với dạy học trực tuyến trên địa bàn tỉnh Nghệ An	14
Một số tính năng quan trọng trong các nền tảng dạy học trực tuyến14
Google Meet	15
Zoom Cloud Meeting	15
Ứng dụng CNTT trong việc điểm danh học sinh	16
Một số phần mềm điểm danh tự động học sinh tham gia học tập trực tuyến	16
Meet Attendace – Điểm danh tự động trên Google Meet	16
Dùng Google Form	17
Một số công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến	20
Microsoft Word	20
Microsoft PowerPoint	20
Dùng bảng điện tử Wacom, Gaomon hoặc Vinsa	21
Một số phương pháp quản lí học sinh học tập trực tuyến	22
Mẹo trình chiếu bằng PowerPoint	22
Mẹo theo dõi, quản lí học sinh khi viết bảng	25
Ứng dụng CNTT trong việc tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong dạy học trực tuyến	26
Tương tác bằng các tính năng của các nền tảng dạy học	26
Tương tác bằng các câu hỏi, trò chơi từ một số phần mềm dạy học. 29
Tương tác bằng trò chơi ô chữ hoặc câu hỏi trên MS PowerPoint hoặc violet	29
Tương tác bằng trò Quizizz, Kahoot	31
Tương tác bằng lời nói và các công cụ viết bảng	36
Ứng dụng CNTT trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong dạy học trực tuyến	37
Kiểm tra đánh giá học sinh bằng tương tác trực tiếp	37
Kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua các nền tảng trực tuyến	37
Kiểm tra đánh giá qua LMS	37
Kiểm tra đánh giá qua Azota	40
Kiểm tra đánh giá qua Shub.edu.vn	43
ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	46
Đánh giá khả năng hứng thú của học sinh thông qua khảo sát	46
Tiến hành thực nghiệm sư phạm và khảo sát	46
Phân tích kết quả khảo sát	47
3 2. Đánh giá khả năng tiếp thu bài giảng của giáo viên bằng bài kiểm tra 47
Tiến hành thực nghiệm sư phạm	47
Kết quả thực nghiệm sư phạm	48
3.2.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm	49
PHẦN III. KẾT LUẬN	50
TÀI LIỆU THAM KHẢO	51
PHỤ LỤC	a
Phụ lục 1: Hình ảnh khảo sát giáo viên trình bày ở mục 1.2.1.	a
Phục lục 2: Hình ảnh khảo sát học sinh trước tác động (được trình bày ở mục 1.2.2.)	e
Phục lục 2: Hình ảnh khảo sát học sinh sau tác động (được trình bày ở mục 3.1.2.)	f
Phụ lục 4. Một số hình ảnh bài kiểm tra azota thực nghiệm sư phạm	g
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CTTT
Công nghệ thông tin
ĐC
Đối chứng
MS
Microsoft
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
Dạy học trực tuyến (online), dạy học lai ghép (hybrid), dạy học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời đại Công nghệ 4.0 và đặc biệt là thời kỳ đại dịch Covid- 19 bùng nổ trên toàn cầu. Trong đó, dạy học trực tuyến là phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học...
Để thực hiện có hiệu quả bài dạy trực tuyến đòi hỏi người giáo viên phải có những kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT để phát huy hiệu quả tiết dạy.
Qua điều tra khảo sát trong đợt tập huấn dạy học trực tuyến thì kỹ năng ứng dụng CNTT của giáo viên Hoá học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhìn còn gặp khá nhiều khó khăn như: Mất khá nhiều thời gian để thiết kế một bài dạy, điểm danh học sinh; gặp khó khăn trong việc tương tác với học sinh, việc kiểm tra, đánh giá học sinh Trên thực tế, nếu giáo viên làm chủ được công nghệ thông tin thì không những giải quyết được các vấn đề trên mà còn làm cho bài học trở nên sinh động hơn, giúp học sinh hứng thú hơn trong bài dạy trực tuyến. Chính vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hoá học ở trường THPT ... hiện:
Tỷ lệ % HS đạt từ điểm xi trở xuống ở lớp TN luôn thấp hơn lớp ĐC.
Đồ thị đường luỹ tích của lớp TN luôn nằm bên phải lớp ĐC.
Ở lớp TN Số HS đạt điểm khá, giỏi cao hơn và đặc biệt số HS đạt điểm yếu kém rất ít. Điểm trung bình ( x ) của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Hệ số biến thiên (v) đều nhỏ hơn 30% chứng tỏ độ dao động là đáng tin cậy. Hệ số biến thiên ở lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC cho thấy kết quả ở lớp TN đồng đều hơn.
Chuẩn student:
tTN > tLT
chứng tỏ giữa

XTN vµ X§C
có sự khác nhau do tác
động của phương án TN là có ý nghĩa với mức độ ý nghĩa p = 0,05. (tLT là chuẩn student lý thuyết tra trong bảng A.1 (tr.216) ở tài liệu J.C. Miller (1988), Statistics for analytical chemistry, Ellis horwood limiter, England.
Hơn thế, trong quá trình kiểm tra trực tuyến, các em ở lớp thực nghiệm có thao tác nhanh hơn, kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Đề tài được chúng tôi nghiên cứu và thể nghiệm một cách nghiêm túc, khảo sát giáo viên và học sinh để đánh giá tính hiệu quả trước khi đưa ra kết luận. Sau khi thực hiện xong đề tài tôi rút ra một số kết luận như sau:
Đối với bản thân: Qua thực hiện đề tài bản thân tôi có thêm được những kiến thức bổ ích về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Hoá học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí sẽ giúp cho tiết học sinh động hơn, học sinh yêu thích môn Hoá học hơn đồng thời giúp phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của bản thân một cách rõ nét.
Đối với đồng nghiệp: Tôi tin tưởng rằng đề tài là một tư liệu tham khảo tốt trong công tác dạy học trực tuyến nói chung và dạy học môn Hoá học nói riêng. Việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên không chỉ dừng lại ở dạy học trực tuyến mà cả các tiết dạy trực tiếp ở các nội dung sau:
Tiết kiệm thời gian trong việc thiết kế bài dạy và xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra đánh giá.
Đa dạng hoá các hình thức dạy học làm cho bài học đa dạng và sinh động hơn, nâng cao hứng thú dạy học của giáo viên và hứng thú học tập của học sinh.
Đa dạng hoá hình thức kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá đúng phẩm chất và năng lực của học sinh.
Đối với học sinh
Hứng thú và tập trung hơn trong mỗi tiết dạy trực tuyến.
Hiểu bài hơn, thao tác làm bài trực tuyến tốt hơn, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin được cải thiện.
Đề tài không chỉ hữu ích với giáo viên dạy hoá học mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên nhiều môn học khác.
Qua đây tôi cũng xin kiến nghị với các cấp quản lí giáo dục: Thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên THPT nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Công văn số 1752/SGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn dạy học trực tuyến năm học 2021 – 2022.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh khảo sát giáo viên trình bày ở mục 1.2.1.
Câu hỏi 1: Thầy cô công tác ở khu vực nào?
Câu hỏi 2: Số tiết dạy online các thầy cô đã thực hiện? Kết quả:
Chưa dạy
tiết nào
Từ 1 đến 5
tiết
Từ 6 đến 10
tiết
Từ 11 đến 20
tiết
Trên 20 tiết
2 (2,9%)
7 (10,3%)
8 (11,8%)
20 (29,4%)
31 (45,6%)

Câu hỏi số 3: Thầy cô thường sử dụng ứng dụng gì để dạy học trực tuyến?
Zoom cloud meeting
Google meet
Microsoft Teams
Mess, zalo, Padlet
61 (89,7%)
21 (30,9%)
2 (2,9%)
1 (1,5%)
Có 50 thầy cô dùng 1 nền tảng dạy học; 15 thầy cô sử dụng 2 nền tảng; 01 thầy cô sử dụng 3 nền tảng dạy học và có 1 thầy cô chỉ giao bài tập qua messenger, zalo, Padlet.
Câu hỏi số 4: Thầy cô hài lòng về ứng dụng nào nhất?
Zoom cloud
meetings
Microsoft Teams
Google meet
Ứng dụng khác
56 (82,4%)
3 (4,4%)
9 (13,2%)
0

Câu hỏi số 5: Thầy cô thường sử dụng công cụ nào khi dạy học trực tuyến
MS Word
MS PowerPoint
White board
OneNote
Scrble Ink
34 (50%)
63(92,6%)
13 (19,1%)
2 (4,4%)
6 (8,8%)

Câu hỏi số 6: Thầy cô thường dùng công cụ gì để viết?
Bảng thông minh (wacom,
Gaomon)
Bút cảm ứng
Quay hình, droicam
Gõ trên word
Không viết
Khác
26 (38,3%)
10 (14,7%)
27 (39,7%)
1 (1,5%)
11 (16,2%)
3 (4,5%)

Câu hỏi số 7: Thầy cô dùng dùng công cụ/phần mềm nào để kiểm tra đánh giá bằng hình thức trực tuyến?
Shub
classroom
Azota
Google
Form
LMS
Hỏi trực
tiếp
Padlet
Chưa
kiểm tra
10 (14%)
21 (30,9%)
17 (25,0%)
35 (51,5%)
1 (1,5%)
1 (1,5%)
1 (1,5%)
-
Câu hỏi số 8: Thầy cô hãy cho biết mức độ thuận lợi, khó khăn của các nội dung sau trong dạy học trực tuyến?
Phục lục 2: Hình ảnh khảo sát học sinh trước tác động (được trình bày ở mục 1.2.2.) Thời điểm khảo sát:15/10/2021:
Câu hỏi 1: Em là học sinh khối nào?
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết hiệu quả của việc học trực tuyến?
Câu hỏi 3: hãy cho biết mức độ sinh động của các tiết học trực tuyến môn hoá học?
Phục lục 2: Hình ảnh khảo sát học sinh sau tác động (được trình bày ở mục 3.1.2.)
Phụ lục 4. Một số hình ảnh bài kiểm tra azota thực nghiệm sư phạm

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.docx
  • pdfNGUYỄN VĂN MƠ-THPT CÁT NGẠN-LĨNH VỰC HOÁ HỌC.pdf