Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng

Cở sở lý luận:

 I.1.1. Kỹ năng nói là gì?

 Nói là một quá trình tương tác có liên quan đến việc sản sinh, tiếp nhận và xử lý thông tin. Hình thức và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào ngữ cảnh, gồm những người tham gia, kinh nghiệm của họ, môi trường giao tiếp và mục đích nói. (Brown, 1994)

 Trong bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, và viết), kỹ năng nói được coi là cách ngắn gọn và hiệu quả nhất để mọi người giao tiếp với nhau. Do đó kỹ năng nói được quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của quá trình học ngoại ngữ.

 I.1.2. Bản chất của việc dạy kỹ năng nói:

 Kỹ năng nói là kỹ năng sản sinh (productive skills).Trong bài học kỹ năng nói, học sinh phải được cung cấp ngữ liệu, sau đó luyện tập các ngữ liệu và cuối cùng phải sử dụng được ngữ liệu để diễn đạt ý tưởng của mình theo nội dung chủ đề nhất định một cách tự do. Như vậy việc cung cấp ngữ liệu là cần thiết, làm tiền đề cho việc luyện tập. Nhưng quan trọng nhất là cuối cùng học sinh phải vận dụng được ngữ liệu đó để nói.

 Để bài luyện nói đạt hiệu quả cao, các hoạt động luyện tập cần phải thú vị, hấp dẫn và có ý nghĩa, sát thực với đời sống và hoàn cảnh của học sinh. Bên cạnh đó cũng cần thiết kế các hoạt động có tính thách thức hoặc tạo khí thế thi đua giữa các cá nhân, các cặp hay nhóm học sinh bằng cách khuyến khích động viên cho điểm, có phần thưởng cho những bài nói hay.

 

doc 51 trang Thảo Phương 15/05/2023 5802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng
Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
	Ngày nay Tiếng Anh đang đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực. Nó được coi là chìa khóa cho sự phát triển, đổi mới và hội nhập toàn cầu. Nhu cầu sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp là rất cần thiết và ngày càng được coi trọng. Do vậy việc dạy Tiếng Anh đang là vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm.
	Tuy vậy trên thực tế, khả năng nói Tiếng Anh của học sinh ở các trường THPT, đặc biệt là ở các các tỉnh miền núi như Bắc Giang là khá thấp. Mặc dù được các thày cô giảng dạy nhiệt tình, bản thân đã qua nhiều năm học Tiếng Anh ở cấp THCS, nhiều em vẫn còn khá lúng túng, thiếu tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Vậy nguyên nhân ở đâu?
	Nguyên nhân thứ nhất có lẽ nằm ở thực tế là các em học sinh không có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài khiến phản xạ nói Tiếng Anh của các em chưa nhanh. 
	Nguyên nhân thứ hai là cách dạy ngoại ngữ hiện nay của chúng ta vẫn còn quá thiên về dạy ngữ pháp mà chưa chú trọng đến sự tương tác trong giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh. Giáo viên vẫn là người quản lý các hoạt động của giờ học chứ chưa hoàn toàn áp dụng được phương pháp lấy người học làm trung tâm. Bên cạch đó, giáo viên chỉ có một cuốn sách giáo khoa, một cuốn sách hướng dẫn và một số sách ngữ pháp,.. những tài liệu đó chưa đủ để phát huy hiệu quả công việc giao tiếp trong một lớp học kĩ năng giao tiếp.
	Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng” làm nội dung nghiên cứu của chuyên đề.
II. Mục tiêu nghiên cứu 
Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói phù hợp, đồng thời đề xuất một số dạng bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho các thày cô trong quá trình giảng dạy.
III. Phạm vi nghiên cứu 
	Trong đề tài này, tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói và đưa ra một số dạng bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói điển hình.
IV. Phương pháp nghiên cứu
	Để thực hiện đề tài, tôi đã kết hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu lí luận (khai thác thông tin khoa học về phương pháp lí luận qua sách, tài liệu có liên quan), phương pháp quan sát (trực tiếp tìm hiểu về tình hình dạy và học Tiếng Anh qua những tiết dự giờ thăm lớp), phương pháp đàm thoại (trao đổi với học sinh, giáo viên để tìm hiểu thông tin)
V. Cấu trúc của đề tài 
Đề tài gồm ba phần chính: 
Phần thứ nhất: Mở đầu. Bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và thiết kế của đề tài.
Phần thứ hai: Nội dung. 
Bao gồm 2 chương:
	Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn bao gồm một số quan điểm về kỹ năng nói, các vấn đề liên quan đến kỹ năng dạy nói và thực trạng của việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường THPT tỉnh Bắc Giang.
	Chương 2: Phương pháp thiết kế bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và một số dạng bài tập ứng dụng.
Chương 3: Thiết kế mẫu các bài tập bổ trợ cho kỹ năng nói theo bài học.
Phần thứ ba: Kết luận: Tóm tắt đề tài, chỉ ra một số hạn chế của đề tài, đồng thời đề xuất một số hướng nghiên cứu thêm.
Phần thứ hai
NỘI DUNG
Chương I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.1. Cở sở lý luận:
	I.1.1. Kỹ năng nói là gì?
	Nói là một quá trình tương tác có liên quan đến việc sản sinh, tiếp nhận và xử lý thông tin. Hình thức và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào ngữ cảnh, gồm những người tham gia, kinh nghiệm của họ, môi trường giao tiếp và mục đích nói. (Brown, 1994)
	Trong bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, và viết), kỹ năng nói được coi là cách ngắn gọn và hiệu quả nhất để mọi người giao tiếp với nhau. Do đó kỹ năng nói được quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của quá trình học ngoại ngữ.
	I.1.2. Bản chất của việc dạy kỹ năng nói:
	Kỹ năng nói là kỹ năng sản sinh (productive skills).Trong bài học kỹ năng nói, học sinh phải được cung cấp ngữ liệu, sau đó luyện tập các ngữ liệu và cuối cùng phải sử dụng được ngữ liệu để diễn đạt ý tưởng của mình theo nội dung chủ đề nhất định một cách tự do. Như vậy việc cung cấp ngữ liệu là cần thiết, làm tiền đề cho việc luyện tập. Nhưng quan trọng nhất là cuối cùng học sinh phải vận dụng được ngữ liệu đó để nói.
	Để bài luyện nói đạt hiệu quả cao, các hoạt động luyện tập cần phải thú vị, hấp dẫn và có ý nghĩa, sát thực với đời sống và hoàn cảnh của học sinh. Bên cạnh đó cũng cần thiết kế các hoạt động có tính thách thức hoặc tạo khí thế thi đua giữa các cá nhân, các cặp hay nhóm học sinh bằng cách khuyến khích động viên cho điểm, có phần thưởng cho những bài nói hay.
	I.1.3. Đặc điểm của bài luyện nói hiệu quả:
	Richard (1985) đề cập đến hai tiêu chí để đánh giá sự thành công của bài luyện nói : độ chính xác và sự lưu loát. Độ chính xác ở đây bao gồm việc sử dụng từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm đúng. Trong khi đó sự lưu loát được hiểu là khả năng duy trì lời nói trôi chảy một cách tự nhiên. Sau mỗi hoạt động giao tiếp, người học phải đạt được kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm ở một mức độ nhất định cũng như đạt được sự lưu loát cần thiết. Cũng như Nunan (1989), Richard (1985) xem độ chính xác và sự lưu loát là hai yếu tố độc lập trong hoạt động nói.
Trong khi đó, theo Penny Ur (1996), có bốn tính năng mô tả sự thành công của bài luyện nói. Đó là sự có mặt, sự tham gia, động lực và trình độ ngôn ngữ của người học. Yếu tố đầu tiên là sự có mặt của người học. Trong giờ học, nếu học sinh được nói nhiều, điều đó có nghĩa là họ đang thống trị quá trình học tập. Rõ ràng yếu tố này cũng là một trong những đặc điểm của phương pháp giảng dạy giao tiếp (CLT) : ‘Người học làm trung tâm của quá trình học tập’. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ và giám sát viên trong khi học sinh được khuyến khích để nói phần lớn thời gian trong các hoạt động nói. Yếu tố thứ hai là sự tham gia của người học. Một hoạt động nói thành công phải tạo cơ hội cho các học sinh đều được nói và đóng góp vào vấn đề thảo luận một cách bình đẳng. Bên cạnh đó, động lực nói cao cũng là một trong những đặc điểm làm cho hoạt động nói thành công. Bằng cách sử dụng các bài tập mang tính khích lệ, giáo viên lôi cuốn học sinh vào hoạt động giao tiếp, khiến các em quan tâm đến chủ đề và hăng hái nói vì có ý muốn nói ra. Đặc điểm cuối cùng của một bài luyện nói hiệu quả là mức độ chính xác ngôn ngữ có thể chấp nhận được. Nếu ngôn ngữ quá dễ dàng thì học sinh sẽ không tích cực tham gia. Ngược lại nếu ngôn ngữ quá khó thì học sinh sẽ dễ chán và có thể bỏ học. Với một chủ đề tập trung, học sinh có thể hiểu được nhau ở một mức độ chính xác về ngôn ngữ vừa phải, không cần đạt mức chính xác cao. Rõ ràng với quan điểm này, Ur (1996) có xu hướng phát triển kỹ năng thực hành giao tiếp trôi chảy lưu loát hơn là thực hành giao tiếp chính xác.
I.1.4. Một số vấn đề thường gặp trong luyện nói và giải pháp:
	I.1.4.1. Một số vấn đề thường gặp trong luyện nói:
	Vấn đề đầu tiên là tâm lý ức chế của học sinh. Khác với hoạt động nghe, đọc, viết, hoạt động nói đòi hỏi phải thể hiện khả năng giao tiếp với người nghe. Đôi khi học sinh có thể cảm thấy khó nói được điều gì bằng ngoại ngữ trong lớp học vì bản chất nhút nhát hoặc vì tâm lý ngại mắc lỗi, sợ bị chúng bạn chê cười, sợ bị mất mặt.
	Vấn đề thứ hai là không có gì để nói. Ngay cả khi học sinh không ngại ngần khi nói, chúng ta vẫn nghe các em trình bày rằng các em không thể nghĩ ra điều gì để nói. Điều này thường là do thiếu động cơ nói.
	Vấn đề thứ ba là không có cơ hội nói. Nói cách khác đó chính là sự tham gia không đồng đều của các thành viên trong lớp. Trong một nhóm càng lớn thì khoảng thời gian dành cho mỗi cá nhân càng hạn chế. Thực tế là với một lớp đông, một số học sinh ít có hoặc không có cơ hội nói do một số nhỏ học sinh nói nhiều chiếm gần hết thời gian.
	Vấn đề thứ tư là sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Thực vậy, học sinh thường có xu hướng dùng tiếng mẹ đẻ vì cảm thấy phát biểu dễ dàng hơn và tự nhiên hơn khi nói tiếng mẹ đẻ so với ngoại ngữ.
	I.1.4.2. Một số giải pháp cho vấn đề:
	Giải pháp thứ nhất : dùng cách luyện nói theo nhóm. Cách này làm tăng thời lượng học sinh nói tại lớp, đồng thời giảm sự ức chế về tâm lý đối với người học khi họ không phải nói trước cả tập thể lớp đông.
	Thứ hai, nên chọn ngữ liệu dễ. Ngữ liệu cần để tiến hành thảo luận nên ở mức độ dễ. Lúc đó, học sinh sẽ thấy dễ dàng nhớ lại và sản sinh ngôn ngữ, từ đó nói được trôi chảy. Nếu bài học có ngữ liệu mới hoặc khó, giáo viên nên dạy trước khi bắt đầu luyện nói.
	Thứ ba, chọn bài luyện cẩn thận để tạo hứng thú. Giáo viên nên chọn hình thức luyện mà học sinh quan tâm, thích thú tham gia thảo luận. Với giải pháp này, giáo viên đã tạo động cơ cao cho hoạt động luyện nói.
	Thứ tư, cần nêu lời hướng dẫn hoặc kỹ năng thảo luận thật rõ ràng. Giáo viên cần nói rõ học sinh phải làm gì và phân vai rõ ràng cụ thể cho học sinh. Điều này giúp học sinh tránh được tình huống không biết phải làm gì hoặc không có gì để nói.
	Thứ năm, cần có cách sửa lỗi phù hợp. Trong các dạng luyện nói có kiểm soát, giáo viên thường sửa lỗi để đạt mức chính xác. Tuy nhiên ở giai đoạn nói tự do, giáo viên không nên làm như vậy vì mục tiêu lúc này là đạt mức độ lưu loát. Vậy tùy theo giai đoạn luyện nói mà giáo viên có cách sửa lỗi phù hợp. Khi sửa lỗi, không nên công khai tên của học sinh mắc lỗi, tránh làm học sinh cảm thấy xấu hổ dẫn đến tâm lý ức chế khi nói.
I.2. Cở sở thực tiễn: Thực trạng của việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường THPT tỉnh Bắc Giang
	I.2.1. Sách giáo khoa 
	Hiện nay có ba loại sách giáo khoa Tiếng Anh đang được sử dụng tại các trường THPT tỉnh Bắc Giang. Thứ nhất là sách giáo khoa Tiếng Anh nâng cao được dùng cho những lớp chọn khối D ở một số trường THPT, lớp chuyên và cận chuyên ở trường THPT Chuyên. Thứ hai là sách giáo khoa Tiếng Anh cơ bản dùng cho các lớp thường ở các trường THPT và các lớp xa chuyên ở THPT Chuyên. Cả hai loại sách đều được thiết kế khá phù hợp với trình độ của học sinh, gồm 16 bài học ứng với 16 chủ đề khác nhau. Mỗi bài học đều tập trung phát triển bốn kỹ năng nghe, nói ... êu cầu học sinh đọc kỹ tình huống.
- Học sinh thảo luận theo cặp xây dựng hội thoại vận dụng những cấu trúc diễn đạt sở thích, thực hành sắm vai.
- Giáo viên bao quát lớp và giúp đỡ học sinh khi cần.
-Gọi một vài cặp thực hành trước lớp, yêu cầu các học sinh khác nhận xét.
Exercise 4: Class survey
	Work in groups of 5. Carry out a survey to find out who in your group likes or dislikes the following things. Use the following survey table as a guide. Then report to the class.
 If your friend likes that thing, put a tick(√), if not, put a cross (x)
Your friends
Doing homework
Going to class
Teachers
Subjects
Friends
1. 
2.
3.
4.
5.
Cách tiến hành: 
- Giáo viên giải thích nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh làm điều tra và phân nhóm.
- Học sinh làm việc theo nhóm, ghi lại kết quả, sau đó tập báo cáo trong nhóm.
- Gọi một vài học sinh đại diện cho nhóm lên trình bày, yêu cầu những học sinh còn lại lắng nghe và nhận xét.
Lesson 2: UNIT 5- COMPETITIONS
 (Sách giáo khoa nâng cao lớp 11)
Trọng tâm ngôn ngữ: 
- Luyện tập những cấu trúc bày tỏ quan điểm cá nhân về các cuộc thi và vận dụng những cấu trúc đó vào trong tình huống cụ thể.
Exercise 1: The following are some phrases and sentences that can be used to express opinions, agreement or disagreement. Put (O) beside an expression of opinions, (A) beside that of agreement and (D) beside that of disagreement.
	________1. I see what you mean, but
	________2. I think/ believe/ suppose that
	________3. I couldn’t agree more.
	________4. Yes, let’s do that.
	________5. In my opinion,.
	________6. I don’t quite agree with you because.
	________7. That’s not a good idea since.
	________8. I can’t help thinking the same.
	________9. That’s an interesting point of view, but I think.
	________10. I’m with you here. And besides.
	________11. That’s true.
	________12. You’re right!
	________13. I don’t think so.
	________14. We are in the same boat!
Cách tiến hành:
- Giáo viên giải thích rõ nhiệm vụ, yêu cầu học sinh đọc kỹ những cụm từ, câu cho sẵn.
- Học sinh làm cá nhân, sau đó so sánh đáp án theo cặp.
- Giáo viên gọi vài học sinh đưa ra đáp án và nhận xét.
- Cho học sinh đọc lại những cụm từ và câu dùng bày tỏ quan điểm.
Suggested answers:
1. D
2. O
3. A
4. A
5. O
6. D
7. D
8. A
9. D
10. A
11. A
12. A
13. D
14. A
Exercise 2: Choose the best response (A, B, C or D) to complete the following conversations:
1. Lan: I think students should wear uniforms.
 Lien: _____________.
A. I couldn’t agree more.	B. I don’t agree with you, too.
C. You won’t say more.	D. Me, either.
2. Hung: Wow, what a nice jacket! I think the design looks great.
 Nam: _____________.
A. You see.	B. I can’t help thinking the same.
C. I do, either.	D. That’s good.
3. Huong: I think young people nowadays are little aggressive.
 Lam: _____________.
A. That makes an agreement.	
B. You don’t say it.
C. You are right. There are aggressive people in all times.
D. I don’t quite agree with you. There are aggressive people in all times.
4. Nam: Jane is too quiet. Do you think so?
 Ha: _______________.
A. No, I don’t	B. She looks great!
C. You are right.	D. Yes, let’s do that.
5. Nga: I suppose it is more effective to study late than in day time.
 Minh: _____________.
A. I don’t agree with you, too.	B. I think so, too
C. I agree with you. 	D. you’ll want to say it again.
Cách tiến hành:
- Đây là dạng bài tập thường thấy trong đề thi tốt nghiệp và đại học. Việc cung cấp cho học sinh dạng bài này giúp cho các em làm quen dần với hình thức làm bài trắc nghiệm.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ, đọc các câu và các chọn lựa, loại bỏ những đáp án sai để chọn đáp án chính xác, phù hợp nhất.
- Giáo viên chữa từng câu cùng học sinh, cho nhận xét cụ thể.
Suggested answers:
1. A	2. B	3. D	4. C	5. C
Exercise 3: Work in pairs. Read and respond to these statements:
1. Swimming is relaxing.
2. Windsurfing is fun.
3. Tug of war is a great game.
4. Playing cards is a waste of time.
5. Dancing is hilarious and good for body shaping.
Cách tiến hành:
- Bài tập này giúp học sinh luyện tập cách vận dụng những mẫu câu bày tỏ quan điểm vào trong các tình huống cụ thể.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp.
- Giáo viên gọi vài cặp thực hiện trước lớp, gọi học sinh khác nhận xét.
Exercise 4: Lan and Nga are talking about the positive and negative aspects of competitions commonly held in their school. Complete the conversation with suitable expressions and practice it in pairs.
Lan: (1) _____________Beauty contest is such a great type of competition. It is entertaining, exciting and fascinating.
Nga: (2) _________________________ it puts excessive emphasis on physical beauty.
Lan: May be. What about General knowledge Quiz? (3) ___________ it is interesting.
Nga: (4) ______________________. It really encourages self-study. What do you think of Tug of war?
Lan: (5) _________________ it is great fun.
Nga: (6) _______________________. It helps us to promote our teamwork spirit.
Cách tiến hành:
- Với bài tập này, học sinh có cơ hội vận dụng linh hoạt các cấu trúc vừa học vào trong hội thoại dài.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp để điền vào chỗ trống sau đó thực hành hội thoại, cần lưu ý mỗi chỗ trống có thể điền nhiều đáp án khác nhau.
- Giáo viên đi quanh để bao quát và trợ giúp.
- Kiểm tra một vài cặp và nhận xét.
Suggested answers:
1. I think that / In my opinion,
2. That’s an interesitn point of view, but I think
3. I suppose
4. I can’t agree with you more.
5. I think
6. That’s true/ You’re right.
Exercise 5: “It is essential to take part in many English competitions to develop your English”. Do you agree or disagree with this statement? Discuss in groups and report the result of your group to the class.
Cách tiến hành:
- Đây là bài tập nói nâng cao dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi. Bài tập này có thể được dùng luyện nói thi học sinh giỏi quốc gia.
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, thảo luận theo nhóm (4-5 học sinh) và cử một học sinh ghi lại những ý kiến đồng tình hay phản đối của các thành viên còn lại. Sau đó dựa vào kết quả thực hành nói lại trong nhóm.
- Gọi một vài học sinh đại diện cho một số nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN
I. Kết quả nghiên cứu:
	Qua việc nghiên cứu về phương pháp, tôi đã thiết kế một số dạng bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói và ứng dụng trong giảng dạy học sinh khối 10 năm học 2013-2014 và nhận thấy kết quả đạt được như sau:
- Đa số học sinh đều hứng thú, tích cực hơn trong các hoạt động nói. 75% học sinh khi được hỏi đều trả lời thích thú với các dạng bài tập nói mới mẻ, hấp dẫn.
- Đặc biệt đối với 2 lớp tham gia chương trình học sách giáo khoa thí điểm, việc áp dụng những dạng bổ trợ cho kĩ năng nói giúp các em luyện tập tích cực và kết quả đạt được tăng lên rõ rệt:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
10A1
45
5
11
18
22
20
11
2
1
10A11
45
8
14
21
23
14
8
2
0
II. Khả năng ứng dụng của đề tài: 
	Đề tài này giúp các thày cô định hướng trong thiết kế bài tập, đồng thời đưa ra một số dạng bài tập bổ trợ cho kĩ năng nói được sử dụng làm tài liệu tham khảo, áp dụng cho tất cả các khối lớp trong trường THPT Lạng Giang 1 nói riêng và các trường THPT toàn tỉnh Bắc Giang nói chung.
III. Các ý kiến đề xuất:
+ Đối với giáo viên:
	- Cần dựa trên những nguyên tắc cụ thể để thiết kế các bài tập bổ trợ sao cho hấp dẫn với nhiều hình thức khác nhau từ dễ đến khó, nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
	- Các dạng bài tập nên chú ý áp dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh. 	- Trong quá trình dạy nói, người giáo viên cần lưu ý rằng đôi khi không nhất thiết phải yêu cầu độ chính xác hoàn toàn về ngữ pháp. Giáo viên nên khuyến khích học sinh diễn đạt ý kiến của mình sao cho người nghe có thể hiểu, khi các em có thể nói trôi chảy thì giáo viên cần nhắc nhở các em về độ chính xác của ngôn ngữ.
+ Đối với học sinh: 
	- Cần chuẩn bị tốt bài học trước khi đến lớp, tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động luyện tập để phát triển kỹ năng nói.
	Mặc dù tôi thực sự tâm huyết và cố gắng khi thực hiện đề tài, song sai sót là điều khó tránh khỏi. Tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và hi vọng chuyên đề này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ	NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
	 Nguyễn Thị Diệu Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ur. P, 1996. A course in Language Teaching. Cambridge University Press.
2. Nunan. D. (1988). Principles for designing language teaching materials. Guidelines, 10 (2), 1-24. Cambridge University Press.
3. Nunan. D. (1989). Designing tasks for Communicative Classroom. Cambridge University Press. 
4. Nunan. D. (1991). Language teaching methodology. A textbook for teachers.
5. Brown. K. Douglas (1994). Teaching by principles. Prentice Hall Regents.
6. Richards, J, J. Platt and H. Weber (1985). Longman Dictionary of Applied Linguistics. London. Longman.
7. Cook, V. (1998). Spreading the influence of SLA research.
8. Hall, D. (1995). Materials production: Theory and practice.
9. Harmer, J. (1998). How to teach English. Harlow, Essex. Pearson education Ltd.
10. Harmer, J. (2001). Course books. A human, cultural and linguistic disasters. MET, 8(4), 5-10.
11. Jocelyn Howard, Jae Major. (2006). Guidelines for designing Effective Language Teaching Materials.
12. Bell, J. and Gower, R. (1998). Materials development in language teaching (pp. 116-129). Cambridge University Press .
13. Hedge, T. (2000). Teaching and Learning in the classroom. Oxford University Press.
14. Nguyễn Quốc Hùng, M.A (2006). Kỹ thuật dạy Tiếng Anh. Nhà xuất bản Giáo Dục.
15. Hoàng Văn Vân (2006). Đổi mới phương pháp dạy Tiếng Anh ở THPT Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo Dục.
16. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Tiếng Anh. Nhà xuất bản Giáo Dục.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_thiet_ke_bai_tap_bo_tro_ch.doc
  • docmuc luc, bia.doc