Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tập Viết Lớp 2
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu
học. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh mẫu chữ hoa, góp phần rèn luyện
một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt - kỹ năng viết chữ.
Nếu các em viết đúng viết đẹp, tốc độ đọc nhanh thì các em có điều kiện ghi
chép bài tốt, nhờ vậy chất lượng của các môn học khác được nâng lên. Ngoài ra
tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm
chất đạo đức như tính cẩn thận, kỷ luật và khiếu thẩm mỹ.
Người ta thường nói “Nét chữ là nết người”. Nhưng thực trạng hiện nay
của học sinh còn rất xấu, không đúng mẫu chữ qui định. Nhiều em học giỏi,
làm toán nhanh nhưng viết quá xấu, trình bày bài không sạch sẽ thì làm sao trở
thành một học sinh toàn diện. Bởi vậy việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học
sinh nhất là các lớp đầu cấp là rất quan trọng. Theo chương trình sách giáo
khoa mới ở tiểu học và theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về mẫu chữ viết hoa trong trường tiểu học. Chữ
hoa theo mẫu hiện hành là chữ hoa đẹp nhưng lại rất khó viết, đặc biệt là đối
với các em lớp đầu cấp, các nét cong, nét lượn mềm mại và thay đổi liên tục
trong một con chữ. Mặc khác một số giáo viên khi dạy môn Tiếng việt chưa
thật sự coi trọng phân môn Tập viết như các phân môn Tập đọc, Tập làm văn,
Luyện từ và câu
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tập Viết Lớp 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TẬP VIẾT LỚP 2 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Niềm vui lớn nhất của các em là được đến trường, được học cùng bạn bè với tình thương của người thầy người cô. Tuy nhiên là buổi đầu cắp sách đến trường các em vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo `từ vui chơi sang học tập. Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh mẫu chữ hoa, góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt - kỹ năng viết chữ. Nếu các em viết đúng viết đẹp, tốc độ đọc nhanh thì các em có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy chất lượng của các môn học khác được nâng lên. Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, kỷ luật và khiếu thẩm mỹ. Người ta thường nói “Nét chữ là nết người”. Nhưng thực trạng hiện nay của học sinh còn rất xấu, không đúng mẫu chữ qui định. Nhiều em học giỏi, làm toán nhanh nhưng viết quá xấu, trình bày bài không sạch sẽ thì làm sao trở thành một học sinh toàn diện. Bởi vậy việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh nhất là các lớp đầu cấp là rất quan trọng. Theo chương trình sách giáo khoa mới ở tiểu học và theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về mẫu chữ viết hoa trong trường tiểu học. Chữ hoa theo mẫu hiện hành là chữ hoa đẹp nhưng lại rất khó viết, đặc biệt là đối với các em lớp đầu cấp, các nét cong, nét lượn mềm mại và thay đổi liên tục trong một con chữ. Mặc khác một số giáo viên khi dạy môn Tiếng việt chưa thật sự coi trọng phân môn Tập viết như các phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tập viết lớp 2” PHẦN II:ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI . Học sinh lớp 2/3 trường Tiểu học Hải Vân, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. PHẦN III:BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Vị trí môn Tập viết ở Tiểu học (như đã trình bày ở phần I) 2. Số bài và thời lượng học: Mỗi tuần có một bài Tập viết trong một tiết học. Về nội dung ở lớp 2 học sinh viết các chữ cái viết hoa, tiếp tục luyện cách viết các chữ viết thường và tập nối nét chữ từ chữ hoa sang chữ thường. Về hình thức rèn luyện: Trong mỗi tiết Tập viết, học sinh được hướng dẫn và tập viết từng chữ cái viết hoa, sau đó tập viết cụm từ hoặc câu ứng dụng có chữ hoa ấy. Số lượng, nội dung và hình thức như vậy là phù hợp với học sinh lớp 2. Tuy nhiên thực tế giảng dạy cho thấy học sinh lớp 2 học môn Tập viết để viết đẹp là rất khó. Vì vậy để học sinh lớp 2 viết đúng, tiến tới viết đẹp chữ hoa hiện hành, từ đó trình bày bài đẹp một đoạn văn, đoạn thơ là mối quan tâm và trăn trở lớn nhất của tôi cũng như các đồng nghiệp. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP: Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, việc rèn luyện chữ cho các em viết phải thật cẩn thận, đúng và đẹp là điều mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để đưa ra những biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp. Sau đây là một số suy nghĩ và việc mà tôi đã làm: 1 Sử dụng các đồ dùng trực quan khi dạy học Tập viết: 1.1Những đồ dùng dạy Tập viết hiện nay: Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học. - Bộ mẫu chữ in theo quy định cho giáo viên. 1 .2 Đồ dùng tự làm đạt hiệu quả trong việc dạy - học Tập viết: Để việc dạy Tập viết có hiệu quả, giáo viên có thể nghiên cứu tự làm các loại đồ dùng trực quan rất hữu ích cho việc dạy học Tập viết như: chữ mẫu phần từ ứng dụng để học sinh nhìn rõ cách viết, điểm đặt bút từ đâu đến đâu để viết cho liền mạch và giúp cho thao tác của giáo viên được nhanh hơn. Hay loại đồ dùng tự làm cũng rất tiện lợi cho các loại bảng con có đính nam châm ở sau để viết trực tiếp lên bảng cho học sinh lên viết để học sinh ngồi dưới dễ dàng nhận xét. a) Đồ dùng lật từng trang hiện ra từng nét (dùng để phân tích chữ mẫu): * Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ: - Cấu tạo gồm những nét nào? - Kích thước cao, rộng bao nhiêu ô? * Cách làm đồ dùng: - Giấy bìa cứng khổ A4 (1 tờ). - Các tờ nhựa trong khổ A4 (số lượng tuỳ thuộc vào số nét chữ trong con chữ). - Giấy đề can màu đỏ để cắt từng nét chữ rồi dàn lên từng tờ nhựa trong. - Một đến hai gáy xoắn bằng nhựa mềm để đóng các tờ nhựa trong lại. - Màu dạ để kẻ ô vuông lên tờ bìa cứng. *Cách sử dụng: Dùng trong phần giảng bài mới: Viết chữ hoa, chữ thường: - Giáo viên dùng que chỉ chỉ vào từng nét chữ trên trang nhựa cứng. - Giáo viên nói đến nét nào thì lật từng nét ấy minh họa cho học sinh nhìn rõ. - Giáo viên giới thiệu xong nét nào, yêu cầu học sinh nhắc lại tên nét chữ ấy và giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Để hoàn thành một con chữ thì các con cần viết mấy nét và đó là những nét nào?” * Tác dụng của đồ dùng: - Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn. - Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ cần viết. - Giáo viên cũng có thể dùng đồ dùng này hướng dẫn học sinh cách viết một con chữ hoàn chỉnh. Ví dụ: Trong bài Tập viết “Chữ hoa B (lớp 2), giáo viên dùng que chỉ và đưa ra hệ thống câu hỏi: (?) Các con nhìn lên bảng và cho cô biết đây là chữ gì? (chữ B hoa) (?) Chữ B hoa được cấu tạo bởi mấy nét? (gồm 2 nét) (?) Cho cô biết nét thứ nhất của chữ B hoa nét gì? (nét 1 gần giống nét móc ngược (trái) và hơi lượn ở phía trên và nghiêng về phía bên phải). (?) Nét thứ 2 là nét gì? (giáo viên lật trang thứ ba ) Giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Chữ B hoa mấy nét chữ ghép lại?” b) Đồ dùng viết hoàn chỉnh một chữ cái bằng cách di chuyển nam châm (dùng để hướng dẫn các nét tạo thành con chữ): * Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh điều chỉnh 1 chữ cái đúng yêu cầu từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc. * Cách làm đồ dùng: - Một tờ bìa cứng khổ A4 có in mẫu chữ hoa hoặc thường theo đúng quy định. - Hai viên nam châm tròn, một viên có dán giấy màu đỏ ở trên, một viên để nguyên. * Cách sử dụng đồ dùng: Giáo viên dùng thao tác viết ở phía sau tờ bìa bằng cách di chuyển viên nam châm không có giấy màu đỏ. Di chuyển viên nam châm đúng theo quy trình viết một con chữ từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc nét bút để viên nam châm có dán giấy màu đỏ phía trước đúng khi giáo viên viết một con chữ cái. Ví dụ: Hướng dẫn bài Tập viết “Chữ B hoa” Giáo viên giảng: Nét một : Đặt bút trên dòng kẻ ngang thứ 6 viết nét móc ngược trái từ trên xuống, phía trên hơi lượn sang phải đầu móc hơi cong, dừng bút ở dòng kẻ 2. Nét hai : Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5, viết 2 nét cong liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, dừng bút ở đường kẻ 2 và đường kẻ 3. * Tác dụng của đồ dùng: - Giúp học sinh biết cách viết liền nét từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc nét bút mà không nhấc bút. - Giúp học sinh hình dung rõ quy trình viết hoàn chỉnh một con chữ mà không hề bị tay hay người của giáo viên trong quá trình viết che khuất. 1.3. Rèn kỹ năng viết cho học sinh: a) Trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhó các đường kẻ trong bảng con và trong vở Tập viết. Việc này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy viết chữ. Có những chữ cái cao hơn một đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới: a, o, c... Có những chữ cái cao 2 đơn vị rưỡi được xác định bằng đường kẻ ngang trên, đường kẻ ngang giữa và đườn kẻ ngang dưới: b, g, h... * Vở Tập viết (vở in và vở ô li): Vở tập viết của các em đã có sẵn đường kẻ, giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm được một số quy ước về cách gọi. b) Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản: Từ những nét cơ bản này, các chữ cái sẽ được tạo thành. Với một số kinh nghiệm bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy: nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không tránh khỏi. Vì vậy tôi sẽ củng cố lại cho các em cách viết các nét cơ bản. Chú ý điểm đặt bút, dừng bút. Chẳng hạn với nét khuyến xuôi (), nét khuyết ngược (), học sinh không rèn viết ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như: h, k, g, y... cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường lúng túng khi viết. Chú ý: nét khuyết phải tròn, thon đều, không to quá, cũng không nhỏ quá hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ 2 từ dưới lên (với nét khuyết xuôi), đường kẻ 1 (với nét khuyết ngược). Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi thường cho các em luyện viết lên bảng nhiều, đến khi nào học sinh viết tương đối đồng đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng xấu, chậm, tôi thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng. c) Phân loại chữ cái theo nhóm: Để thuận tiện cho công việc giảng dạy và cho học sinh dễ dàng hơn trong Tập viết, tôi đã phân loại chữ cái theo các nhóm sau: - Nhóm 1 gồm các chữ: U, Ư, X, Y, N, M - Nhóm 2 gồm các chữ: A, Ă, Â, M, N - Nhóm 3 gồm các chữ: P, R, B, D, Đ - Nhóm 4 gồm các chữ: I, K, H, V - Nhóm 5 gồm các chữ: C, E, Ê, G, L, S, T - Nhóm 6 gồm các chữ: O, Ô, Ơ, A, Q, Q Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. Từ đó, học sinh nắm chắc được cách viết và các em sẽ viết được chuẩ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.pdf