Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán về nhiệt học ở môn Vật lý 8

Môn vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên trong nhà trường Trung học cơ sở. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là nghiên cứu các hiện tượng vật lý tìm ra nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lý và từ đó vận dụng các công thức định luật đó để giải quyết các bài tập vật lý nhằm phục vụ lợi ích cho con người.

Trong hệ thống bài tập vật lý chủ yếu yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích, dự đoán một số hiện tượng trong thực tế hay tính toán một số đại lượng trong các trường hợp cụ thể. Nhưng những hiện tượng cụ thể đó thì rất nhiều, học sinh không thể nhớ hết được, điều quan trọng cần đạt được là học sinh phải biết lập luận, suy luận một cách chặt chẽ, chính xác, đúng quy tắc để có thể suy từ những kiến thức khái quát đã thu nhận được trong bài học lí thuyết để giải quyết các nhiệm vụ nêu ra trong bài tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lập luận để tự tìm ra lời giải.

Qua giảng dạy tôi nhận thấy mặc dù các em đã được làm quen bộ môn Vật lý từ lớp 6, lớp 7 nhưng ở giai đoạn này chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức Vật lí dưới dạng định tính, những khái niệm chưa đầy đủ. Vật lí 8 các em bắt đầu làm quen với những bài toán định lượng nên nhiều học sinh chưa định hướng được yêu cầu của bài toán, chưa có phương pháp giải hoặc một số em biết cách làm nhưng trình bày chưa chặt chẽ, chưa khoa học.

 

docx 9 trang Thảo Ly 17/08/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán về nhiệt học ở môn Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán về nhiệt học ở môn Vật lý 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán về nhiệt học ở môn Vật lý 8
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán về nhiệt học ở môn 
Vật lý 8
1. Lời nói đầu:
1.1 Lí do chọn đề tài:
Môn vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên trong nhà trường Trung học cơ sở. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là nghiên cứu các hiện tượng vật lý tìm ra nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lý và từ đó vận dụng các công thức định luật đó để giải quyết các bài tập vật lý nhằm phục vụ lợi ích cho con người.
Trong hệ thống bài tập vật lý chủ yếu yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích, dự đoán một số hiện tượng trong thực tế hay tính toán một số đại lượng trong các trường hợp cụ thể. Nhưng những hiện tượng cụ thể đó thì rất nhiều, học sinh không thể nhớ hết được, điều quan trọng cần đạt được là học sinh phải biết lập luận, suy luận một cách chặt chẽ, chính xác, đúng quy tắc để có thể suy từ những kiến thức khái quát đã thu nhận được trong bài học lí thuyết để giải quyết các nhiệm vụ nêu ra trong bài tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lập luận để tự tìm ra lời giải.
Qua giảng dạy tôi nhận thấy mặc dù các em đã được làm quen bộ môn Vật lý từ lớp 6, lớp 7 nhưng ở giai đoạn này chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức Vật lí dưới dạng định tính, những khái niệm chưa đầy đủ. Vật lí 8 các em bắt đầu làm quen với những bài toán định lượng nên nhiều học sinh chưa định hướng được yêu cầu của bài toán, chưa có phương pháp giải hoặc một số em biết cách làm nhưng trình bày chưa chặt chẽ, chưa khoa học.
Vật lí 8 chia làm hai phần : phần cơ học và phần nhiệt học. Nhiệt học là một trong bốn phần kiến thức Vật Lí cơ bản được trang bị cho học sinh Trung học cơ sở. Lượng kiến thức của phần này không nhiều so với các phần khác, bài tập phần này cũng không quá khó song vì các em ít được tiếp xúc với bài tập định lượng nên việc định hướng giải bài tập Nhiệt còn khó khăn với các em và các em chưa có phương pháp giải.
Qua trực tiếp giảng dạy Vật lý 8 tôi thấy rằng nhiều em không thích học môn Vật lý vì các em cho rằng bài tập Vật lý 8 nói chung và bài tập phần Nhiệt học nói riêng rất khó, các em không có định hướng giải bài tập, các em chưa có thói quen vận dụng những kiến thức đã học vào giải bài tập một cách có hiệu quả từ đó các em không có hứng thú với môn học. Kết quả học tập môn Vật lý của nhiều em không cao. Chính vì vậy mà tôi đã suy nghĩ tìm tòi và đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán về nhiệt học ở môn Vật lý 8” nơi tôi đang công tác, với mong muốn giúp các em định hướng bài tập, biết phương pháp làm bài tập, biết cách trình bày bài toán khoa học từ đó tạo nên hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của các em trong học tập, các em không còn ngại học môn Vật lý, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn.
1.2 Phạm vi của đề tài:
	Phạm vi của đề tài là theo dõi, nghiên cứu để đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập về nhiệt học ở bộ môn Vật lý của học sinh khối 8 trường Trung học cơ sở Trường Long Hòa.
2. Thực trạng: 
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như sự chuyển biến mạnh mẽ của kinh tế, xã hội, đối với ngành giáo dục để học sinh có một tri thức vững vàng, đòi hỏi người thầy phải sáng tạo tìm tòi ra những phương pháp dạy học sao cho học sinh tiếp thu một cách phù hợp nhất với từng địa phương cụ, thể để học sinh tiếp thu được những thành tựu khoa học của thời đại.
Song thực tế hiện nay không có ít khó khăn trong việc giảng dạy bộ môn Vật lý, đó là đồ dùng thí nghiệm còn chưa đầy đủ hoặc chất lượng đồ dùng chưa cao, kết quả thí nghiệm chưa sát thực tế nên các em tiếp nhận chưa thuyết phục hoặc chưa vận dụng tốt vào việc giải các bài tập. Vì vậy để chất lượng dạy và học được nâng cao, người thầy không chỉ đơn giản truyền thông tin đến cho học sinh một cách thụ động hoặc sơ lược hoặc theo kiến thức sách giáo khoa mà phải khai thác rộng hơn, sâu hơn và phải tổ chức hướng dẫn học sinh, định hướng cho học sinh học tập tích cực, hăng hái tham gia thực hành, suy luận hoặc xử lí số liệu sẵn có để rút ra kết luận từ đó học sinh có thể vận dụng giải bài tập một cách linh hoạt nhất.
Muốn đạt được điều này người thầy phải đầu tư sáng tạo trong việc dạy và học. Sử dụng tốt các bước của phương pháp thực nghiệm và làm thí nghiệm trên lớp, để học sinh vận dụng kiến thức đã nắm được trên lớp vào việc giải bài tập một cách dễ dàng, gây hứng thú cho học sinh học tập và sự tò mò, tìm tòi sáng tạo của học sinh. Phần nhiều học sinh có chú ý nghe giảng, tích cực hoạt động tuy nhiên việc vận dụng lý thuyết vào làm bài tập còn chậm. Tôi đã khảo sát qua bài kiểm tra 15 phút ở học kì II năm học 2016-2017 kết quả như sau:
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
107
18
16,8%
29
27,1%
37
34,6%
20
18,7%
3
2,8%
3. Giải pháp thực hiện: 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh từ việc nhớ lại các kiến thức đã học một cách lôgic cho đến việc vận dụng những kiến thức đó vào từng dạng bài tập cụ thể. Với mỗi bài tập đều có nhiều cách giải khác nhau. Vì vậy cần hướng dẫn học sinh thực hiện giải bài tập theo nhiều cách sau đó so sánh kết quả rồi mới đưa ra đáp số cuối cùng.
3.1. Hệ thống các kiến thức cần thiết để giải bài tập phần Nhiệt học 
- Ba hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ.
Dẫn nhiệt: Sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác hay từ phần này sang phần khác của cùng một vật
Đối lưu: Do lớp chất lỏng (hay chất khí) nóng nhẹ hơn nổi lên trên còn các lớp lỏng (hay khí) lạnh nặng hơn chìm xuống dưới tạo thành dòng.
Bức xạ nhiệt: Truyền nhiệt bằng các tia nhiệt, không có sự tham gia của chất. Vật màu sẫm bức xạ nhiệt nhanh hơn và hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng.
- Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. 
Đơn vị nhiệt lượng là jun (J) hoặc calo (cal) 1cal = 4,2J
Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.Dt
Trong đó Q: là nhiệt lượng thu vào (tỏa ra), đơn vị J
Dt: Độ tăng (giảm) nhiệt độ của vật (0C) Dt = 
t1: là nhiệt độ ban đầu của vật (0C)
t2: là nhiệt độ cuối của vật (0C)
m: là khối lượng của vật (kg)
c: là nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật (J/kg.K)
- Phương trình cân bằng nhiệt: Trong quá trình truyền nhiệt, nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật khác thu vào: Qtỏa = Qthu
- Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy là: Q = q.m
Trong đó: m: là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy. Đơn vị: kg
q: là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. Đơn vị: J/kg
- Động cơ nhiệt: Là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng.
Hiệu suất của động cơ nhiệt: 
Trong đó: 
Qcó ích: là phần năng lượng được chuyển hóa thành công có ích
Qtoàn phần: là toàn bộ năng lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
3.2. Một số ví dụ có hướng dẫn học sinh:
 	Dạng 1: Bài tập chỉ có một quá trình thu nhiệt của các chất 
 	Bài tập : Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25°C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
 	Phân tích bài: 
 ? Bài toán trên có mấy đối tượng tham gia thu nhiệt.
 ? Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước được tính như thế nào.
 Giáo viên chốt lại : Bài toán trên có hai đối tượng tham gia thu nhiệt là 0,5kg nhôm ở 25°C và 2 lít nước ở 25°C.
 Vậy nhiệt lượng để đun sôi ấm nước bằng nhiệt lượng cung cấp cho nước để nó tăng từ 25°C đến 100°C và nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm để nó tăng từ 25°C đến 100°C.
 Từ phân tích trên ta có lời giải sau : 
Tóm tắt 
m1 = 0,5kg
m2 = 2kg 
c1 = 880J/kg.K
c2 = 4200J/kg.K
Q = ?	
Bài giải
Nhiệt lượng cần để đun 0,5 kg nhôm từ 25°C đến 100°C là : 
Q1 = m1.c1.t = 0,5.880. (100 – 25) = 33000(J)
Nhiệt lượng cần để đun 2 kg nước từ 25°C đến 100°C là : 
Q2 = m2.c2.t = 2.4200.(100 – 25) = 604800 (J)
Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước là 
Q = Q1+ Q2 = 33000 + 604800 = 637800 (J)
Cách giải : Bước 1: Phân tích tìm các đối tượng thu nhiệt
 Bước 2: Dùng công thức Q = m.c.t để tính nhiệt lượng theo yêu cầu của bài. Chú ý phải đổi đơn vị (nếu cần).
Dạng 2: Bài tập có cả quá trình thu nhiệt và quá trình toả nhiệt.
Bài tập1 : Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80°C xuống 20°C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ ?
 	Phân tích bài 
 ? Bài toán trên có mấy đối tượng tham gia vào quá trình trao đổi nhiệt.
 ? Đối tượng nào thu nhiệt, đối tượng nào toả nhiệt.
 ? Yêu cầu của bài toán trên là gì.
 ? Nhiệt lượng toả ra được tính như thế nào?
 ? Nhiệt lượng thu vào được tính như thế nào.
 ? Dựa vào đâu để tính được nước nóng lên thêm bao nhiêu độ.
 Giáo viên chốt lại: Bài toán trên có hai đối tượng tham gia vào quá trình trao đổi nhiệt. Đồng là vật toả nhiệt còn nước là vật thu nhiệt. Nhiệt lượng đồng toả ra bằng nhiệt lượng nước thu vào.
 Từ phân tích trên ta có lời giải như sau:
 Tóm tắt
m1= 0,5kg
m2 = 500g = 0,5kg
t1 = 80°C
t = 20°C
c1 = 880J/kg.K
c2 = 4200J/kg.K
Q2 = ?
t2 = ? 
Bài giải
Nhiệt lượng đồng toả ra khi hạ nhiệt độ từ 80°C xuống 20°C là :
Q1 = m1.c1.t1= 0,5.880.(80 – 20) = 26400 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng đồng toả ra ta có : 
Q2 = m2.c2.t2 = Q1= 26400(J)
Nước nóng lên thêm là 
t2 = = 13°C	
Chú ý : Bài tập này có thể yêu cầu tính khối lượng, nhiệt dung riêng, nhiệt độ cân bằng của quá trình trao đổi nhiệt thì ta cũng giải tương tự.
Cách giải : 
Bước 1: Phân tích đề bài tìm đối tượng toả nhiệt, đối tượng thu nhiệt.
Bước 2: Dùng công thức tính nhiệt lượng để tính nhiệt lượng toả ra, nhiệt lượng thu vào.
 Bước 3: Dùng phương trình cân bằng nhiệt Qtỏa ra = Qthu vào để tính đại lượng chưa biết theo yêu cầu của đề bài.
Bài tập 2: Đổ 738 g nước ở nhiệt độ 15°C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100°C. Nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt là 17°C. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K.
 	Phân tích bài toán : Bài toán trên có 3 đối tượng tham gia vào quá trình trao đổi nhiệt. Nước và nhiệt lượng kế là vật thu nhiệt còn miếng đồng là vật tỏa nhiệt. Nhiệt lượng nước và nhiệt lượng kế thu vào bằng nhiệt lượng miếng đồng toả ra
 Tóm tắt 
m1=738g = 0,738kg
m2 = 100g = 0,1kg
m3 = 200g = 0,2kg
t1 = t2 = 15°C
t3 = 100°
t = 17°C
c1 = 4186 J/kg.K
c2 = ?
 Bài giải 
Nhiệt lượng nước và nhiệt lượng kế thu vào là : 
 Q1= m1.c1.t1 =0,738.4186. (17 – 15) =6179(J)
 Q2 = m2.c2. t2 = 0,1.c2. (17 – 15) = 0,2. c2
Nhiệt lượng do miếng đồng toả ra là :
Q3 = m3.c2.t3 = 0,2.c2. (100 -17) = 16,6. c2
Vì nhiệt lượng đồng toả ra bằng nhiệt lượng 
nước và nhiệt lượng kế thu vào nên : 
 Q1 + Q2 = Q3
Thay số vào phương trình trên tính được giá trị của c2
c2 = 377J/kg.K
Dạng 3: Bài tập có liên quan đến hiệu suất.
Bài tập 1: Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nước từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu hoả toả ra làm nóng nước và ấm.
 	Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46.106J/kg.
 	Phân tích bài toán
 ? Bài toán trên có mấy đối tượng tham gia vào quá trình truyền nhiệt.
 ? Những đối tượng nào thu nhiệt, toả nhiệt.
 ? Nhiệt lượng nào là nhiệt lượng có ích.
 ? Nhiệt lượng nào là nhiệt lượng toàn phần.
 ? Hiệu suất của bếp bằng bao nhiêu.
 ? Để tính được khối lượng của dầu hoả thì phải tính được được đại lượng nào.
 Giáo viên chốt lại: Bài tập này có :
Hai đối tượng thu nhiệt đó là nước và ấm nhôm
Một đối tượng toả nhiệt đó là bếp dầu hoả
Nhiệt lượngcó ích là nhiệt lượng làm nóng nước và ấm
Nhiệt lượng toàn phần do dầu hoả bị đốt cháy toả ra.
Hiệu suất của bếp bằng 30% có nghĩa là 30% nhiệt lượng bếp toả ra biến thành nhiệt lượng có ích.
Để tính được khối lượng dầu hoả thì phải tính được nhiệt lượng toàn phần bếp toả ra.
Tóm tắt 
m1 = 2kg
m2 = 0,5kg
t1 = 20°C
t2 = 20°C
c1 = 4200J/kg.K
c2 = 880J/kg.K
q = 46.106 J/kg
m = ?	
 Bài giải 
Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước từ 20°C đến 100°C là : 
Q1 = m1.c1.t = 2.4200.(100 -20) = 672000(J)
Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng ấm từ 20°C đến 100°C là : 
Q2 = m2.c2.t = 0,5.880.(100 – 20) = 35200(J)
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là :
Q = Q1+ Q2 = 672000 + 35200 = 707 200 (J)
Nhiệt lượng do dầu hoả toả ra là : 
Qtp = = = =2357333(J)
Lượng than cần thiết để đun sôi ấm nước là : 
Qtp = m.q m == = 0,051(kg)
Chú ý : bài tập này có thể yêu cầu tính hiệu suất hoặc tính nhiệt độ của bếp ta cũng làm tương tự.
Cách giải : 
Bước 1: Phân tích đề bài xác định xem nhiệt lượng có ích dùng để làm gì, xác định xem nhiệt lượng toàn phần lấy ra từ đâu.
 Bước 2: Dùng mối liên hệ H = suy luận tìm các đại lượng liên quan.
Bài tập 2: Một ôtô chạy được quãng đường 100 km với lực kéo trung bình 700N, tiêu thụ hết 5 lít xăng (khoảng 4 kg). Tính hiệu suất của động cơ ôtô.
 Phân tích bài: 
 ? Nêu công thức tính hiệu suất của động cơ.
 ? Tính công mà động cơ thực hiện được như thế nào.
 ? Nhiệt lượng mà xăng bị đốt cháy toả ra được tính như thế nào.
Tóm tắt 
s = 100km = 100000m
F= 700N
m = 4kg
q= 46.106J/kg
H = ?	
 Bài giải
Công mà động cơ thực hiện được là : 
A = F.s = 700.100000 = 70 000 000 (J)
Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy toả ra là : 
Q = m.q = 4. 46.106 = 184 000 000 (J)
Hiệu suất của động cơ là : 
H = 38%
Chú ý : Bài toán này có thể yêu cầu tính quãng đường, lực kéo hoặc tính khối lượng ta cũng làm tương tự.
Cách giải : 
Bước 1: Tính công mà động cơ thực hiện hoặc nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.
Bước 2: Dựa vào công thức H = suy luận để tìm các đại lượng liên quan.
 3.3. Những lưu ý về phương pháp giải bài tập về nhiệt học lớp 8: 
Ba hình thức truyền nhiệt được nghiên cứu riêng rẽ. Nhưng trong thực tế chúng lại có thể xảy ra đồng thời trong cùng một hiện tượng. Cần phải phân tích để nhận thấy trong mỗi trường hợp cụ thể hình thức truyền nhiệt nào có tác dụng chính. Thí dụ khi đun nóng một chất lỏng thì có cả dẫn nhiệt và đối lưu. Bởi vậy đun nước trong ống nghiệm dài để thẳng đứng thì đun nóng ở miệng ống khác với đun ở đáy ống. Đun nóng vật rắn lại không xảy ra đối lưu. Tốc độ truyền nhiệt có ảnh hưởng nhiều đến các hiện tượng nhưng cũng chưa được xem xét kĩ trong bài học lí thuyết, giáo viên cần lưu ý bổ sung khi cần trong các bài tập.
Hiện tượng truyền nhiệt làm thay đổi nhiệt độ của vật và kèm theo là sự co dãn hay sự biến đổi trạng thái của vật. Sự co dãn không đều của các phần khác nhau trong một vật nhiều khi không quan sát được trực tiếp bằng mắt nhưng lại gây ra các hậu quả rõ ràng, có thể thấy được như làm gãy, vỡ, làm cong vật đi.
3.4. Tóm lược phương pháp giải bài tập nhiệt học vật lý 8:
Trên đây là một số ví dụ cụ thể chứng minh cho thấy rằng để làm được các bài tập nhiệt học ở bộ môn vật lý 8 thật tốt thì trước hết phải.
+ Tìm hiểu kỹ nội dung của đề bài (thông tin đã biết và yêu cầu của đề) 
+ Phân tích được các điều kiện và dữ liệu của bài toán đã cho.
+ Nắm bắt được các kiến thức có liên quan, từ đó chắt lọc để vận dụng đúng kiến thức trọng tâm.
+ Kiểm tra kết quả bằng nhiều cách khác nhau từ đó đối chiếu các kết quả rồi đưa ra câu trả lời phù hợp với yêu cầu của đề bài đã nêu.
4. Kết quả:
Năm học 2017 – 2018 tôi đã áp dụng sáng kiến trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Trường Long Hòa, các em học sinh rất thích thú với phương pháp hướng dẫn với từng bước giải bài tập như trên. Qua thời gian áp dụng khả năng làm bài tập của các em được nâng lên, số lượng học sinh khá giỏi cũng tăng lên rõ rệt, nhiều em học sinh trước đây rất ngại tham gia giải bài tập vật lý vì thấy khó thì giờ đây đã có nhiều tiến bộ, các em đã có thể tự làm được những bài tập cơ bản trong sách bài tập. Quan trọng hơn cả là hầu hết học sinh lớp 8 đều rất hứng thú với giờ học vật lý, nhất là giờ ôn tập, bài tập. 
Với kinh nghiệm trên qua bài kiểm tra 15phút ở học kỳ II năm học 2017-2018 tôi đã vận dụng và đã đạt được kết quả đáng mừng. Qua một cuộc điều tra nhỏ về tính hứng thú học tập của học sinh, số lượng học sinh hứng thú, thích học vật lý 8 tăng vượt bậc và tôi thấy kết quả khả quan hơn:
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
102
23
22,5%
34
33,4%
37
36,3%
8
7,8%
5. Kết luận
Việc áp dụng thành công sáng kiến trong quá trình dạy học vật lý lớp 8 trong năm học vừa qua mang một ý nghĩa sâu sắc:
Đối với cá nhân tôi nhận thấy để công tác giảng dạy đạt được kết quả cao, người giáo viên phải nhiệt tình, luôn tự tìm tòi học hỏi, biết đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp soạn giảng cho phù hợp đối tượng học sinh ở từng địa phương.
	Học sinh đại trà đã được rèn luyện kỹ cách giải bài tập ở các dạng cơ bản. Học sinh có kỹ năng tóm tắt, phân tích bài toán, biết tìm tòi lời giải và chọn được hệ thức thích hợp để làm bài tập. Các em có hứng thú say mê học tập. Học sinh khá giỏi giải nhanh, thành thạo và biết phát triển bài toán.
Sử dụng hệ thống bài tập và hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý là một trong những nội dung công việc mà người giáo viên phải hoàn thành, từ đó có thể hoàn chỉnh quá trình dạy học.
Qua một năm áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán về nhiệt học ở môn Vật lý 8” tôi nhận thấy học sinh học tập sôi nổi, hăng hái phát biểu và làm bài tập tốt hơn, các em có sự nhận biết và tiếp thu tiến bộ hơn, chăm chỉ học tập và yêu thích môn vật lý hơn. 
Trên đây tôi đã trình bày một số phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập về nhiệt học ở bộ môn Vật lý 8, bằng cách phân loại bài tập có hướng dẫn cách làm bài cho mỗi loại nhằm giúp học sinh nắm vững bài hơn. Sáng kiến này tôi đã áp dụng có hiệu quả cao, mong được nhân rộng hơn nữa.
Người viết	
 Nguyễn Văn Chung

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_gi.docx