Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra từ vựng thường xuyên để nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh lớp 8 tại trường THCS Bình An, Thị xã Dĩ An
Nâng cao hiệu quả học tập của các em học sinh là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi một giáo viên, mỗi một trường học, và Trường trung học cơ sở Bình An của chúng tôi cũng không ngoại lệ. Bản thân là một giáo viên dạy Tiếng Anh, tôi luôn đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp cho vấn đề nâng cao hiệu quả học tập của các em học sinh trong bộ môn của mình.
Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh, tôi nhận thấy đa phần các em học sinh học từ vựng Tiếng Anh theo kiểu đối phó, học trước quên sau. Điều này khiến các em thiếu vốn từ vựng dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn trong thực hành Tiếng Anh như: nghe, nói không được, đọc bài không hiểu, dùng sai từ hoặc viết sai chính tả và hệ quả là kết quả học tập bộ môn này không cao.
Một giả thuyết đã được đặt ra: Liệu kiểm tra từ vựng thường xuyên có nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh của các em học sinh hay không? Để kiểm chứng giả thuyết này, tôi đã tiến hành một nghiên cứu cụ thể ở môn Tiếng Anh trong hai lớp 8 tương đương nhau. Sau một thời gian tác động nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh của các em học sinh bằng cách kiểm tra từ vựng thường xuyên ở nhóm thực nghiệm, kết quả thu được cho thấy nhóm thực nghiệm có kết quả học tập tốt hơn nhóm đối chứng do tác động của nghiên cứu (p = 0.012) và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn (SMD
= 0.81).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra từ vựng thường xuyên để nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh lớp 8 tại trường THCS Bình An, Thị xã Dĩ An
MỤC LỤC TÓM TẮT GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nâng cao hiệu quả học tập của các em học sinh là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi một giáo viên, mỗi một trường học, và Trường trung học cơ sở Bình An của chúng tôi cũng không ngoại lệ. Bản thân là một giáo viên dạy Tiếng Anh, tôi luôn đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp cho vấn đề nâng cao hiệu quả học tập của các em học sinh trong bộ môn của mình. Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh, tôi nhận thấy đa phần các em học sinh học từ vựng Tiếng Anh theo kiểu đối phó, học trước quên sau. Điều này khiến các em thiếu vốn từ vựng dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn trong thực hành Tiếng Anh như: nghe, nói không được, đọc bài không hiểu, dùng sai từ hoặc viết sai chính tả và hệ quả là kết quả học tập bộ môn này không cao. Một giả thuyết đã được đặt ra: Liệu kiểm tra từ vựng thường xuyên có nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh của các em học sinh hay không? Để kiểm chứng giả thuyết này, tôi đã tiến hành một nghiên cứu cụ thể ở môn Tiếng Anh trong hai lớp 8 tương đương nhau. Sau một thời gian tác động nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh của các em học sinh bằng cách kiểm tra từ vựng thường xuyên ở nhóm thực nghiệm, kết quả thu được cho thấy nhóm thực nghiệm có kết quả học tập tốt hơn nhóm đối chứng do tác động của nghiên cứu (p = 0.012) và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn (SMD = 0.81). Kết quả này cho phép tôi kết luận: kiểm tra từ vựng thường xuyên có nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh lớp 8. GIỚI THIỆU Tại trường THCS Bình An, các em học sinh có nhiều điều kiện để thực hành môn Tiếng Anh. Các em có cơ hội luyện tập kĩ năng nghe, nói với giáo viên nước ngoài qua một tiết học speaking hàng tuần. Ngoài ra trường còn tổ chức dạy phụ đạo buổi chiều để ôn luyện, củng cố những kiến thức các em đã học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Thực tế cho thấy, kết quả học tập môn Tiếng Anh đã được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên số lượng học sinh trung bình, yếu, kém vẫn còn nhiều. Qua tìm hiểu cụ thể ở khối lớp 8, tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những nguyên nhân đó là các em quá chú trọng đến các công thức cấu trúc ngữ pháp mà đôi khi không hiểu được đề bài đang yêu cầu gì hay đọc một bài đọc mà không hiểu được nội dung để làm những yêu cầu tiếp theo của bài. Lý do của vấn đề này chính là việc các em thiếu vốn từ vựng. Ở lớp học, vấn đề dạy và kiểm tra từ vựng vẫn được tiến hành nhưng không thường xuyên do chương trình có quá nhiều điểm ngữ pháp cần nhớ và số lượng từ vựng lại nhiều. Giáo viên thường chỉ kiểm tra từ theo dạng viết từ và nghĩa, còn lại là dành thời gian để tiếp tục chương trình học. Do đó, các em học sinh cũng học từ theo kiểu đối phó, học để trả bài cho giáo viên ngay khi được kiểm tra nhưng sau đó vì không ôn tập củng cố thường xuyên nên đến khi áp dụng từ để thực hành, các em gặp rất nhiều khó khăn: nghe không được, đọc bài không hiểu, khi viết thì dùng sai từ, viết sai chính tả. Trong khi đó, chúng ta biết học từ vựng là một phần rất quan trọng trong việc học Tiếng Anh. Càng biết nhiều từ thì khả năng hiểu được những gì chúng ta nghe và đọc càng cao. Thạc sĩ Mai Lan Anh (Giảng viên khoa ngôn ngữ và văn hóa quốc tế - Đại học văn hóa Hà Nội) đã nhận định: “Từ vựng là công cụ con người sử dụng để suy nghĩ, diễn đạt ý tưởng, cảm xúc và tìm hiểu về thế giới. Ngoài ra, từ vựng còn là nền tảng để phát triển tất cả các kỹ năng khác: đọc hiểu, nghe hiểu, nói, viết,và là công cụ chủ yếu giúp học sinh có thể sử dụng tiếng Anh hiệu quả.” Ví dụ: khi nói chuyện với một người bản ngữ nói tiếng Anh, nghe một bài nghe tiếng Anh hoặc đọc một đoạn văn, học sinh sẽ luôn phải tiếp xúc với từ vựng. Nếu không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong Tiếng Anh. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D. A. Wilkins đã viết: “Without grammar, very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.” (Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt cả). Vì thế trong việc học một ngoại ngữ, thì từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ hình thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học. Nếu không có từ vựng thì các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết sẽ không thể phát triển được. Theo như Nguyễn Thanh Huyền (2012): Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: lời nói và chữ viết. Tuy nhiên, học một từ sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu như bạn nhanh chóng quên nó đi. Theo nhà nghiên cứu tâm lý học người Đức Ebbinghous thì trí não con người sau khi tiếp nhận thông tin sẽ bắt đầu quá trình quên lãng. Quá trình quên lãng này bắt đầu từ phút thứ 10 trở đi sau khi học, sau 20 phút não người chỉ nhớ 58% lượng thông tin vừa học, sau 1 tiếng nhớ 44%, 9 tiếng nhớ 36%, sau 1 ngày nhớ 33%, sau 2 ngày nhớ 28% và cuối cùng sau 1 tháng chỉ nhớ khoảng 20% nên việc kiên trì học và ôn lại từ vựng hàng ngày theo chu kỳ nhất định là một điều hết sức quan trọng trong việc học từ vựng. Một câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra: “Liệu kiểm tra từ vựng thường xuyên có nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh lớp 8 hay không?” Giả thuyết nghiên cứu ở đây là: kiểm tra từ vựng thường xuyên có nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh lớp 8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, khách thể nghiên cứu là 2 nhóm học sinh gồm 15 học sinh mỗi nhóm, các học sinh ở cả hai nhóm có trình độ tương đương nhau (mỗi nhóm có 3 học sinh giỏi, 3 học sinh khá, 4 học sinh trung bình và 5 học sinh yếu) dựa trên kết quả bài kiểm tra một tiết lần một môn Tiếng Anh của các em, và các em được chọn một cách ngẫu nhiên từ các nhóm giỏi, khá, trung bình, yếu của hai lớp 8, 8A4 và 8A5. Trong đó, các em học sinh lớp 8A4 được chọn làm nhóm thực nghiệm, các em học sinh lớp 8A5 được chọn làm nhóm đối chứng. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm của hai lớp, tôi được biết các em học sinh của cả hai nhóm có mức độ tương đương nhau về hạnh kiểm, hoàn cảnh gia đình cũng như tinh thần và thái độ học tập. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu này là: kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên. Như đã trình bày, hai nhóm học sinh này được chọn ngẫu nhiên và tương đương nhau về trình độ cũng như tương đồng về thái độ học tập. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra một tiết lần hai trong chương trình học của các em, sau khi đã học được ba bài 4, 5, 6 trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 8. Sau khi có kết quả các bài kiểm tra một tiết, phép kiểm chứng t-test độc lập được áp dụng để xác định kết quả có ý nghĩa hay không. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Sau khi đã chọn được Nhóm thực nghiệm và Nhóm đối chứng, tôi tiến hành tác động lên Nhóm thực nghiệm trong thời gian sáu tuần. Trong thời gian đó, ở cả hai nhóm các hoạt động dạy và học vẫn diễn ra như bình thường. Giáo viên giảng dạy theo chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định, đảm bảo tiến trình lên lớp đồng thời cũng tổ chức các hoạt động theo dạng bài tập hoặc trò chơi để học sinh có thêm cơ hội luyện nghe, nói, đọc, viết về từ vựng và những nội dung đã được học. Tuy nhiên các hoạt động kiểm tra từ vựng ở hai nhóm là khác nhau. Cụ thể: Ở nhóm đối chứng: vào 5 phút đầu giờ của mỗi tiết giáo viên chỉ mời 1 hoặc 2 em lên bảng viết từ đã học hoặc trả bài miệng bằng cách viết câu hoặc đọc một đoạn văn ngắn để chấm điểm. Trong sáu tuần mỗi em chỉ được 2 đến 3 lần kiểm tra từ đã học. Ở nhóm thực nghiệm: tất cả các em phải chuẩn bị một cuốn vở trắng (vở kiểm tra). Vào 3- 5 phút đầu giờ của mỗi tiết giáo viên sẽ kiểm tra từ vựng các em bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh (7-10 từ), các em sẽ nghe và ghi lại từ, từ loại và nghĩa của từ đó. Sau đó những vở kiểm tra này sẽ được giáo viên thu lại và thực hiện chấm điểm vào bất cứ thời gian nào sau giờ học. Bằng cách này, tất cả các em đều được kiểm tra từ vựng thường xuyên. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy và học, giáo viên cũng thường xuyên đưa ra những câu hỏi liên quan đến nghĩa của từ trong câu, trong đoạn văn, yêu cầu các em giải thích nghĩa của từ để các em hiểu bài học hơn và dễ dàng làm bài tập. Những học sinh có câu trả lời đúng sẽ được điểm cộng để kích thích sự hứng thú học tập của các em. Ngoài ra, giáo viên còn thiết kế những phiếu bài tập từ vựng, phát cho học sinh làm bài tập về nhà sau mỗi tiết học. Những phiếu bài tập này sẽ được giáo viên thu lại vào giờ học tiếp theo, chấm và trả bài cho học sinh. Các em sẽ kẹp những phiếu bài tập này vào tập kiểm tra để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của các em. Sau thời gian sáu tuần, các em học sinh ở cả hai nhóm được làm một bài kiểm tra một tiết để đánh giá hiệu quả học tập, đồng thời cũng là hiệu quả của tác động trong nghiên cứu. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU Sau khi học xong bài 4, 5, 6 trong sách giáo khoa Tiếng Anh 8, các em được làm bài kiểm tra một tiết. Đây cũng chính là công cụ để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này. Hình thức bài kiểm tra này được thiết kế theo sự thống nhất của tổ bộ môn, đã qua xét duyệt của Tổ trưởng bộ môn và Ban giám hiệu, gồm: nghe – chọn đáp án đúng: 5 câu (0,5đ), đánh số thứ tự: 5 câu (0,5đ); trắc nghiệm khách quan: 12 câu (3đ); viết từ loại: 2 câu (0,5đ); hoàn thành đoạn văn: 8 câu (2đ); đọc – chọn đúng sai: 2 câu (0,5đ), trả lời câu hỏi: 2 câu (1đ); viết lại câu theo yêu cầu: 3 câu (1,5đ); ... vào vở kiểm tra thường xuyên sẽ nâng cao hiệu quả học tập (vì mức độ ảnh hưởng của nghiên cứu này là lớn). Tuy nhiên khi kiểm tra và cho điểm thường xuyên thì giáo viên cũng cần lưu ý không gây áp lực cho học sinh qua những con điểm. Trong toàn bộ nghiên cứu này, những điểm số trong vở kiểm tra chỉ đóng vai trò tác động vào kết quả cuối cùng chứ không phải là điều kiện quyết định. Giáo viên có thể lấy trung bình các điểm này thành một cột kiểm tra miệng trong sổ điểm. Đối với những học sinh bị điểm kém, giáo viên ghi những lời nhận xét nhằm động viên các em phấn đấu đến một kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó, qua vở kiểm tra, giáo viên và phụ huynh cùng kết hợp theo dõi sự tiến bộ của học sinh để có thể động viên khuyến khích kịp thời nhằm mang lại hiệu quả tốt như mong muốn. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Hiện nay, trong quá trình dạy và học, cả giáo viên lẫn học sinh đều bị áp lực bởi thời gian và khối lượng kiến thức được truyền tải trong một tiết học. Do đó việc kiểm tra và thực hành từ vựng không được tiến hành một cách thường xuyên. Tuy nhiên, qua nghiên cứu này cùng các kết quả kiểm chứng chúng ta thấy được rằng “kiểm tra từ vựng thường xuyên có nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Anh lớp 8”. Cụ thể hơn, khi có vốn từ vựng tốt, học sinh sẽ làm được các bài tập rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, từ đó nâng cao kết quả học tập cũng như hứng thú của học sinh đối với môn học. Chính vì vậy việc kiểm tra từ vựng thường xuyên bằng các hình thức khác nhau nên tiếp tục được duy trì và phát huy hơn nữa ở các trường học. Ngoài ra, trong tương lai chúng ta cũng có thể thực hiện những nghiên cứu tương tự đối với các kĩ năng khác của ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng học tập như: rèn luyện kĩ năng nghe hoặc nói thường xuyên có tăng khả năng sử dụng ngoại ngữ hay không, thực hành viết các mẫu câu thường xuyên có ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả học tập, Trên đây là một nghiên cứu nhỏ được thực hiện trong phạm vi hẹp và tất nhiên không khỏi những mặt hạn chế. Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý từ phía ban lãnh đạo để giáo viên ở các cơ sở như chúng tôi có thêm cơ hội học hỏi để củng cố chuyên môn và nâng cao chất lượng bộ môn mà mình đang giảng dạy. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Tất Trường – Từ vựng học Tiếng Anh cơ bản Mai Lan Anh (2013). Tầm quan trọng của từ vựng trong dạy và học tiếng Anh (khoa ngôn ngữ và văn hóa quốc tế - Đại học văn hóa Hà Nội) - Nguyễn Thanh Huyền (2012). Một số phương pháp dạy và học từ vựng tiếng Anh (khoa ngôn ngữ và văn hóa quốc tế - Đại học văn hóa Hà Nội) - Nation, I. S. P. (1990). Teaching and learning vocabulary. Boston: Heinle & Heinle. Smichtt, N. (2000). Vocabulary in Language Teaching, Cambridge: Cambridge University Press. Vietnam ICT Career Community - Tầm quan trọng của việc học từ vựng đều đặn hàng ngày - vung-tieng-anh-deu-dan-hang-ngay/ Vocabulary and Its Importance in Language Learning - PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 – ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG BINH AN JUNIOR HIGH SCHOOL ENGLISH 8 TEST NO2 STUDENT’S NAME:.. DATE: 28.11.2014 CLASS: 8A MARKS COMMENT LISTENING: (1M) PHONETICS : (0.5M) Choose the word that has the underlined part pronounced differently a. mend b. semester c. letter d. report Choose the word that has the underlined part pronounced differently 2. a. modern b. decide c. excite d. escape VOCABULARY AND GRAMMAR ( 3MS) Circle in the best letter a,b,c or d to complete the sentences: (2.5ms) Do you enjoysports programs? A. watch B. to watch C. watching D. in watching you like to come? – I’d love to. A. what B. do C. would D. do She was born June 26th, 1990. of B. at C. on D. in Daniel in Scotland for ten year. Now he lives in London lived B. used to live C. was living D. has lived Nga used to on the farm when she was young. lives B. living C. to live D. live Her report card last year excellent is B. are C. was D. were We don’t go to school Sunday mornings at B. on C. in D. before Tam is good at English . She speaks it very good B. well C. bad D. badly need any help ? Yes, that’s very kind of you . Will you B. Could you C. Do you D. Are you I like activities such as walking and camping. outdoor B. indoor C. outside D. inside Supply the correct form of words: ( 0,5m) Children played games (happy) on the yard. My sister hates ( do ) ..the ironing D. READING (3.5MS) 1/ Fill in the blanks using words given in the box (2ms) burned, left, went, was, appeared, tied, lit, said One day, as a farmer was in the field and his buffalo was grazing nearby, a tiger (1)......................... The tiger wanted to know why the strong buffalo was the servant and the small man (2)................. the master. The farmer (3)............................. he had something called wisdom, but he (4) . it at home that day. He (5)................................ to get the wisdom, but before that he (6) the tiger to a tree with a rope because he didn’t want it to eat the buffalo. When he returned, the farmer brought some straw with him. He said it was his wisdom. He (7) the straw and the fire (8). the tiger. The tiger escaped, but it still has black stripes from the burns to day. /Read the passage carefully then do exercise bellow:(1,5 ms) My son is Ba. He is a secondary school student. He goes to school five days a week and studies many subjects at school. Last week I went to an end-of semester meeting with his form –teacher and she gave me his report card. I was shocked to know that he worked excellently for Math, English, Physics, Chemistry but he had poor results with the other subjects such as History, Geography. I found that he is clever but lazy. He doesn’t like to learn his lesson by heart. His final result was only satisfactory. Write True (T) or False (F): (0,5m) Ba is a clever student but lazy. Ba is good at learning by heart. Answer the questions: (1m) Who gave Ba’s report card to his mother? .. Is Ba good at Math, English, Physics, and Chemistry? E. WRITING (2MS) I/ Do as direct (1.5m) My sister said to me, “Please cook the dinner!” (change into reported speech) My sister asked The teacher said “You should work harder to improve English, Nam “(change into reported speech) The teacher said Minh usually played badminton in the early morning when he was young. (Using “used to”) Minh used . Put the words or phrases in correct order to make sentences. (0.5m) I/used/look after/younger/brother/my/when/parents/to/went/work/my/to spend/ more/ you/ should/ on/ English/ pronunciation/ time THE END PHỤ LỤC 2 – ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG ANSWER KEYS A.LISTENING I. 1.b 2.a 3.b 4.b 5.b 6.b II. A.5 B.3 C.1 D.2 E.6 F.4 PHONETICS : (0.5M) 1. d II. 2.a VOCABULARY AND GRAMMAR ( 3MS) Cirle in the best letter a,b,c or d to complete the sentences: (2.5ms) 1.c 2. c 3. c 4 b 5 d 6. c 7.b 8. b 9.c 10 a Supply the correct form of words: (0,5m) 11. Happily 12. doing READING ( 3,5MS) 1/ (2ms) 1. appeared 2.was 3.said 4.left 5.went 6.tied 7 lit 8.burned 2./(1,5 ms) Write True (T) or False (F): (0,5m) a T b. F Answer the questions: (1,0 m) c. The teacher gave Ba’s report card to his mother. d .Yes, he is WRITING ( 2,5MS) I/ (1,5 ms) My sister asked me to cook the dinner The teacher said Nam should work harder to improve English. Minh used to play badminton in the early morning. (1m) I used to look after my younger brother when my parents went to work. You should spend more time on English pronunciation. PHỤ LỤC 3 – MA TRẬN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Listening 5 0.5 5 0.5 10 1 I/.Phonetics 2 0.5 2 0.5 II/. Vocabulary and grammar 8 2 4 1 12 3 III/. Reading 2 0,5 2 1 8 2 12 3,5 IV/. Write 3 1,5 2 0.5 5 2 Tổng 12 3 2 1 12 3 3 1,5 5 0.5 7 1 41 10 PHỤ LỤC 4 – ĐIỂM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THỰC NGHIỆM STT Họ và Tên Điểm kiểm tra sau tác động 1 Hồ Quốc Hạ Triều Châu 4.8 2 Lâm Quỳnh Chi 7.1 3 Nguyễn Thanh Hà 5.7 4 Nguyễn Thị Thanh Hương 6.1 5 Võ Anh Huy 9 6 Đoàn Trần Phú Khang 7 7 Lê Thị Kim Ngọc 8.7 8 Trần Minh Ngọc 9.5 9 Hà Thị Ánh Nguyệt 7.3 10 Lê Thị Hồng Nhung 6.2 11 Phạm Thị Ninh 7.2 12 Phạm Thị Phương Thảo 9.3 13 Đoàn Thị Bích Trâm 8.5 14 Huỳnh Ng. Thanh Hoàng Trân 6.2 15 Nguyễn Thị Tú Trinh 8.1 PHỤ LỤC 5 – ĐIỂM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM ĐỐI CHỨNG STT Họ và Tên Điểm kiểm tra sau tác động 1 Lê Thị Ngọc Anh 5.8 2 Hoàng Văn Bình 3.3 3 Nguyễn Thanh Duy 8.5 4 Nguyễn Tường Giang 5.5 5 Hà Huy Hoàng 4.5 6 Hồ Quốc Đăng Khôi 7.3 7 Nguyễn Thành Long 5 8 Đinh Đức Lương 6.5 9 Nguyễn Hoàng Phước 7.3 10 Trần Hồng Quang 4.8 11 Nguyễn Nhật Tú 4.3 12 Phạm Lâm Tuyền 6.3 13 Nguyễn Tường Vi 8 14 Trần Mai Thảo Vy 8.8 15 Nguyễn Lê Hoàng Yến 4.2 PHỤ LỤC 6 – BẢNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NHÓM THỰC NGHIỆM Mode = 6.20 Median = 7.20 Average = 7.38 Stdev = 1.43 Chênh lệch giá trị trung bình = 1.37 T-test = 0.012 SMD = 0.81 NHÓM ĐỐI CHỨNG Mode = 7.30 Median = 5.80 Average = 6.01 Stdev = 1.69 PHỤ LỤC 7 – MỘT SỐ VỞ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH Phiếu bài tập về nhà được kẹp trong vở kiểm tea PHỤ LỤC 8 – MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Một tiết học môn Tiếng Anh Các em làm bài tập theo nhóm Giáo viên nước ngoài đang giảng dạy tại trường THCS Bình An Một tiết học với giáo viên nước ngoài Giờ ra chơi, các em đến nói chuyện với giáo viên nước ngoài. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DĨ AN PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điếm đánh giá Nhận xét 1. Tên đề tài 5 2. Hiện trạng 5 3. Giải pháp thay thế 10 4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 5 5. Thiết kế 5 6. Đo lường 5 7. Phân tích dữ liệu và bàn luận 5 8. Kết quả 20 9. Minh chứng cho các hoạt động nghiên cứu của đề tài 35 10.Trình bày báo cáo 5 Tổng cộng 100 XẾP LOẠI: NHẬN XÉT: .
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kiem_tra_tu_vung_thuong_xuyen_de_nang.docx
- Kiem_tra_tu_vung_thuong_xuyen_de_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_mon_Tieng_Anh_lop_8_tai_truong_THCS_Binh.pdf