Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử

Ở trường THPT hiện nay, việc tiếp thu và vận dụng kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử nói chung, lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với học sinh lớp 10, những học sinh đang còn ít nhiều cảm thấy bối rối khi chuyển đổi từ THCS lên THPT. Điều này dẫn đến hệ lụy lâu dài là làm hạn chế khả năng học tập môn Hóa Học của học sinh ở trường THPT, vì các em luôn cần đến kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử trong suốt quá trình học ở đây.

Theo đánh giá của bản thân, tôi thấy có các nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, học sinh ở THCS có thời lượng học Hóa học rất ít, mỗi tuần chỉ một đến 2 tiết, trong hai năm học lớp 8 và lớp 9. Trong các kì thi tốt nghiệp, thi vào lớp 10 không thi môn Hóa học (trừ thi vào các trường chuyên). Vì vậy các em chỉ cấn học cho xong chương trình là được, còn lại tập trung cho các môn có trong các kì thi sắp tới. Kết quả tất yếu là kiến thức tối thiểu về Hóa học của phần lớn các em không đảm bảo cho việc học Hóa ở THPT.

Thứ hai, nội dung “Phản ứng oxi hóa – khử” là phần kiến thức rất khó, đặc biệt là cách lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử. Để học tốt phần kiến thức này đòi hỏi ở mỗi học sinh phải có một vốn kiến thức nhất định, một phương pháp học tập hiệu quả cộng với sự đam mê đích thực – là điều thực sự còn thiếu ở đa số học sinh học sinh THPT hiện nay.

Thứ ba, các nội dung đưa vào chương trình hóa học ở bậc THPT nói chung, phần phản ứng oxi hóa – khử nói riêng chỉ chú trọng về kiến thức, không chú trọng việc liên hệ thực tế cuộc sống, để thông qua đó kích thích sự tò mò, hứng thú ở người học.

 

docx 30 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử”
Lĩnh vực: Hóa học
Họ và tên: Nguyễn Khâm Anh
Đơn vị: Tổ KHTN - Trường THPT Thanh Chương 1 ĐT: 0989.851.692
Năm học 2021 – 2022
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I.1. Lý do chọn đề tài.
1
I.2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2
II.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
2
II.2. Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử
2
II.2.1 Định nghĩa
2
II.2.2. Cách cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử
3
II.2.2.1. Phương pháp đại số
4
II.2.2.2. Phương pháp thăng bằng electron
11
II.2.2.4. Phương pháp tổng hợp oxi hóa
17
II.2.2. Bài tập vận dụng
19
II.2.3. Thực trạng về giảng dạy của giáo viên và tình trạng tiếp nhận kiến thức của học sinh về phản ứng oxi hóa – khử
24
II.3. Thực nghiệm sư phạm
25
II.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm
25
II.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
25
II.3.3. Tổ chức thực nghiệm
25
II.3.3.1. Tiến hành thực nghiệm.
25
II.3.3.2. Kết quả thực nghiệm.
26
II.3.3.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
29
PHẦN 3: KẾT LUẬN
30
III.1. Kết luận chung.
30
III.2. Một số đề xuất.
30

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Một thực tế ở các trường THPT hiện nay là học sinh không còn ưu tiên chọn môn khối có bộ môn Hóa học như trước đây, mà chuyển sang đăng kí học và thi các tổ hợp môn khác. Có nhiều trường, có có rất ít học sinh thi tổ hợp KHTN và số học sinh đăng kí thi tuyển đại học theo tổ hợp có môn Hóa học lại còn ít hơn nhiều, thậm chí có trường con số này bằng không.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, đồ dùng, dụng cụ dạy học còn thiếu, trang thiết bị cần thiết cho giờ học môn Hóa học ở trên lớp và thậm chí là cả giờ học thực hành, thí nghiệm còn hạn chế, làm cho các giờ học thực hành đáng lẽ ra là rất hấp dẫn lại trở thành nhàm chán, kém hiệu quả.
Thứ hai, cách trình bày, biên soạn sách giáo khoa của môn Hóa học mặc dù đã có nhiều đổi mới theo xu thế chung, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Người ta chủ yếu chú trọng kiến thức, chưa coi trọng hình thức, ít liên hệ thực tế... làm cho môn học có phần xa rời cuộc sống.
Thứ ba, nguyên nhân quan trọng nhất là kiến thức môn học khô khan, rời rạc, có nhiều nội dung kiến thức rất khó, cộng thêm các kì thi có những câu hỏi, bài tập “rất lạ”, học sinh phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau – thậm chí biến đổi các chất ban đầu thành chất không có thật – mới giải được...Đáng chú ý trong chương trình Hóa học THPT, có nội dung “Phản ứng oxi hóa – khử” là phần kiến thức rất khó, đặc biệt là cách lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử, được đưa vào ngay học kì một của lớp 10. Vô tình, nội dung này đã loại bỏ ý định học chuyên sâu hơn về môn Hóa học của nhiều học sinh. Không chỉ có vậy, nội dung kiến thức này còn theo suốt cả chương trình THPT, cùng với các kiến thức cũng không thua kém về độ khó như este, peptit, protein...lại tiếp tục là nguyên nhân gây ra hiện tượng có thêm nhiều học sinh “ từ bỏ ” môn Hóa học.
Mong muốn giúp học sinh hình thành kĩ năng lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử, từ đó vận dụng tốt kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử, giúp các em tự tin đối mặt với môn Hóa, hơn nữa là để các em “quay trở lại” với môn Hóa học ở trường THPT. Từ đó tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử”
Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
+ Điều tra về khả năng lựa chọn môn Hóa để thi THPT của học sinh.
+ Xây dựng và vận dụng tài liệu “Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử” vào dạy học hóa học.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Ở trường THPT hiện nay, việc tiếp thu và vận dụng kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử nói chung, lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với học sinh lớp 10, những học sinh đang còn ít nhiều cảm thấy bối rối khi chuyển đổi từ THCS lên THPT. Điều này dẫn đến hệ lụy lâu dài là làm hạn chế khả năng học tập môn Hóa Học của học sinh ở trường THPT, vì các em luôn cần đến kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử trong suốt quá trình học ở đây.
Theo đánh giá của bản thân, tôi thấy có các nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, học sinh ở THCS có thời lượng học Hóa học rất ít, mỗi tuần chỉ một đến 2 tiết, trong hai năm học lớp 8 và lớp 9. Trong các kì thi tốt nghiệp, thi vào lớp 10 không thi môn Hóa học (trừ thi vào các trường chuyên). Vì vậy các em chỉ cấn học cho xong chương trình là được, còn lại tập trung cho các môn có trong các kì thi sắp tới. Kết quả tất yếu là kiến thức tối thiểu về Hóa học của phần lớn các em không đảm bảo cho việc học Hóa ở THPT.
Thứ hai, nội dung “Phản ứng oxi hóa – khử” là phần kiến thức rất khó, đặc biệt là cách lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử. Để học tốt phần kiến thức này đòi hỏi ở mỗi học sinh phải có mộ ... 
Bảng tổng hợp điểm số bài kiểm tra lần 1
Đối tượng
% Yếu, kém
% TB
% Khá
% Giỏi
TN
5.06
25.32
44.30
25.32
ĐC
8.86
41.77
31.65
17.72

45
40
35
30
TN
ĐC
25
20
15
10
5
0
% Điểm yếu kém	% Điểm TB	% Điểm Khá	% Điểm Giỏi
Kết quả bài kiểm tra lần 2:
Bảng phân phối điểm kiểm tra lần 2
Lớp
Số HS
Số HS đạt điểm Xi
Điểm TB
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN1
41
0
0
0
0
2
3
7
7
9
10
3
7.46
ĐC1
39
0
0
0
2
3
7
9
10
4
3
1
6.31
TN2
38
0
0
0
0
1
3
6
9
8
8
3
7.47
ĐC2
40
0
0
0
1
2
9
9
6
7
5
1
6.58
∑TN
79
0
0
0
0
3
6
13
16
17
18
6
7.47
∑ĐC
79
0
0
0
3
5
16
18
16
11
8
2
6.44
Bảng tổng hợp điểm số bài kiểm tra lần 2.
Đối
tượng
% Yếu, kém
% TB
% Khá
% Giỏi
TN
3.80
24.05
41.77
30.38
ĐC
10.13
43.04
34.18
12.66

45
40
35
30
TN
ĐC
25
20
15
10
5
0
% Điểm yếu kém	% Điểm TB	% Điểm Khá	% Điểm Giỏi
Kết quả điều tra hứng thú học tập của học sinh.
Trước và sau khi các lớp được học theo giáo án có sử dụng tài liệu thực nghiệm về phản ứng oxi hóa – khử, tôi tiến hành điều tra về tình cảm, thái độ học tập môn Hóa Học của học sinh. Vào giữa tháng 11 năm 2021, và cuối tháng 12 năm 2021, tôi đã tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu thăm dò tình cảm, thái độ học tập môn Hóa Học của học sinh bốn lớp gồm 10A4, 10T1 (lớp thực nghiệm), 10A3, 10D1 (lớp đối chứng), trong đó năng lực học tập môn Hóa Học của lớp 10A4 tương đương 10A3, 10T1 tương đương 10D1. Cụ thể mỗi học sinh các lớp điều tra được phát mỗi lần một phiếu thăm dò tình cảm, thái độ học tập môn Hóa Học theo các cấp độ: Rất thích, thích, bình thường, không thích, nhàm chán.
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích






Kết quả thu được khi phát phiếu thăm dò lần 1 ở các lớp 10A4, 10T1 vào thời điểm các lớp được dạy theo giáo án có sử dụng tài liệu thực nghiệm:
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
13
17
21
18
10
16,46%
21,52%
26,58%
22,79%
12,65%

Kết quả thu được khi phát phiếu thăm dò lần 2 ở các lớp 10A4, 10T1 sau khi các lớp đã được dạy theo giáo án có sử dụng tài liệu thực nghiệm:
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
7
11
20
23
18
8,86%
13,92%
25,32%
29,11%
22,79%

Kết quả thu được khi phát phiếu thăm dò lần 1 ở các lớp 10A3, 10D1vào thời điểm các lớp (10A4, 10T1) chưa dạy theo giáo án có sử dụng tài liệu thực nghiệm:
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
15
17
20
16
11
18,99%
21,52%
25,32%
20,25%
13,92%

Kết quả thu được khi phát phiếu thăm dò lần 2 ở các lớp 10A3, 10D1sau khi các lớp (10A4, 10T1) đã được dạy theo giáo án có sử dụng tài liệu thực nghiệm:
Nhàm chán
Không thích
Bình thường
Thích
Rất thích
17
18
22
13
9
21,52%
22,79%
27,85%
16,46%
11,38%

Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
Về kết quả bài kiểm tra.
Các kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Điều đó thể hiện ở các điểm sau:
Tỷ lệ % học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm trong hai trường hợp thấp hơn so với lớp đối chứng. Đồng thời tổng % học sinh đạt trung bình khá, giỏi các lớp thực nghiệm lại tăng hơn so với lớp đối chứng.
Chất lượng học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
Về kết quả điều tra hứng thú học tập ở học sinh
Kết quả thực nghiệm ở 10A4, 10T1cho thấy sau khi dạy theo giáo án có sử dụng tài liệu thực nghiệm thì các em hăng say hơn, thích thú hơn trong giờ học Hóa học. Cụ thể, so với trước, số em không thích, nhàm chán khi học môn Hóa Học giảm xuống khá nhiều, số em thích, rất thích học môn này tăng lên đáng kể.
Ở các lớp đối chứng, kết quả cho thấy, số em không thích, nhàm chán khi học môn Hóa học có xu hướng tăng lên, còn số em thích, rất thích học môn này lại giảm.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Kết luận chung.
Quy trình thiết kế và vận dụng tài liệu trên vào việc dạy học là phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay cùng với xu hướng cải tiến đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt phát huy được tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Vận dụng tài liệu trên trong dạy học thực sự góp phần làm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu của cải cách giáo dục hiện nay, gây hứng thú cho học sinh trong quá trình tìm kiếm kiến thức và giáo viên trong quá trình dạy học.
Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, tính khả thi và hiệu quả cao của của đề tài.
Một số đề xuất:
Phát huy tối đa vai trò của tài liệu trên, cải thiện cách tiếp cận kiến thức trong dạy học hóa học ở trường phổ thông nói chung, là yêu cầu tất yếu và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để phát huy tác dụng của tài liệu trên trong dạy học, tôi thấy cần có sự giúp đỡ của các đồng nghiệp để tài liệu được hoàn thiện hơn cả về hình thức lẫn nội dung. Đồng thời cũng cần có cách thức, biện pháp để vận dụng tài liệu vào dạy học một cách linh hoạt thì mới đạt được hiệu quả cao nhất. Đó chính là một trong các bước khởi đầu nhằm làm cho học sinh quan tâm đến môn Hóa Học hơn, từ đó mới có điều kiện hình thành và xây dựng niềm đam mê môn học này với các em.
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_can_bang_phuong_tri.docx
  • pdfNGUYỄN KHÂM ANH - TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 1 - HÓA HỌC.pdf