Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy chương đại cương về kim loại - Hoá học 12
Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học. Nó giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ làm quen với TBDH và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý, hoá của chúng. Từ đó các em hiểu được các quá trình vật lý, hoá học, sinh học và nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của chúng. Nếu không có thí nghiệm giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải nhưng vẫn không rõ và hết ý vì không phải mọi thứ đều có thể diễn đạt được trọn vẹn bằng lời. Lời nói rất trừu tượng còn các thí nghiệm thì cụ thể. Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc. Các em sẽ khó hiểu bài vì không có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện tượng lý, hóa, sinh học . Ví dụ: Trong quá trình dạy môn hóa học, phản ứng tạo kết tủa nhôm hidroxit Al(OH)3 dạng keo, màu trắng. Nếu không có thí nghiệm thì học sinh không thể hình dung được dạng keo, màu trắng như thế nào. Học sinh sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ. Chính vì vậy thí nghiệm giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống.
Thực hành, thí nghiệm là học sinh tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành làm thí nghiệm. Qua đó giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành (các thao tác và cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật. Thực hành thí nghiệm sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình. Gây hứng thú học tập, yêu thích bộ môn và say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy chương đại cương về kim loại - Hoá học 12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG VỀ KIM LOẠI - HOÁ HỌC 12” Lĩnh vực: Hóa học NĂM HỌC 2021- 2022 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲ HỢP 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI DẠY CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG VỀ KIM LOẠI – HOÁ HỌC 12” Lĩnh vực: Hóa học Ngƣời thực hiện: 1. Kiều Đình Danh Số điện thoại: 0989327337 2. Phùng Thị Hƣơng 0342073680 Đơn vị công tác: Tổ TỰ NHIÊN– Trƣờng THPT QUỲ HỢP 2 Năm thực hiện: 2022 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4 Lí do chọn đề tài 4 Mục đích nghiên cứu 5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5 Đối tượng nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu 6 Thời gian nghiên cứu 6 Dự kiến đóng góp mới của đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG 7 Cơ sở lý luận: 7 Một số khái niệm cơ bản: 7 Thực hành thí nghiệm 7 Ý nghĩa của CNTT đối với môn Hoá học 7 Một số phương pháp dạy học tích cực 8 Phương pháp dạy học theo góc 8 Phương pháp dạy học theo trạm 9 Một số kỹ thuật dạy học tích cực 9 Kỹ thuật khăn trải bàn 9 Kỹ thuật sơ đồ tư duy 10 Cơ sở thực tiễn 11 Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp dạy học mới và ứng dụng CNTT ở trường THPT 11 Phân tích và đánh giá thực trạng 13 Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 14 Cấu trúc nội dung chương đại cương về kim loại trong chương trình Hóa học lớp 12 cơ bản 14 Một số kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững khi học chương đại cương về kim loại ở trường THPT 14 Ứng dụng CNTT, khai thác thiết bị dạy học khi dạy chương đại cương về kim loại 15 Ứng dụng phần mềm Padlet để giao nhiệm vụ cho HS 15 Ứng dụng phần mềm IMindMap để giao nhiệm vụ và khái quát nội dung chương đại cương về kim loại. 15 Sử dụng thí nghiệm ảo trong chương đại cương về kim loại 16 Sử dụng phần mềm Quizizz để test kiến thức, ôn tập kiến thức trong chương đại cương về kim loại 16 Phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy chương đại cương về kim loại 17 Thiết kế giáo án chương đại cương về kim loại 18 Giáo án bài 18, chương trình hóa 12 cơ bản theo phương pháp dạy học theo trạm 18 Giáo án bài 20, chương trình hóa 12 cơ bản theo phương pháp dạy học theo góc 44 Thực nghiệm sư phạm 60 Mục đích thực nghiệm 60 Đối tượng thực nghiêm 60 Tiến hành thực nghiệm 60 Kết quả thực nghiệm sư phạm 61 Một số kinh nghiệm dạy học theo phương pháp dạy học hiện đại 62 Về phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ dạy và học 62 Về phía giáo viên 62 Về phía học sinh 63 PHẦN 3: ẾT LU N VÀ IẾN NGH 63 Kết quả đạt được của đề tài 63 Đối với giáo viên 64 Đối với học sinh 64 Phạm vi áp dụng 65 Vận dụng vào thực tiễn 65 Kiến nghị 65 Với giáo viên 65 Với tổ chuyên môn 65 Với nhà trường 66 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 66 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Trung học phổ thông Phương pháp dạy học Công nghệ thông tin Giáo dục và Đào tạo Giáo viên Học sinh Sách giáo khoa Thiết bị dạy học Khoa học tự nhiên Trung học phổ thông Thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm Năng lực Đối chứng Kim loại Phương trình phản ứng Hoạt động Sơ đồ tư duy THPT PPDH CNTT GD & ĐT GV HS SGK TBDH KHTN THPT TNSP TN NL ĐC KL PTPƯ HĐ SĐTD PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài: Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Hoá học là đề cao tính thực tiễn, giảm sức nặng bài tập tính toán, chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Mục đích của giáo dục ở nhà trường không chỉ đào tạo ra những con người nắm vững kiến thức khoa học, mà còn giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo thực hiện được những điều mà bộ óc suy nghĩ, biết áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống. Thực tế cho thấy, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm học 2020- 2021 ở trường THPT Quỳ Hợp 2 tăng vượt trội so với các năm trước. Cụ thể: Năm 2019- 2020 điểm trung bình chung trong kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học là 5,88 xếp thứ 39 toàn tỉnh. Trong khi đó, năm học 2020- 2021 điểm trung bình chung môn Hóa học tăng lên 6,93 xếp thứ 28 toàn tỉnh, tăng 11 bậc so với năm trước. Để có được kết quả như trên, ngoài việc chú trọng hơn trong công tác rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm cho học sinh, thầy giáo Phạm Văn Hùng đã phát huy hiệu quả những giờ dạy trên lớp, khai thác các thiết bị dạy học, tăng cường thực hành thí nghiệm tạo lòng say mê hứng thú học tập, ý chí vươn lên của các em từ đó bồi ... hình thành phát triển phẩm chất và năng lực. Đề tài đã tạo được sự hứng thú học tập, nhận thức và kiến thức của HS được củng cố, ghi nhớ một cách sâu sắc, hiệu quả. Đặc biệt, kết quả học tập đã chuyển biến rõ rệt, HS tích cực tham gia các hoạt động dạy học, có thái độ, kỹ năng về học tập một cách khoa học hơn, tốt hơn. Rút ra được một số kinh nghiệm thực tế nhằm giúp việc sử dụng PPDH mới đạt hiệu quả trong dạy học. Đối với giáo viên Sau một thời gian thực hiện sáng kiến, bản thân tôi cũng đã tích lũy được nhiều kiến thức về các PPDH mới, biết cách sử dụng một số kỹ thuật dạy học hợp lý, hiệu quả, biết khai thác thiết bị dạy học và đặc biệt biết ứng dụng CNTT hỗ trợ trong quá trình dạy học. Việc giảng dạy theo PPDH theo mới trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn. Biết cách soạn giáo án theo phương pháp mới, cách hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tổ chức dạy học trên lớp nhằm giúp các em đạt kết quả cao trong quá trình học tập. Đối với học sinh Có hứng thú học tập với môn Hoá học. Được trải nghiệm nhiều cách học hơn so với việc ngồi nghe, ghi nhớ, chép bài theo lối học thụ động trước đây. Khả năng tự học được nâng lên, được rèn luyện một số kĩ năng quan trọng như phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm. Phạm vi áp dụng Sáng kiến được áp dụng để dạy cho HS theo chương trình hóa học 12 cơ bản THPT. Vận dụng vào thực tiễn Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi đã áp dụng ở hai lớp 12 ở trường THPT Quỳ Hợp 2 và được các em ủng hộ, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và có mong muốn được học phương pháp dạy mới nhiều hơn nữa. Kiến nghị Để đề tài sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT thuận tiện và hiệu quả, tôi xin có một số kiến nghị sau: Với giáo viên - Cần nắm vững các PPDH tích cực, áp dụng công nghệ thông tin và nghiên cứu tài liệu giáo khoa kĩ càng để lựa chọn các phần mềm hỗ trợ cũng như phương pháp phù hợp trong từng chương. Trong một bài học, có thể kết hợp đa dạng các hình thức dạy học hiện đại để việc dạy học đạt kết quả cao nhất. - Cần đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, không nên chỉ kiểm tra đánh giá bằng kiểm tra miệng hay bài kiểm tra viết mà có thể đánh giá HS qua dự án học tập hay sản phẩm nghiên cứu của HS. Có như vậy mới kích thích được khả năng tư duy sáng tạo của HS. Với tổ chuyên môn Đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng sinh hoạt của buổi chuyên môn. Các buổi sinh hoạt cần đi sâu vào thảo luận, trao đổi các vấn đề khó về kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo từng mảng kiến thức. Đặc biệt cần thường xuyên trao đổi các chuyên đề về đổi mới PPDH, việc áp dụng những sáng kiến, những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy có như vậy chất lượng dạy và học sẽ không ngừng được nâng cao. Với nhà trƣờng Sau mỗi đợt triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm, những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cần được triển khai thực hiện cho tất cả các GV trong tổ nhóm chuyên môm. GV thảo luận trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân với đồng nghiệp, đóng góp ý kiến. Như vậy chất lượng sáng kiến kinh nghiệm và kiến thức, PPDH của GV cũng sẽ được nâng lên. Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện, trang bị đầy đủ máy vi tính, tivi, máy chiếu để GV và HS được tiếp cận với công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy và học tập. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Lập website để chia sẻ những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cao của tỉnh để GV có điều kiện tiếp cận các PPDH mới, tham khảo và học tập những biện pháp hay. Với kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nhóm tác giả chúng tôi mới nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy chương đại cương về kim loại, nên còn nhiều thiếu sót. Mong rằng quý Thầy Cô đồng nghiệp đóng góp ý kiến và bổ sung để đề tài được áp dụng rộng rãi hơn và giúp chúng tôi hoàn chỉnh hơn trong công tác giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Hóa học lớp 12– Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên) Nhà xuất bản Giáo dục- năm 2017 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học (kèm thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Ngày 26 tháng 12 năm 2018) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung quy chế đánh giá xếp loại học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mô đun 2: “Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT”. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. Trần Thị Thu Huệ (2010), “Dạy học theo góc, theo dự án, theo hợp đồng trong dạy học hóa học ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, số 243 trang 51. Phạm Thị Thuỳ Giang (2020),“Sử dụng Forms và phần mềm Quizizz hỗ trợ dạy học phân hoá trong môn Tin học”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt trang 154. Tony Buzan, Barry Buzan (2009), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp TP HCM. https://giaoan.violet.vn PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HS LỚP 12- TRƢỜNG THPT QUỲ HỢP 2- NĂM HỌC 2021- 2022
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_khi_day_ch.docx
- PHÙNG THỊ HƯƠNG, KIỀU ĐÌNH DANH- THPT QUỲ HỢP 2- HOÁ HỌC.pdf