Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm sử dụng tốt đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Vật lý lớp 6 phần nhiệt học

Giáo viên phải dành thời gian đúng mức để chuẩn bị một tiết dạy có thí nghiệm, phải sắp xếp các các dụng cụ theo từng nhóm, tiến hành thí nghiệm trước và ghi các giá trị đo của từng nhóm.

Học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà, có thái độ nghiêm túc trong quá trình làm thí nghiệm.

Thí nghiệm vật lí phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính an toàn cho học sinh, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của học sinh. Dụng cụ thí nghiệm phải có kích thước hợp lý, cách bố trí sắp sếp dụng cụ phải khoa học đảm bảo dễ thao tác, quan sát. Đối với các thí nghiệm khó quan sát phải che chắn ánh sáng, dùng vật chỉ thị như nước màu khói,.

Đối với các dụng cụ đo như nhiệt kế, nhiệt lượng kế giáo viên có kế hoach sửa chữa, đo lại, những dụng cụ không sửa chữa được thì đề nghị mua thay thế. Các bình cầu, ống nghiệm, nút cao su có thể mua để thay thế, hoặc có thể sử dụng các bình cầu và ống nghiệm, nút cao su của môn Hóa ( chỉ là giải pháp tạm thời ). Các dụng cụ được sắp xếp kiểm tra đo đạc theo từng nhóm và được ghi vào sổ tay của giáo viên để làm căn cứ đánh giá.

Học sinh chuẩn bị trước tiết học từ ở nhà. Nắm được mục đích của bài học, biết phân công nhiệm vụ trong nhóm, có thái độ nghiêm túc, tác phong gọn gàng, có ý thức giữ gìn tài sản và giữ gìn vệ sinh.

Giáo viên phải chuẩn bị từ trước, như đăng ký với người phụ trách thiết bị để chuẩn bị, phải tiến hành thí nghiệm trước để lường trước được những vấn đề nảy sinh. Vì các dụng cụ không đồng bộ nên đối với các thí nghiệm đo đạc giáo viên phải chọn lựa, sắp xếp theo từng bộ để kết quả của các nhóm chênh lệch không đáng kể, và phải ghi lại kết quả của mỗi bộ để làm cơ sở đánh giá kết quả thí nghiệm của các nhóm.

 

docx 10 trang Thảo Ly 17/08/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm sử dụng tốt đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Vật lý lớp 6 phần nhiệt học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm sử dụng tốt đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Vật lý lớp 6 phần nhiệt học

Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm sử dụng tốt đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Vật lý lớp 6 phần nhiệt học
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TỐT ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG MỘT TIẾT DẠY VẬT LÝ LỚP 6 PHẦN NHIỆT HỌC
/ LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Vật lí học là một môn khoa học về tự nhiên, do đó việc dạy và học môn vật lý không thể tách rời khỏi các hiện tượng vật lí. Đa số các kiến thức vật lí được hình thành bằng thực nghiệm, các thí nghiệm trong các tiết dạy chính là cơ sở quan trọng để hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, nó chính là một bằng chứng khoa học không thể thiếu và khó có thể thay thế được.
Các dụng cụ thí nghiệm được cấp về qua nhiều năm sử dụng đã bị hao mòn, hoặc có chất lượng thấp nên các kết quả thí nghiệm thu được có sai số rất lớn, dẫn đến khó khăn trong việc xử lí kết quả thí nghiệm thu được, nhất là cơ sở để giáo viên hình thành kiến thức cho học sinh.
Xuất phát từ những khó khăn trong thực tế giảng dạy tôi xin trình bày những kinh nghiệm của mình về cách sử dụng tốt đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Vật lí phần nhiệt học.
/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
Thuận lợi
 Sự đổi mới của sách giáo khoa tạo điều kiện cho học sinh học tốt môn vật lí hơn, như cung cấp nhiều thông tin hơn, với cách viết mở nên học sinh phải làm thí nghiệm để thu được các số liệu, xử lý kết quả, để hoàn thành nội dung bài học.
 Được sự quan tâm của các cấp các ngành, hàng năm tổ chức đợt tập huấn hội thảo chuyên môn, tổ chức các chuyên đề vật lí trao đổi kinh nghiệm và giải đáp các vướng mắc chuyên môn.
 Đa số học sinh ý thức học tập tốt, ham thích tìm tòi học hỏi khám phá, thí nghiệm.
Khó khăn
 Về dụng cụ: các trường đều được cấp đủ số lượng theo cơ số lớp của năm bắt đầu thay sách giáo khoa lớp 9 (2005), Nhìn chung các dụng cụ thí nghiệm qua một vài năm một số dụng cụ đã hư hỏng như: Nhiệt kế, nhiệt lượng kế, bình cầu, nút cao su, chốt ngang, băng kép, ống nghiệm,  cùng theo đó sự tăng cơ số lớp ở các khối, mặt khác một số dụng cụ thí nghiệm thì không đảm bảo tính chính xác và đồng bộ như các nhiệt kế, nhiệt lượng kế,....
 Giáo viên: tuy đã nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng dụng cụ dạy học nhưng vì các yếu tố như: thiếu dụng cụ. không có thời gian chuẩn bị, hay các lớp
trùng giờ trong khi đồ dùng dạy học có thể sử dụng được còn hạn chế nên hiệu quả của các tiết dạy chưa cao.
 Số học sinh trong mỗi nhóm rất đông nên, nên chỉ các học sinh khá giỏi, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhóm, các học sinh thụ động thì ỉ lại hay chỉ tham gia một cách đối phó do đó dẫn đến hiệu quả của quá trình dạy và học chưa cao
Số liệu thống kê
 Các thiết bị đo như nhiệt kế, nhiệt lượng kế, không đồng bộ, thiếu độ chính xác, có sai số lớn.
 Các nút cao su và ống nghiệm, bình cầu bị hư hỏng nhiều, không đủ bộ. Các chốt ngang thiếu nhiều.
 Các băng kép sau nhiều năm sử dụng đã bị ghỉ , gãy,
III/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận:
Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan là "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn". Rõ ràng thực tiễn là thước đo là nơi kiểm nghiệm, đánh giá các kiến thức, các sản phẩm của quá trình tư duy.
Trong nhà trường thì thực tiễn thể hiện thông qua các thí nghiệm vật lí, trong cuộc sống thực tiễn là những hiện tượng vật lí đang diễn ra hằng ngày xung quanh chúng ta.
Ta đã biết vai trò quan trọng của thí nghiệm vật lí trong một tiết dạy là:
− Xây dựng và củng cố niềm tin khoa học.
− Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.
− Giúp các em đam mê học môn vật lí.
− Hình thành khả năng làm việc theo nhóm.
− Xây dựng phương pháp làm việc khoa học.
− Hình thành kỹ năng kỹ xảo, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
− Thí nghiệm vật lí trong một tiết dạy đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị và tổ chức lớp thật khoa học mới đạt được kết quả tốt.
Do đó để hình thành, xây dựng hay kiểm nghiệm một định luật, một công thức hay một tính chất vật lí thì các thí nghiệm vật lí phải chính xác phải hạn chế được sự ảnh hưởng của các yếu tố khác đến đại lượng vật lí mà ta đang nghiên cứu.
Hiện tại các thí nghiệm vật lí phần nhiệt thường cho các kết quả có sai số lớn. Do ảnh của nhiều yếu tố, dẫn đến việc đánh giá kết quả thực hành cũng rất khó khăn. Để dạy tốt một tiết dạy có thí nghiệm thì giáo viên phải làm tốt các khâu sau:
− Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
− Tổ chức hoạt động tích cực
− Đánh giá chính xác và khách quan
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Yêu cầu chung:
Giáo viên phải dành thời gian đúng mức để chuẩn bị một tiết dạy có thí nghiệm, phải sắp xếp các các dụng cụ theo từng nhóm, tiến hành thí nghiệm trước và ghi các giá trị đo của từng nhóm.
Học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà, có thái độ nghiêm túc trong quá trình làm thí nghiệm.
Thí nghiệm vật lí phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính an toàn cho học sinh, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của học sinh. Dụng cụ thí nghiệm phải có kích thước hợp lý, cách bố trí sắp sếp dụng cụ phải khoa học đảm bảo dễ thao tác, quan sát. Đối với các thí nghiệm khó quan sát phải che chắn ánh sáng, dùng vật chỉ thị như nước màu khói,...
Đối với các dụng cụ đo như nhiệt kế, nhiệt lượng kế giáo viên có kế hoach sửa chữa, đo lại, những dụng cụ không sửa chữa được thì đề nghị mua thay thế. Các bình cầu, ống nghiệm, nút cao su có thể mua để thay thế, hoặc có thể sử dụng các bình cầu và ống nghiệm, nút cao su của môn Hóa ( chỉ là giải pháp tạm thời ). Các dụng cụ được sắp xếp kiểm tra đo đạc theo từng nhóm và được ghi vào sổ tay của giáo viên để làm căn cứ đánh giá.
Học sinh chuẩn bị trước tiết học từ ở nhà. Nắm được mục đích của bài học, biết phân công nhiệm vụ trong nhóm, có thái độ nghiêm túc, tác phong gọn gàng, có ý thức giữ gìn tài sản và giữ gìn vệ sinh.
Giáo viên phải chuẩn bị từ trước, như đăng ký với người phụ trách thiết bị để chuẩn bị, phải tiến hành thí nghiệm trước để lường trước được những vấn đề nảy sinh. Vì các dụng cụ không đồng bộ nên đối với các thí nghiệm đo đạc giáo viên phải chọn lựa, sắp xếp theo từng bộ để kết quả của các nhóm chênh lệch không đáng kể, và phải ghi lại kết quả của mỗi bộ để làm cơ sở đánh giá kết quả thí nghiệm của các nhóm.
Chuẩn bị
 Giáo viên
Đọc qua nội dung của bài dạy, xem xét các dụng cụ thí nghiệm hiện có có đáp ứng yêu cầu trong sách giáo khoa không, có phương án thay thế các dụng cụ, thiết bị hoặc thí nghiệm cho phù hợp.
Đo đạc ghi lại các số liệu phát hiện ra các dụng cụ, thiết bị không đảm bảo.
Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm nhằm lưu ý cho các nhóm để làm thí nghiệm cho tốt.
Chuẩn bị các thiết bị dự phòng khi thiết bị của nhóm bị hỏng để thay thế Học sinh
Ôn tập các kiến thức liên quan đến bài học và các kiến thức giáo viên yêu cầu
Chuẩn bị các vật dụng theo yêu cầu của giáo viên
Các bước tổ chức một tiết dạy có sử dụng tốt đồ dùng dạy học phần nhiệt học :
b1.	Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được mục đích thí nghiệm.
b2.	Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm .
b3.	Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm ( Giáo viên làm mẫu với những bài khó ).
b4.	Giáo viên giao dụng cụ cho học sinh. Các nhóm kiểm tra các dụng cụ thực hành
b5.	Học sinh tiến hành thí nghiệm. Phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm và thực hành.
b6.	Học sinh các nhóm báo cáo kết quả thực hành.
b7.	Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thí nghiệm của các nhóm.
b8.	Học sinh rút ra kết luận chung dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Xây dựng kế hoạch hoạt động
a/ Ví dụ 1: Bài 18 “ Sự nở vì nhiệt của chất rắn ” ( Vật lý 6 ).
b1/ Mục đích : Học sinh biết được các chấc rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, liên hệ thực tế trong đời sống và kĩ thuật.
b2/ Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm :
Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại; đèn cồn; một chậu nước; khăn lau khô, sạch.
b3/ Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm :
Đưa quả cầu lọt qua vòng kim loại trước khi nung nóng ở nhiệt độ bình thường → HS quan sát.
Hơ nóng quả cầu trên ngọn lửa đèn cồn rồi thả qua vòng kim loại → Quan sát và rút ra nhận xét. Học sinh hoạt động nhóm ghi phần nhận xét vào bảng nhóm.
Nhúng quả cầu đã được hơ nóng vào chậu nước lạnh rồi thả qua vòng kim loại → Quan sát và rút ra nhận xét. Học sinh hoạt động nhóm ghi phần nhận xét vào bảng nhóm.
b4/ Giáo viên giao dụng cụ cho học sinh. Các nhóm kiểm tra dụng cụ thực hành của mình xem đã đủ chưa và tiến hành thí nghiệm.
b5/ Học sinh tiến hành thí nghiệm. Phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm. Các nhóm phân công nhiệm vụ khi thực hành thí nghiệm để giúp cho tiến trình thí nghiệm được trôi chảy và nhanh chóng .
Giáo viên theo dõi quá trình làm thí nghiệm của các nhóm để hướng dẫn điều chỉnh thao tác thực hành của học sinh, qua đó học sinh có thể rút ra được kết quả chính xác.
b6/ Học sinh các nhóm báo cáo kết quả thực hành:
Quả cầu khi bị hơ nóng nở ra nên không lọt qua vòng kim loại.
Khi nhúng vào nước lạnh quả cầu co lại nên lại lọt qua vòng kim loại.
Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên, thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi.
Giáo viên nhận xét , đánh giá kết quả thí nghiệm của các nhóm:
Học sinh: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo kết quả thí nghiệm của nhóm bạn, và rút kinh nghiệm cho các lần thí nghiệm sau.
Giáo viên: Tổng hợp các số liệu báo cáo từ các nhóm, nhận xét đánh giá kết quả thí nghiệm của các nhóm, từ kết quả đó hướng dẫn học sinh rút ra kết luận của mục I.Giáo viên tuyên dương các nhóm có thái độ và kết quả tốt, phê bình các nhóm chưa nghiêm túc trong khi thực hành, rút kinh nghiệm cho các tiết sau.
b 8/ Học sinh rút ra kết luận chung dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
b/ Ví dụ 2: Bài 20 “ Sự nở vì nhiệt của chất khí ” ( Vật lý 6 )
b1/ Mục đích : Học sinh biết được các chất khí cũng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng và chất rắn.
b2/ Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm :
Một bình thủy tinh đáy bằng ; ống thủy tinh thẳng ; nút cao su có đục lỗ ; cốc nước màu; miếng giấy trắng; khăn lau khô, mềm.
b3/ Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm :
- Xuyên ống thủy tinh qua nút cao su, lấy giọt nước mà ... ông?
Hoạt động 2:Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn:
Yêu cầu HS đọc phần 1. Thí nghiệm.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
Nêu các bước thực hiện :
+ B1: Bỏ quả cầu qua vòng kim loại khi chưa hơ nóng.
+ B2: Bỏ quả cầu qua vòng kim loại khi đã hơ nóng.
+ B3: Nhúng quả cầu nóng vào nước lạnh, sau đó bỏ qua vòng kim loại.
Ở mỗi bước thực hiện yêu cầu HS dự đoán trước kết quả.
So sánh dự đoán của HS với kết quả thí nghiệm.
Yêu cầu HS cho biết :
C1 : Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại
?
C 2 : Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận.
Treo bảng phụ và yêu cầu HS hoàn thành C3.
HS nghe .
Đọc SGK.
Theo dõi.
1HS đại diện làm thí nghiệm các HS khác quan sát hiện tượng.
Dự đoán.
Theo dõi.
Cá nhân HS trả lời, hoặc thảo luận (2HS).
C1 : Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2 : Vì quả cầu co lại khi lạnh đi.
Thí nghiệm.
(SGK)
Trả lời câu hỏi.
(SGK)
3 .Rút ra kết luận.
Như vậy các chất rắn nở ra khi nào, co lại khi nào
Các chất rắn khác nhau có nở vì nhiệt giống nhau không ?
Treo bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau và yêu cầu HS trả lời C4.
Nhận xét và rút ra kết luận.
Hoạt động 4: Vận dụng
Yêu cầu HS lần lượt trả lời C5, C6. C5 : Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tai sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải đun nóng khâu rồi mới tra vào cán ?
C6 : Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu trong thí nghiệm ở hình 18.1, dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại.
C7 : Tại sao tháp Eiffel ở Pari lại cao thêm 10cm sau lần đo thứ hai ?
Treo H.16.7 và hướng dẫn HS đọc “Có thể em chưa biết”.
Hoạt động 5 : Hƣớng dẫn về nhà :
Về nhà học thuộc bài, làm các bài tập 18.1, 18.2, 18.3, 18.4, 18.5, 18.6, 18.7, 18.8, 18.9,18.10 SBT.
Xem trước và chuẩn bị cho bài 19 : “Sự nở vì nhiệt của chất
lỏng”.
Thảo luận nhóm 2-3HS để trả lời C3 : a) Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên.
b) Thể tích quả cầu giảm khi quả
cầu lạnh đi.
Nở ra khi nóng lên. co lại khi lạnh đi
Dự đoán.
Thảo luận nhóm :
C4 : Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt.
Ghi bài.
Cá nhân HS trả lời :
C5 : Nung nóng để khâu nở ra. Khi nguội khâu co lại, giữ chặt lưỡi dao vào cán.
C6 : Nung nóng vòng kim loại.
C7 : Do mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra nên làm cho tháp cao lên.
Đọc SGK.
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Vận dụng
C5 : Nung nóng để khâu nở ra. Khi nguội khâu co lại, giữ chặt lưỡi dao vào cán.
C6 : Nung nóng vòng kim loại.
C7 : Do mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra nên làm cho tháp cao lên.
Rút kinh nghiệm :
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
C2/ Bài 20 “ Sự nở vì nhiệt của chất khí ”
Bài 20 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
Mục tiêu :
Kiến thức
Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí: chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
kĩ năng
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
Thái độ
Tích cực học tập.
Chuẩn bị:
Cả lớp : + Bảng phụ C5, C6, hình 20.3.
+ 1 phích đựng nước nóng + cốc thuỷ tinh.
+ 1 quả bóng bàn bị bẹp.
Nhóm : + 1 bình thuỷ tinh đáy bằng;
+ 1 nút cao su có đục lỗ + ống thuỷ tinh;
+ 1 cốc nước có pha màu.
Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài.
-	Kiểm tra bài cũ :
+ HS1 : Chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào ? Nêu ví dụ ?
+ HS2 : Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ?
Khối lượng của chất lỏng tăng.
Trọng lượng của chất lỏng giảm
Thể tích của chất lỏng tăng.
Tất cả đều đúng.
- Đặt vấn đề vào bài : + Gọi 2 HS đóng vai đọc đoạn đối thoại đầu bài SGK.
+ Làm thí nghiệm minh hoạ.
+ Tại sao quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên ?
+ Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiêu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm
- Đọc SGK.
1. Làm thí nghiệm.
(SGK)
Yêu cầu HS đọc mục 1. Làm thí nghiệm.
Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. Nêu các bước thực hiện như SGK.
Phát dụng cụ và cho HS tiến hành làm thí nghiệm (trong 3 phút)
Quan sát và uốn nắn những sai sót của HS trong quá trình thí nghiệm.
Thu dụng cụ và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Khi cọ xát hai bàn tay vào nhau thì hai bàn tay sẽ như thế nào ?
+ Có hiện tượng gì với giọt nước màu trong ống khi áp hai bàn tay vào bình cầu ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?
+ Khi thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?
+ Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình ?
+ Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm khi ta thôi không áp tay vào bình cầu ?
Treo bảng 20.1 mô tả sơ lược các số liệu và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Các chất khí khác nhau nở ra như thế nào ?
+ Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở ra nhiều nhất ? chất nào nở ra ít nhất ?
-	Nhận xét thông qua bảng số liệu 20.1.
Hoạt động 3:Rút ra kết luận.
Treo bảng phụ và yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành C6.
Nhận xét và rút ra kết luận.
Hoạt động 4: Vận dụng
Yêu cầu HS lần lượt trả lời C7, C8. C7 : Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi
Theo dõi.
Làm thí nghiệm theo nhóm.
Cá nhân HS trả lời :
+ Hai bàn tay nóng lên.
+ Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng : không khí nở ra.
+ Giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm : không khí giảm.
+ Do không khí trong bình nóng lên.
+ Do không khí trong bình nóng lên.
Qaun sát và cá nhân HS trả lời câu hỏi :
+ Các khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
Thảo luận theo nhóm.
C6 :
a) Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên. b) Thể tích khí trong bình giảm
khi khí lạnh đi.
c) Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất.
Ghi bài.- Theo dõi.
Cá nhân HS trả lời :
Trả lời câu hỏi.
(SGK)
Kết luận.
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
III: Vận dụng
C7 : Do không khí trong quả bóng bàn
nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên ?
C8 : Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?
Treo hình 20.3 và yêu cầu HS trả lời C9
Hoạt động 5 : Hƣớng dẫn về nhà :
Về nhà học thuộc bài, làm các bài tập 20.1, 20.2, 20.3, 20.4 SBT.
Đọc phần “Có thể em chưa
biết”
Xem trước và chuẩn bị cho bài 21 : “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”.
C7 : Do không khí trong quả bóng bàn gặp nóng nở ra.
C8 : Không khí nóng V tăng, không khí lạnh V giảm mà d = P/V, nên không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh
C9 : Khi thời tiết nóng mực chất lỏng tụt xuống, khi lạnh thì dâng lên.
gặp nóng nở ra.
C8 : Không khí nóng V tăng, không khí lạnh V giảm mà d = P/V, nên không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh
C9 : Khi thời tiết nóng mực chất lỏng tụt xuống, khi lạnh thì dâng lên.
* Rút kinh nghiệm :
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
IV/ KẾT QUẢ
Trong thực tế, khi giảng dạy các tiết theo phương pháp trên tôi đã thu được kết quả khả quan như sau:
 Tiết kiệm được thời gian hơn vì đã có sự chuẩn bị kỹ.
 Dành nhiều thời gian cho việc theo dõi đánh giá và giúp đỡ các nhóm và các cá nhân gặp khó khăn.
 Học sinh tin tưởng vào sự công bằng và khách quan của giáo viên, vì thế có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
 Giáo viên chỉ cần chuẩn bị kỹ một lần có thể sử dụng cho cả khối.
/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình giảng dạy, cùng với sự tự tìm tòi nghiên cứu của bản thân, việc dự giờ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đúc kết được các kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Với vai trò là một giáo viên thì mỗi tiết dạy đều phải được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng.
Sau mỗi tiết dạy phải rút ra các kinh nghiệm, bài học, tìm ra nguyên nhân, để tìm cách khắc phục, giải quyết tốt hơn ở các tiết sau.
Ngoài việc truyền thụ kiến thức, cần xây dựng cho học sinh một phương pháp học tập hiệu quả, hình thành sự ham thích, tìm tòi học tập, ở mỗi học sinh.
Thường xuyên tham khảo các sách chuyên môn, các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Tham gia hội giảng các cấp.
/ KẾT LUẬN
Để sử dụng tốt đồ dùng dạy học trong một tiết dạy Vật lý phần nhiệt học đòi hỏi mỗi giáo viên nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn nữa cho giờ học. Phải luôn luôn học hỏi để nâng cao nghiệp vụ sư phạm, để mỗi tiết dạy không còn nặng nề mà tạo nên một không khí ham thích tìm tòi,
khám phá khoa học, tạo thói quen làm việc theo quy trình, để học sinh có thể xây dựng các phương án thí nghiệm để kiểm nghiệm những dự đoán của mình khi quan sát các hiện tượng vật lý hằng ngày. “Lí thuyết chỉ là một màu xám xịt, còn thực tiễn mới là cây đời mãi mãi xanh tươi”, chỉ những lí thuyết được gắn với cuộc sống thì lí thuyết đó mới được sống và tồn tại trong mỗi học sinh.
Chắc chắn rằng những suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi trình bày ở đây không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp chân tình của quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Tâm, ngày 15 tháng 01 năm 2018
Người viết
Trần Văn Khôn

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_kinh_nghiem_su_dung_tot_do_dung_day_hoc_tr.docx
  • pdfKINH_NGHIeM_Su_DuNG_ToT_do_DuNG_DaY_HoC_TRONG_MoT_TIeT_DaY_VaT_Ly_6_PHaN_NHIeT_HoC-CSTd_2010-2011.pdf