SKKN Xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018

Để nâng cao hiệu quả của KTĐG, cần xây dựng kế hoạch KTĐG (song song với KHDH) cho từng giai đoạn dạy học (có thể là 1 năm, 1 học kì, 1 giai đoạn cần đánh giá kết quả học tập hoặc 1 chủ đề, 1 bài học), bao gồm cả đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) và đánh giá tổng kết (đánh giá định kì). Giai đoạn lập kế hoạch càng ngắn thì kế hoạch đánh giá càng chi tiết.

Đối với mỗi chủ đề, bài học thì kế hoạch KTĐG cần chi tiết và được lồng ghép vào từng hoạt động dạy học mà GV định triển khai. Mục đích của đánh giá là để phát triển học tập và thực hiện trong cả quá trình dạy học. GV cần xác định rõ mục tiêu dạy học, mô tả chi tiết các nội dung, khái niệm, quy trình, thuật ngữ, và những kĩ năng

mà HS cần tích lũy và sử dụng. Cần đề cập rõ các hoạt động KTĐG ứng với các hoạt động dạy học, hoạt động KTĐG thường xuyên hay định kì, thời điểm triển khai.

Với từng hoạt động KTĐG cần xác định rõ câu trả lời cho các câu hỏi: tại sao phải KTĐG? KTĐG cái gì? KTĐG bằng phương pháp nào? Sử dụng công cụ gì để thu thập minh chứng và đánh giá? Những yếu tố nào giúp đảm bảo chất lượng KTĐG? Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá như thế nào?

 

docx 76 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018

SKKN Xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018
0
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THÔNG QUA CHỦ ĐỀ SULFURIC ACID
VÀ MUỐI SULFATE, CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
0
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THÔNG QUA CHỦ ĐỀ SULFURIC ACID
VÀ MUỐI SULFATE, CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
Tác giả: Phạm Hồng Thân
Tổ KHTN – Trường THPT Diễn Châu 4 Điện thoại: 0986 880 852
Nghệ An, tháng 4 năm 2022
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lý do chon đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	1
Đối tượng và khách thể nghiên cứu	1
Đối tượng nghiên cứu	1
Khách thể nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận	2
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn	2
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học	2
Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm	2
Những đóng góp của đề tài	2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI	3
Phẩm chất, năng lực của học sinh THPT	3
Khái niệm về phẩm chất, năng lực	3
Phẩm chất, năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông	3
Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Hóa học	4
Kiểm tra đánh giá học sinh THPT	4
Hình thức đánh giá học sinh THPT	4
Phương pháp đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT	5
Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề/bài học môn Hóa học theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh	6
Thực trạng việc dạy học và việc xây dựng kế hoạch, công cụ kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở trường THPT	9
Mục đích điều tra	9
Phương pháp và đối tượng điều tra	9
Tiến trình điều tra	10
Kết quả điều tra	10
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC THÔNG QUA CHỦ DỀ SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018	13
Xác định yêu cấu cần đạt	13
Phân tích yêu cầu cần đạt	13
Xác định mục tiêu dạy học về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù	15
Lập bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá	17
Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập	18
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM	37
Mục đích của thực nghiệm sư phạm	37
Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm	37
Đối tượng và địa bàn thực nghiệm	37
Kết quả bài kiểm tra của HS	37
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	42
Kết luận	42
Kiến nghị	42
TÀI LIỆU THAM KHẢO	44
PHỤ LỤC	a
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDPT
Giáo dục phổ thông
THPT
Trung học phổ thông
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
NL
Năng lực
KTĐG
Kiểm tra đánh giá
ĐG
Đánh giá
KHDH
Kế hoạch dạy học
SGK
Sách giáo khoa
YCCĐ
Yêu cầu cần đạt
PP
Phương pháp
PPĐG
Phương pháp đánh giá
HD
Hướng dẫn
HĐ
Hoạt động
SL
Số lượng
TL
Tỷ lệ
ĐC
Đối chứng
TN
Thực nghiệm
KG
Khá giỏi
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
TB
Trung bình
YK
Yếu kém

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học”.Phát triển phẩm chất và NL người học trong giáo dục phổ thông là định hướng nổi trội mà nhiều nước tiên tiến đã và đang thực hiện từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Ở các nước đều chú ý hình thành, phát triển những NL cần thiết cho việc học suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày; trong đó chú trọng các NL chung như: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL tự học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định tron ... rình hoá học:
P	+	H2SO4 ®	H3PO4	+ SO2­ + H2O.
Hệ số của chất oxi hoá và hệ số của chất khử lần lượt là
A. 5 và 2.	B. 2 và 5.	C. 7 và 9.	D. 7 và 7.
Câu 6: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:
(a)	2H2SO4 + C ¾® 2SO2­ + CO2­ + 2H2O
(b)	H2SO4 + Fe(OH)2 ¾® FeSO4 + 2H2O
(c)	4H2SO4 + 2FeO ¾® Fe2(SO4)3 + SO2­ + 4H2O
(d)	6H2SO4 + 2Fe ¾® Fe2(SO4)3 + 3SO2­ + 6H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. (a).	B. (c).	C. (b).	D. (d).
Câu 7: Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4,Ba(OH)2, HCl là
A. Cu.	B. SO2.	C. Quỳ tím.	D. O2.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 1: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô tất cả các khí trong dãy nào?
A. CO2, NH3, Cl2, N2.	B. CO2, H2S, N2, O2.
C. CO2, N2, SO2, O2.	D. CO2, H2S, O2, N2.
Câu 2: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, ngƣời ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn.	B. Muối ăn.	C. Cồn.	D. Xút.
Câu 3: Để sản suất được 1 tấn dung dịch H2SO4 98% từ quặng pirit sắt (chứa 20% tạp chất) thì khối lượng quặng cần dùng là: (biết hiệu suất của cả quá trình là 75%)
A. 2,0 tấn	B. 1,0 tấn	C. 0,8 tấn	D. 0,6 tấn
Câu 4: Cho 5,4g kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc. Kim loại R là
A. Fe.	B. Al.	C. Mg.	D. Cu
Câu 5: Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dụng dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là
A. Mg.	B. Fe.	C. Cr .	D. Mn .
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam. Nồng độ % của MgSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là
A. 19,76%.	B. 11,36%.	C. 15,74% .	D. 9,84%
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Để phản ứng hết với a mol kim loại M cần 1,25a mol H2SO4 và sinh ra khí X (là sản phẩm khử duy nhất). Hòa tan hết 19,2 gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 ở trên tạo ra 4,48 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là
A. Cu	B. Zn	C. Mg	D. Al
Câu 2: Hòa tan 19,2 gam kim loại Z trong H2SO4 đặc dư thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 0,7M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 41,8 gam chất rắn. Kim loại Z là
A. Fe	B. Cu	C. Mg	D. Cr
Câu 3: Nung x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian thu được 63,2 gam hỗn hợp rắn. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn trên bằng H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dd Y và 6,72 lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của x là
A. 0,3	B.0,35	C. 0,6	D.0,7
Câu 4 Làng đá Non nước trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng là một địa điểm thăm quan nổi tiếng đã và đang thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Trong quá trình mài, giũa, đánh bóng tượng, những người thợ ở đây đã hoà acid sunfuric vào nước rồi đổ trực tiếp lên tượng, như vậy đã rút ngắn được thời gian và công sức một cách đáng kể. Nước acid tràn xuống sân rồi chảy ra ngoài đường, ước tính mỗi tháng cả làng đá xả ra không dưới 150.000 lít acid mà không hề qua bất kỳ công đoạn xử lý nào. ( theo Báo người lao động 22/6/2006 )
Theo em tại sao trong quá trình mài dũa, đánh bóng người ta lại đổ trực tiếp sunfuric acid loãng lên tượng, viết PTHH và cho biết việc sử dụng acid như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến môitrường?
Em hãy đề nghị cách làm giảm lượng sunfuric acid thải ra môi trường cho từng hộ dân trong làng nghề đó?
Câu 5. Tại thành phố Sêxin (Ba Lan), người ta đã đóng một loại tàu độc đáo: tàu nhà máy. Hàng hoá đưa xuống tàu là lưu huỳnh lỏng, một nguyên liệu nổi tiếng và rất phong phú của Ba Lan. Trên đường đi, nguyên liệu này được chế biến và khi tàu cập bến (thường là tại nước ngoài, hàng hoá bốc rỡ lên đã là.. sunfuric acid) thật tiện lợi,
những khí thải trong quá trình sản xuất thoát ra ngoài biển khơi, nên không gây ô nhiễm môi trường như trên đất liền. Nhiệt dư từ các phản ứng được dùng để cất nước biển thành nước ngọt dùng cho các thuỷ thủ kiêm công nhân sản xuất hoá chất trên tàu, để pha vào acid và dùng cho tua bin hơi nước của tàu.
Hãy cho biết quá trình chế biến trên tàu từ nguyên liệu lưu huỳnh thành sunfuric acid ? Từ 2,56 tấn lưu huỳnh có thể sản xuất được bao nhiêu lít dd H2SO4 98% (d = 1,84g/ml), biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%
Các công nhân muốn pha loãng acid, họ cần dùng bao nhiêu thể tích nước để pha loãng 500 ml dd H2SO4 98% (d = 1,84g/ml) thành dd H2SO4 20%, cách pha loãng phải tiến hành như thế nào ?
Với sunfuric acid đậm đặc nguội đựng trong các thùng bằng thép, khi tháo axit ra khỏi thùng yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải khóa chặt ngay vòi lại.Tại sao sau khi tháo acid rồi mà lại phải khoá chặt ngay vòi lại thì thùng bằng thép không bị hư hỏng, còn nếu cứ để mở thì sẽ không dùng được thùng bằng thép này nữa ?
Phụ lục 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
Một silide bài giảng sunfuric acid và muối sunfatde
Học sinh hoạt động nhóm
Học sinh hoạt động nhóm
Học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm
Kết quả hoạt động nhóm của học sinh

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_ke_hoach_va_cong_cu_kiem_tra_danh_gia_theo_huo.docx
  • pdfPhạm Hông Thân - THPT Diễn Châu 4 - môn Hóa Học.pdf