SKKN Xây dựng bài tập hóa hữu cơ Lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép vào bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Khi xây dựng dạng bài tập này cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS.

- Đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại của các nội dung kiến thức hóa học và các môn khoa học có liên quan.

- Phải gần gũi với cuộc sống và kinh nghiệm học tập của HS.

Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu bài tập hoá học thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh học sinh thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải.

Ví dụ: Để làm sạch nhựa quả dính vào dao khi cắt (ví dụ nhựa mít) người ta thường

A. nhúng dao vào xăng hoặc dầu hoả.

B. nhúng dao vào nước xà phòng.

C. ngâm dao vào nước nóng.

D. ngâm dao vào nước muối.

Học sinh với kinh nghiệm có được trong quá trình tham gia sản xuất và kiến thức hoá học đã có sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình. Học sinh sẽ có sự háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án đúng để khẳng định mình.

Trong bài tập này khi học sinh giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau:

Học sinh lựa chọn và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với học sinh vì kinh nghiệm của mình là đúng theo khoa học hoá học.

Học sinh lựa chọn phương án đúng nhưng không giải thích được hoặc giải thích chưa đúng.

Học sinh lựa chọn và giải thích chưa đúng.

Trong khả năng 2, 3 học sinh sẽ cảm thấy tiếc nuối vì bản thân đã gần tìm ra câu trả lời, từ đó học sinh sẽ có động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến thức hoá học một cách linh hoạt hơn để giải thích các tình huống thực tiễn hoặc thay đổi

việc làm theo thói quen chưa đúng khoa học của bản thân.

- Phải phát huy được tính tích cực tìm tòi và vận dụng tối đa kiến thức đã có của HS để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra trong bài tập.

- BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập

Các BTHH thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu BTHH thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó.

Ví dụ : khi dạy bài Ankin (SGK hóa học 11) có thể đưa câu hỏi “Ở ngoài chợ, tại các vựa trái cây, người ta thường ủ chín trái cây bằng gì? Giải thích?”

- Phải có tính hệ thống và đảm bảo logic sư phạm

 

docx 55 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng bài tập hóa hữu cơ Lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép vào bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng bài tập hóa hữu cơ Lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép vào bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Xây dựng bài tập hóa hữu cơ Lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép vào bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
----&œ----
TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ LỚP 11 CÓ LIÊN QUAN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG ĐỂ LỒNG GHÉP VÀO BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Lĩnh vực:	Hoá Học
Người thực hiện:	Lê Thị Huệ
Tổ bộ môn:	KHTN
Năm thực hiện:	2021-2022
Số điện thoại:	0364288945
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ
HS
:
Học sinh
GV
:
Giáo viên
THPT
:
Trung học phổ thông
BTHH
:
Bài tập hóa học
CNTT
:
Công nghệ thông tin
HSG
:
Học sinh giỏi
SGK
:
Sách giáo khoa
SGV
:
Sách giáo viên
NL
:
Năng Lực
PTPƯ
:
Phương trình phản ứng
BT
:
Bài Tập
TCHH
:
Tính chất hóa học
SK
:
Sáng kiến
BTVN
:
Bài tập về nhà
KHXH
:
Khoa học xã hội
SGV
:
Sách giáo viên

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đặt vấn đề.
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Những kiến thức hóa học rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày, do đó, trong giảng dạy hóa học nếu người giáo viên lồng ghép được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong hoạt động sống của con người thông qua các bài giảng cũng như các bài tập sẽ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, giúp cho học sinh thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn, thấy được sự cần thiết trong mỗi bài học và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Mặt khác, nó cũng rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức, đào sâu, mở rộng kiến thức một cách sinh động, linh hoạt vào cuộc sống.
Việc đưa bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế, các tình huống trong cuộc sống, trang bị dần cho họ các kiến thức liên quan đến các quy trình sản xuất trong công nghiệp phải là mục đích cao nhất của nền giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học hóa học phổ thông là rất quan trọng và phù hợp với xu hướng đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Tài liệu liên quan đến vấn đề này thì nhiều tuy nhiên việc xây dựng thành bài tập một cách có hệ thống để thuận lợi cho việc sử dụng trong quá trình giảng dạy thì còn rất ít.
Hiện nay rất nhiều học sinh không thích học môn hóa học vì cho rằng môn hóa khó hiểu và ít liên quan thực tế. Bên cạnh đó nhiều giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy chưa liên hệ bài học trong sgk với thực tiễn đời sống nên không tạo được cho học sinh yêu thích môn hóa học.
Do đó, tôi chọn đề tài: “Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mục đích tìm hiểu, sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập liên quan đến thực tiễn theo các chương trong sách giáo khoa lớp 11 cơ bản phần hóa hữu cơ nhằm thuận lợi cho việc sử dụng trong giảng dạy sau này cũng như tổ chức các câu lạc bộ hóa học, các cuộc thi vui để học. cho học sinh ở trường phổ thông.
Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng và áp dụng bài tập liên quan đến các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên và hoạt động thực tiễn của con người trong phạm vi kiến thức hóa hữu cơ chương trình lớp 11, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống bằng những kiến thức hóa học của chương trình phổ thông và lồng ghép trong bài học.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu ý nghĩa câu hỏi, bài tập hóa học thực tiễn và phương pháp sử dụng để góp phần phát triển năng lực học sinh.
Nghiên cứu các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên và trong cuộc sống liên quan đến chương trình hóa học hữu cơ lớp 11.
Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn dưới dạng tự luận và trắc nghiệm khách quan phần hóa hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực học sinh.
Lồng ghép bài tập thực tiễn hóa hữu cơ lớp 11 trong bài giảng trên lớp học, bài kiểm tra của học sinh.
Thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học phát triển năng lực và năng lực chuyên biệt hóa học . Thông qua nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Hóa học tại trường THPT Lê Lợi và các trường THPT vùng lân cận.
Điều tra thực trạng đổi mới PPDH tại địa phương.
Nghiên cứu chương trình sách SGK, SGV, SBT hóa học lớp 11 (cơ bản và nâng cao).Tổng hợp những tài liệu có liên quan đến thực tiễn và chương trình hóa học hữu cơ.
Trao đổi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp.
Tham khảo các tài liệu về sáng kiến kinh nghiệm, Mạng Internet.
Đóng góp của đề tài.
Chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của câu hỏi, bài tập thực tiễn hóa học góp phần đổi mới PPDH tại nhà trường, nâng cao được chất lượng dạy học.
Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học tăng cường hứng thú học hóa học của học sinh.
Phát triển năng lực người học, giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho HS.
Phát huy năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học, HS hiểu và tăng ý thức bảo vệ môi trường.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dạy học định hướng phát triển năng lực:
Khái niệm năng lực: là thuộc tính cá nhân cho phép thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong ... au khi thực hiện dạy học ở các lớp bằng PPDH có sử dụng BTHH thực tiễn và các lớp dạy bằng PPDH khác, chúng tôi đã cho HS khối 11 - Trường THPT Lê Lợi, làm bài kiểm tra	15 phút . Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
Loại giỏi (8đ→10 đ)

Loại khá (6.5đ→7.
9đ)

Loại TB (5đ→6,4
đ)
Loại yếu
(0→ 4,9đ)

PPDH

GV Dạy

11A2

28

10

5

Có sử dụng BTHH
thực tiễn

Lê Thị Huệ

11A8

15

15

8

2
Các PPDH
Khác

11A10

13

15

10

5
Các PPDH
Khác

Phan Thị
Huyền Trang

11A3

25

13

4

Có sử dụng BTHH
thực tiễn

Sự chênh lệch ở HS đạt điểm >8 ở các lớp dạy học có sử dụng BTHH thực tiễn và các lớp dạy bằng PPDH khác, cho thấy có tỷ lệ cao hơn hẳn. Sự hiểu biết HS không chỉ giới hạn SGK mà nắm bắt kịp thời các kiến thức thực tiễn mới. Điều này chứng tỏ khả năng rất lớn để có thể áp dụng phương pháp này vào thực tế dạy học.
Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến .
Đây là một SKKN nhằm mục đích đưa ra một giải pháp, cách thức tiến hành giờ dạy phần hóa hữu cơ lớp 11 theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Sau khi áp dụng một số phương pháp mở rộng kiến thức thực tế trong bài giảng hóa học bằng BTHH thực tiễn vào các tiết dạy, tôi thấy đã đạt được kết quả khả quan :
+ Lớp học sinh động, sôi nổi, giúp nâng cao hứng thú học tập của các em.
+ Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt : học sinh dễ tiếp thu và nhớ bài lâu hơn.
+ Giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập .
+ Phát triển năng lực HS tăng chú ý, óc tò mò nghiên cứu khoa học.
+ Kết quả học tập HS cao hơn.
+ Học sinh yêu thích giờ học hóa hơn , tăng ý thức bảo vệ môi trường.
Đề tài đã được triển khai, kiểm nghiệm trong năm học 2021-2022 cho học sinh lớp 11 tại trường THPT Lê Lợi và một số trường THPT lân cận trong huyện Tân Kỳ. Đề tài sáng này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả các nhà trường THPT hiện nay.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Kết luận:
Thời gian qua chất lượng giáo dục đối với môn Hóa học chưa cao. Học sinh ít hứng thú với môn hóa học vì thấy rất khó và ít áp dụng thực tế. Xu hướng HS lựa chọn học các môn KHXH ngày càng nhiều. Trách nhiệm đè nặng lên mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng khơi dậy sự đam mê, ham học của HS,cần phải hướng đến mục tiêu phát triển năng lực và rèn luyện kỹ năng cho HS.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã khẳng định được tính khoa học và khả thi của đề tài trong dạy học môn Hóa học bằng việc sử dụng câu hỏi bài tập thực tiễn. Thông qua phương pháp này giáo viên đã góp phần đổi mới giáo dục phát triển năng lực học sinh. Đồng thời HS hứng thú hơn, kích thích sự tò mò nghiên cứu khoa học .
Qua đề tài đã giúp HS hiểu rõ hơn kiến thức kỹ năng thật bền vững và sâu sắc. Học sinh có khả năng dựa kiến thức, tự giải thích tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên để vừa làm vững chắc kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tòi sáng tạo cho HS.
Kiến nghị:
Qua đề tài tôi có một số ý kiến kiến nghị đối với nhà trường và các cấp quản lý như sau:
Tăng cường động viên GV xây dựng các câu hỏi, bài tập hóa học thực tiễn dạng trắc nghiệm và tự luận theo các chương bài, cụ thể cho từng vấn đề: giải thích hiện tượng tự nhiên, bài tập về môi trường, bài tập liên quan đến công nghiệp......
Phát triển các đề tài hóa học thực nghiệm và sử dụng rộng rãi các câu hỏi, bài tập hóa học thực tiễn trong giảng dạy hóa học nhằm đạt mục tiêu kết hợp lý thuyết với thực hành, giáo dục gắn liền với thực tiễn.
Tổ chức ngoại khóa, các buổi tham quan về các vấn đề thực tiễn hóa học liên quan đến hóa học ở trường THPT.
Trên đây là một số ý kiến được tôi đúc rút từ quá trình giảng dạy còn nhiều sai sot rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của Ban nghiệm thu SK, Sở GD – ĐT Nghệ An, các anh chị em đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Kỳ, tháng 4 năm 2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách bài tập hóa học các lớp 10, 11, 12 - NXB GD
Đề thi học sinh giỏi và Đề thi THPT Quốc gia.
Hoá học nâng cao các lớp 10, 11, 12 – Ngô Ngọc An –NXB đại học quốc gia Hà Nội
Chuẩn kiến thức kỹ năng Hóa học 10, 11 -Nhà xuất bản giáo dục Việt nam.
Sử dụng bài tập hóa học ở trường phổ thông- Nguyễn Xuân Trường-NXBĐHSP.
Sách 385 câu hỏi và đáp về hóa học và đời sống – Nguyễn Xuân Trường - NXBGD.
Báo hoá học và ứng dụng.
Một số kinh nghiệm và ý kiến của đồng nghiệp. 9.Tài liệu tập huấn dạy học theo phát triển năng lực.
Sách mẹo vặt cuộc sống
Thông tin trên mạng internet
- http: //.www.violet.vn ,	http: //.www.google.com.
-http: //.www.youtube.com ,	http: //.tailieu.vn
PHẦN PHỤ LỤC
1, Một số hình ảnh bài dạy bài 45 axit cacboxilic
Hình ảnh Học sinh thảo luận
Hình ảnh Học sinh báo cáo bài thảo luận
Hình ảnh Học sinh trả lời ý a
Hình ảnh Học sinh trả lời ý b
Hình ảnh Học sinh trả lời ý c
Hình ảnh bài thảo luận của học sinh
Hình ảnh bài kiểm tra của lớp thực nghiệm
	Hình ảnh bài thảo luận của lớp đối chứng
2, Hình ảnh bài kiểm tra 15 phút chương hidrocacbon.

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_bai_tap_hoa_huu_co_lop_11_co_lien_quan_thuc_ti.docx
  • pdfLÊ THỊ HUỆ- THPT LÊ LỢI- HOÁ HỌC.pdf