SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở Trường Dân tộc Nội trú

Môn ngữ Văn có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật trước hết trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Trước tình hình và yêu cầu cấp bách đặt ra đòi hỏi mỗi một người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu của thời đại. Thế kỉ XXI công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt trong quá trình đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông, việc áp dụng công nghệ thông tin góp phần hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học.

pdf 23 trang Huy Quân 28/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở Trường Dân tộc Nội trú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở Trường Dân tộc Nội trú

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở Trường Dân tộc Nội trú
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP 
DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG 
DÂN TỘC NỘI TRÚ 
 A/ PHẦN MỞ ĐẦU : 
 1. Bối cảnh của đề tài: 
 Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật công nghệ phát triển ngày 
càng nhanh và đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của thế 
giới nói chung và nước ta nói riêng. Đặc biệt đã và đang ứng dụng rộng rãi trong 
lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải 
pháp phát triển trong giai đoạn mới của nước ta là tiếp tục nâng cao chất lượng 
toàn diện, đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hóa, 
hiện đại hóa, xã hội hóa” giáo dục. Cùng với xu hướng phát triển của đất nước, 
ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học bằng ứng 
dụng công nghệ thông tin vào dạy học. 
2. Lí do chọn đề tài: 
 Môn ngữ Văn có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần hình thành những con 
người có trình độ học vấn phổ thông cơ sởĐó là những con người có ý thức tự 
tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu 
chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng 
nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. 
Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước 
đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật trước hết 
trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một 
công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí 
của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. 
 Trước tình hình và yêu cầu cấp bách đặt ra đòi hỏi mỗi một người giáo viên 
cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để trau dồi chuyên môn nghiệp 
vụ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu của thời đại. 
 Thế kỉ XXI công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực 
của đời sống. Đặc biệt trong quá trình đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông, 
việc áp dụng công nghệ thông tin góp phần hỗ trợ việc đổi mới phương pháp 
dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học. Việc vận dụng công nghệ 
thông tin trong giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của 
học sinh, để đào tạo những thế hệ “chủ nhân tương lai của đất nước” đáp ứng 
được yêu cầu của xã hội góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa của đất nước. Vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào 
dạy học trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết và quan trọng của mỗi người giáo 
viên và đặc biệt là giáo viên dạy môn ngữ Văn. 
 Như chúng ta đã biết, từ năm học 2008 -2009 chủ đề năm học là: “Năm học 
ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lí giáo dục, xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực”. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngữ 
Văn là việc làm góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Có thể nói, việc ứng 
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngữ Văn nói riêng và dạy học nói 
chung đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất 
là mặt phương pháp. 
 Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi 
mới phương pháp dạy học môn ngữ Văn ở trường Dân tộc Nội trú.” 
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài 
 Đề tài này được áp dụng trong giảng dạy môn ngữ Văn ở khối lớp 9 
trường phổ thông Dân tộc Nội trú. 
 4. Mục đích của đề tài: 
 - Giúp người dạy và người học tiếp cận được với xu thế dạy- học hiện đại của 
thế kỉ XXI. 
 - Giúp học sinh Dân tộc Nội trú tham gia tích cực trong học tập. Tạo cho học 
sinh tính năng động, chủ động , tự tin trong học tập. 
 - Giúp học sinh không chỉ góp phần tích hợp nhuần nhuyễn giữa phân môn ngữ 
Văn mà tạo cơ hội để môn ngữ Văn tích hợp được với các môn khác như Âm 
Nhạc, Mĩ Thuật, Tin Học, Địa Lí trong nhà trường. 
 - Giúp môn học hấp dẫn hơn, sinh động hơn, học sinh thêm yêu thích giờ học 
văn. Nhằm phát triển tư duy độc lập, khả năng suy ngẫm của người học. 
5. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu 
 - Điểm mới trong kết quả nghiên cứu là: Ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ 
tư duy trong dạy và học. 
 - Vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngữ Văn rất thuận lợi vì nó cung 
cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ, cập nhật tin tức nhanh chóng, cung cấp tư 
liệu về tác giả, tác phẩm chính xác, đầy đủ, những hình ảnh, thước phim sinh 
động, hấp dẫn. Từ đó học sinh tích cực, hào hứng, trong tiết học và đặc biệt 
người học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. 
6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề 
 - Trước đây khi chưa áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì giáo viên 
dạy một chiều, học sinh không hào hứng, không sôi nổi, không có sự sáng tạo, 
chưa tích cực trong học tập. Giáo viên thường dạy chay, nếu có sử dụng đồ dùng 
dạy học chỉ là những hình ảnh tĩnh. 
 - Khi áp dụng công nghệ thông tin như hiện nay thì tính sáng tạo thể hiện rất 
rõ: Học sinh hào hứng, sôi nổi, say mê, sáng tạo tìm hiểu vấn đề trong giờ học. 
Học sinh hiểu bài và nắm kiến thức bài học tốt hơn. Những hình ảnh hỗ trợ cho 
bài học thực tế, sống động, phản ánh cụ thể cuộc sống bên ngoài giúp học sinh 
cảm nhận sâu sắc, làm lay động con tim các em. 
 B. PHẦN NỘI DUNG 
 I. Cơ sở lý luận: 
 Thế kỉ XXI là thế kỉ của công nghệ thông tin, công nghệ thông tin bùng nổ 
làm cho cuộc sống con người ngày càng năng động, tiện nghi hơn; đi đâu, làm gì 
chúng ta cũng bắt gặp công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin phục vụ cho 
cuộc sống con người về mọi mặt trong sinh hoạt hàng ngày, công việc chuyên 
môn và cả trong giáo dục. Để bắt nhịp với sự phát triển như vũ bão của công 
nghệ thông tin, đồng thời để khai thác những thuận lợi mà công nghệ thông tin 
đem lại cho giáo dục. Chúng tôi đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào 
dạy học. Như vậy, hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin là một 
hoạt động không thể thiếu trong nhà trường hiện nay. 
 Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố 
năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. 
 Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện 
và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ 
chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú 
và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.... Công nghệ 
thông tin được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử- Tin 
học- Viễn thông và tự động hoá” (NQ 49 của Chính phủ về phát triển công nghệ 
thông tin của Việt Nam). 
 Thế mạnh của công nghệ thông tin là: 
 Kĩ thuật đồ hoạ được nâng cao tạo điều kiện mô phỏng nhiều quá trình, 
hiện tượng trong tự nhiên và xã hội mà con người không thể hoặc không để xảy 
ra trong nhà trường, không thể hoặc khó có thể được thể hiện nhờ những phương 
tiện khác. 
 Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera  với 
âm thanh, văn bản, biểu đồ  được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch 
sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. 
 Trong môi trường công nghệ thông tin người học phát huy được tất cả các 
kĩ năng về nhìn, nghe, nói, đọc, viết. Quá trình hợp tác, tư vấn, đối thoại trở nên 
quan trọng. Giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, giúp đỡ học sinh tự tìm kiếm 
để nghiên cứu, tự biến đổi thông tin thành tri thức, kĩ năng. Học sinh thực sự 
được chủ động, biết tự thích nghi, tự kiểm soát và tự điều chỉnh. 
 Sự hoà nhập giữa công nghệ thông tin và truyền thông hình thành những 
mạng máy tính, đặc biệt là Internet cung cấp những kho thông tin và tri thức 
khổng lồ, tạo điều kiện để mọi người có thể giao lưu với nhau không bị hạn chế 
bởi thời gian và không gian. 
 Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh (hình, chữ, âm 
thanh sống động) làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, 
học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, quy luật mới. Đây là một 
công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới 
phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin 
và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học 
sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. 
 Quá trình dạy học là quá trình song song giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt 
động học của trò. Hiện nay, phương pháp dạy học Văn trong nhà trường phải đi 
theo con đường tôn trọng và phát huy vai trò chủ thể tiếp nhận của học sinh, 
phải chuyển từ phương pháp thầy diễn giảng, trò tiếp nhận thụ động sang 
phương pháp gợi tìm. Thầy tổ chức, hướng dẫn, trò chủ động tích cực trong quá 
trình tìm hiểu nội dung bài học. Các hoạt động này luôn hướng vào học sinh, lấy 
học sinh làm trung tâm, thầy tổ chức bài học theo hướng đa dạng hóa các biện 
pháp và hình thức dạy học. Hoạt động này phải luôn nhịp nhàng với hoạt động 
học để tiến tới mục tiêu bài học đã đặt ra cả về kiến thức, kĩ năng , thái độ. Bởi 
vì, mục tiêu của quá trình dạy học hướng vào người học cho nên người dạy phải 
tìm mọi cách để phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Có như thế mới 
giúp người học chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. 
 II. Thực trạng tình hình: 
 Trước tình hình và yêu cầu cấp bách đặt ra đòi hỏi mỗi một người giáo viên 
cần phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để trau dồi chuyên môn nghiệp 
vụ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu của thời đại. 
 Qua quá trình giảng dạy bộ môn ngữ Văn ở trường Phổ thông Dân tộc Nội 
trú, tôi thấy: 
 1.Thuận lợi: 
- Do đặc điểm của trường Dân tộc Nội trú, đa số các em được học ngày hai buổi 
nên có nhiều thời gian cho việc học tập. 
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa. 
- Giáo viên có tâm huyết với nghề, luôn nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi 
những biện pháp để giờ văn sinh động và đạt hiệu quả cao hơn.

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_doi_moi_phuong_phap.pdf