Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Bắc Sơn

Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu năm học.

Đây là công việc đầu tiên của người giáo viên dạy bồi dưỡng. Giáo viên phải nắm

được năng lực của từng học sinh trong đội tuyển: Có niềm say mê yêu thích văn

chương; có tố chất, tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện

vấn đề; có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống; giàu cảm xúc

và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống; có vốn từ Tiếng việt dồi

dào và có kỹ năng viết văn tốt.

Việc tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi dựa trên cơ sở:

+ Kết quả học tập của học sinh ở các năm học trước

+ Đề nghị của giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp

+Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp. Sau khi đã có bài, giáo viên

chấm chữa bài cho học sinh lấy kết quả. Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh

giá được năng khiếu học Văn, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện,

bổ sung ở những bài viết tiếp theo, vì việc tuyển chọn học sinh giỏi không chỉ

dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập.

Như vậy, bằng những biện pháp trên, giáo viên có thể tuyển chọn được

những học sinh có đủ những yêu cầu cần thiết để chuẩn bị cho đội tuyển học sinh

giỏi môn Văn của nhà trường.

pdf 20 trang Thảo Ly 17/08/2023 2340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Bắc Sơn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Bắc Sơn
1 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Thị xã Phổ Yên 
 1. Tôi ghi tên dưới đây : 
STT Họ và tên Ngày, 
tháng, 
năm 
sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ 
(%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng 
kiến 
1 Nguyễn Thị Quý 8/3/1976 
Trường 
THCS 
Bắc Sơn 
Giáo 
viên 
Đại học 
Văn-Sử 
100% 
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp trong công tác 
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 ở trường THCS Bắc Sơn. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quý Trường THCS Bắc Sơn – 
Thị xã Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 
Sáng kiến của tôi được nghiên cứu và áp dụng tại Trường THCS Bắc Sơn từ 
tháng 9/2016 đến hết năm học 2019 – 2020. 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến 
5.1. Thực trạng 
Trong nhiều năm qua ở trường THCS Bắc Sơn, công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi ở các môn, đặc biệt là môn Ngữ văn được nhà trường hết sức quan tâm. Ban 
giám hiệu nhà trường đã phân công cho giáo viên có kinh nghiệm trong giảng 
dạy, bồi dưỡng lên kế hoạch, thành lập đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi và tổ 
chức ôn luyện cho học sinh ngay từ đầu năm học. Chính vì vậy trong những năm 
qua, nhà trường luôn có học sinh giỏi các cấp đối với môn học này. Tuy nhiên 
qua thực tiễn giảng dạy, công tác này cũng còn một số khó khăn nhất định, đặc 
biệt là về phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập, cách 
2 
thức làm bài của học sinh nên số học sinh đạt giải cao ở môn Văn chưa nhiều. 
Trong 5 năm học vừa qua, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ ôn luyện cho đội 
tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn. Qua kinh nghiệm tích lũy của bản thân và sự 
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn áp dụng những phương pháp 
mới trong quá trình bồi dưỡng và đã đạt được những kết quả nhất định. 
5.2. Một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ 
văn 9 
5.2.1. Công tác phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi 
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu năm học. 
Đây là công việc đầu tiên của người giáo viên dạy bồi dưỡng. Giáo viên phải nắm 
được năng lực của từng học sinh trong đội tuyển: Có niềm say mê yêu thích văn 
chương; có tố chất, tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện 
vấn đề; có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống; giàu cảm xúc 
và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống; có vốn từ Tiếng việt dồi 
dào và có kỹ năng viết văn tốt. 
 Việc tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi dựa trên cơ sở: 
+ Kết quả học tập của học sinh ở các năm học trước 
+ Đề nghị của giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp 
+Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp. Sau khi đã có bài, giáo viên 
chấm chữa bài cho học sinh lấy kết quả. Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh 
giá được năng khiếu học Văn, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, 
bổ sung ở những bài viết tiếp theo, vì việc tuyển chọn học sinh giỏi không chỉ 
dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập. 
Như vậy, bằng những biện pháp trên, giáo viên có thể tuyển chọn được 
những học sinh có đủ những yêu cầu cần thiết để chuẩn bị cho đội tuyển học sinh 
giỏi môn Văn của nhà trường. 
DANH SÁCH ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
STT Họ tên học sinh Lớp 
1 Đỗ Hương Giang 9A 
2 Trần Thị Minh Huyền 9B 
3 Trần Thị Ngọc Mai 9C 
4 Nguyễn Thị Thu 9D 
3 
5.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi 
Sau khi tuyển chọn được đội tuyển, giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch bồi 
dưỡng. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sẽ giúp cho người giáo viên nắm chắc 
về nội dung cơ bản cần truyền đạt cho học sinh, xác định cụ thể nhiệm vụ của 
mình. Do vậy, muốn cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tốt, người giáo 
viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho công việc này. Trong quá trình dạy, giáo 
viên bán sát và làm theo kế hoạch đó để đảm bảo thời gian, đảm bảo đủ nội dung 
kiến thức. 
Kiến thức Ngữ văn ở chương trình THCS bao gồm nhiều kiến thức nhằm 
nâng cao hứng thú, giúp học sinh lập luận giải quyết vấn đề mạch lạc, rõ ràng, 
khoa học, phát huy được những nét sáng tạo, hình thành cách nói, cách viết có 
giọng điệu riêng. Muốn vậy thì phải bồi dưỡng kiến thức văn học cho các em có 
tính hệ thống, có chiều sâu theo từng vấn đề, từng chủ đề (chủ đề về người phụ 
nữ, chủ đề về người lính, về tình cảm gia đình, về người lao động mới,). Bên 
cạnh đó cung cấp kiến thức về văn học sử ở từng giai đoạn rồi sâu chuỗi tác 
phẩm đó vào một hệ thống nhất định. 
Căn cứ vào đề thi cấp thị xã, cấp tỉnh trong những năm qua, tôi nhận thấy 
nội dung đề có hai phần kiến thức rõ rệt: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. 
Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức 
sau: 
Phần Nội dung ôn tập Số 
tiết 
Thời gian 
ôn tập 
 Nghị luận 
xã hội 
- Nghị luận về nhận thức cuộc sống (lý tưởng, 
mục đích sống). 
- Nghị luận về phẩm chất con người 
- Nghị luận về nguyên tắc ứng xử trong cuộc 
sống 
 35 
Từ ngày 
10/9/2019 
đến ngày 
7/5/2020 
1. Nghị luận về truyện trung đại: tập trung ôn 
theo các chủ đề: 
- Chủ đề phản ánh hiện thực xã hội phong kiến 
- Chủ đề người phụ nữ trong xã hội phong 
kiến 
- Chủ đề người anh hùng 
- Giá trị nghệ thuật của từng truyện (yếu tố kì 
ảo; nghệ thuật xây dựng nhân vật; bút pháp 
ước lệ tượng trưng; bút pháp tả cảnh ngụ tình). 
 10 
4 
Nghị luận 
văn học 
(Tác phẩm 
văn học lớp 
9) 
2. Nghị luận về truyện hiện đại Việt Nam 
- Đời sống xã hội và con người Việt Nam: 
Tình yêu làng, yêu nước; tình yêu lao động; 
tình cha con 
- Vẻ đẹp của hình ảnh con người Việt nam qua 
các tác phẩm truyện: Vẻ đẹp của người nông 
dân; vẻ đẹp của người lao động mới; vẻ đẹp 
của người lính. 
(Có sự liên hệ, tích hợp với các tác phẩm 
truyện sáng tác trước CM tháng Tám- đã học 
ở lớp 8, có cùng chủ đề). 
 20 
3. Nghị luận về thơ hiện đại Việt Nam 
- Đất nước và con người Việt Nam qua hai 
cuộc kháng chiến. 
- Công cuộc xây dựng đất nước và những 
quan hệ tốt đẹp của con người. 
- Tình cảm yêu nước, tình yêu quê hương. 
- Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, 
lòng kính yêu Bác Hồ. 
- Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con 
người: Tình mẹ con, bà cháu trong sự thống 
nhất với tình cảm chung rộng lớn. 
 * Ngoài ra ôn luyện cho học sinh các dạng đề 
liên kết giữa nhiều tác phẩm để học sinh linh 
hoạt hơn khi làm bài: 
- Chùm thơ về hình ảnh người lính: Đồng chí, 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng. 
- Chùm thơ về hình ảnh người bà, người mẹ: 
Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên 
lưng mẹ, Con cò. 
- Chùm thơ về quan niệm sống: Nói với con, 
Mùa xuân nho nhỏ. 
- Chùm thơ về hình ảnh người lao động mới: 
Đoàn thuyền đánh cá. 
- Chùm thơ về thiên nhiên: Sang thu. 
- Chùm thơ về lãnh tụ: Viếng lăng Bác. 
25 
5 
5.2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng đề thi thường gặp 
5.2.3.1. Kiểu bài nghị luận xã hội: Thường có những dạng như sau: 
- Dạng bài nghị luận xã hội về một câu nói, câu danh ngôn hoặc từ một 
câu ca dao, tục ngữ 
+ Dạng đề này thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi các cấp. Đề 
thường đưa ra những câu nói, câu danh ngôn nổi tiếng hoặc những câu ca dao, tục 
ngữ bình dị nhưng đều có ý nghĩa sâu sắc, hướng tới những vấn đề xã hội. Ở 
dạng đề này yêu cầu học sinh phải nắm bắt và hiểu được ý nghĩa bài học được 
gửi gắm qua câu nói, danh ngôn, ca dao, tục ngữ. Từ đó đưa ra những ý kiến, 
quan điểm của mình và rút ra bài học về nhận thức, hành động. 
+ Ví dụ: 
Đề 1: Suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Thiếp: “Ngọc không mài 
không thành đồ vật. Người không học không biết rõ đạo”. 
Đề 2: Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nhưng lại có ý 
kiến cho rằng “Gần mực mà không đen, gần đèn mà không rạng”. Suy nghĩ của 
em? 
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Hãy hướng tới mặt 
trời, bóng tối sẽ ngã về phía sau lưng bạn”. 
+ Giáo viên hướng dẫn cách làm: Học sinh cần tuân thủ các thao tác làm 
dạng bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lý. Nhưng bên 
cạnh đó, học sinh cũng phải cần đánh giá sâu hơn về tính đúng đắn, đầy đủ, sâu 
sắc của câu danh ngôn, câu tục ngữ, câu ca dao, đồng thời cũng chỉ ra những mặt 
hạn chế (nếu có) ở thời điểm hiện tại. Giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai 
theo các luận điểm sau: 
. Giải thích câu nói, câu danh ngôn, câu tục ngữ: Tùy theo yêu cầu của đề 
bài có thể có những cách giải thích khác nhau. 
. Phân tích và chứng minh 
. Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến) 
. Rút ra bài học nhận thức và hành động 
Hướng dẫn cánh làm đề 1: (Phần thân bài) 
.Giải thích câu nói: Giải thích từng vế của câu nói, trong đó trọng tâm là 
để nhấn mạnh vế sau: “Người không học không biết rõ đạo”. “Đạo” ở đây là lẽ 
đối xử hàng ngày giữa mọi người với nhau, tức là đạo đức, nhân cách của con 
người. 
Câu nói khẳng định một chân lý: Con người cần phải học để làm người. 
.Phân tích để làm rõ vai trò của việc học: 
6 
Học để tiếp thu kiến thức (Tri thức khoa học, kỹ năng, vốn sống) để hình 
thành nhân cách và đạo làm người. 
Học để biết về đạo làm người, để có lối sống và hành vi đúng mực. 
Học vừa thực hiện quyện lợi, vừa là trách nhiệm với gia đình, với đất nước. 
Phân tích nếu không học sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường (nhận thức, tình 
cảm, hành động). 
.Bàn về cách thực hiện lời dạy: 
Xác định mục đích học tập đúng đắn: Cho bản thân (kiến thức, kỹ năng để 
tạo dựng tương lai tốt đẹp); cho cuộc sống (phục vụ gia đình, cho cộng đồng); 
khẳng định bản thân. 
Phương pháp học tập: Tự học, học suốt đời. Học kết hợp với hành, ứng 
dụng vào thực tế. Học không chỉ ở trường lớp mà học ở mọi nơi, mọi lúc. 
.Liên hệ: Những việc cần làm, đã và sẽ làm 
 Phê phán những biểu hiện: Học tủ, học vẹt, học gạo. 
- Dạng bài nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện 
+ Dạng bài nà ... ong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
 ( Học sinh lấy dẫn chứng phân tích) 
- Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích: Nguyễn Du 
không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm 
trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong Truyện Kiều luôn có sự vận động 
theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. 
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. 
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
 (Học sinh lấy dẫn chứng phân tích) 
* Đánh giá khái quát: Tài năng tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du là một trong 
những yếu tố quan trọng làm nên thành công về nghệ thuật của tác phẩm và góp 
phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ trong sáng tác Truyện Kiều. (Có thể 
liên hệ, mở rộng vấn đề) 
c, Kết bài: 
- Khẳng định lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 
- Tầm vóc, vị thế của Nguyễn Du và những đóng góp của thi nhân trong văn 
đàn dân tộc. 
5.2.4.2. Kỹ năng viết văn 
Đây là kỹ năng quan trọng để hình thành một bài văn hoàn chỉnh. Muốn có 
bài văn hay, học sinh phải biết trình bày những hiểu biết, cảm xúc, suy nghĩ của 
mình một cách rõ ràng, mạch lạc, khoa học và có sức thuyết phục. Việc đánh giá 
kết quả căn cứ vào bài viết của học sinh. 
16 
Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng về các dạng bài văn nghị luận nhằm 
rèn kỹ năng cho học sinh, tôi thường tiến hành theo các hình thức sau: 
+ Rèn kỹ năng viết đoạn văn: Đoạn văn được trình bày dưới nhiều hình thức 
diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng - phân - hợp. Dựa vào hệ thống luận điểm, 
học sinh viết đoạn, mỗi đoạn triển khai một luận điểm. 
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở trên lớp trong thời gian quy định (90 
phút, 120 phút). 
+ Viết bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã chữa (mỗi tuần từ 2 đến 
3 bài viết). 
Yêu cầu trong bài viết của học sinh: 
 Về hình thức: chữ viết sạch, đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, trình 
bày khoa học. 
 Về nội dung: Học sinh phải viết được đoạn văn, bài văn hay, đúng yêu cầu 
nội dung, có sự sáng tạo, có giọng văn riêng thể hiện phong cách người viết. 
Trong kỹ năng viết bài hoàn chỉnh, có thực hành viết bài văn theo các dạng 
đề văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Kỹ năng này phải được rèn luyện 
thường xuyên ở trên lớp cũng như giao nhiệm vụ cho các em làm thêm ở nhà. 
5.2.4.3. Kỹ năng nhận xét, sửa chữa bài viết 
Sau khi thực hành viết bài văn, giáo viên cho học sinh tự đọc văn bạn để 
sửa văn mình. Thông qua cách làm này học sinh có thể tìm ra được những nhược 
điểm của nhau và sửa chữa cho nhau, ngoài ra còn có thể học tập ở nhau những 
điểm tốt. Hoặc học sinh có thể sửa bài của mình sau khi thầy cô giáo đã chấm. 
Chú ý những thiếu sót mà giáo viên đã phát hiện, viết lại theo chỉ dẫn. Ngoài ra 
giáo viên dành ít thời gian để hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo, nhất là 
đọc các bài văn đạt giải để giúp học sinh học tập thêm ở văn người hoặc có thể 
tham khảo những bài làm tốt của học sinh ở ngay trong đội tuyển. 
Với những hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu, 
năng sưu tầm mới có thể cung cấp được nhiều tài liệu cho học sinh. Đồng thời 
cũng yêu cầu học sinh phải có sổ tích luỹ văn học mới học tập được ở bạn và có 
thêm nhiều vốn văn học. 
5.2.4.4. Kỹ năng sưu tầm và đọc tài liệu tham khảo 
Đối với học sinh giỏi thì yêu cầu kiến thức phải thực sự phong phú và sâu 
rộng thì các em mới chủ động, mạnh dạn thể hiện năng lực của mình. Để có kiến 
thức sâu rộng, giáo viên cung cấp cho các em một số sách tham khảo. Ví dụ cuốn 
sách Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt 
Nam... Ngoài ra, giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh và ngoài tỉnh 
17 
khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các 
rạng đề, đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có 
thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức. 
 Để học tốt môn Ngữ Văn cần phải đọc sách nhiều. Nhất là đối với học sinh 
giỏi môn Ngữ Văn, việc đọc sách tham khảo là không thể thiếu. Đó là điều mà 
giáo viên cần hướng dẫn học sinh. Về việc này, giáo viên cần hướng dẫn các em 
cách chọn sách tham khảo cũng như cách đọc. Trên cơ sở đó hình thành các kĩ 
năng đọc cho học sinh. 
 Với học sinh giỏi, để rèn luyện kĩ năng này, giáo viên chỉ cần hướng dẫn 
học sinh biết cách đọc, ghi chép, suy ngẫm từng dạng bài, kiểu bài. Từ đó tự rút 
ra những kĩ năng cơ bản khi trình bày một bài văn. Ví dụ như khi học sinh đọc 
một bài văn đạt giải, học sinh cần phải làm gì? Điều trước tiên giáo viên cần 
hướng dẫn học sinh học cách triển khai bài viết. Với nội dung đó, đề bài đó thì 
cách mở bài được triển khai như thế nào? Phần thân bài được trình bày ra sao? Ở 
phần kết bài phải làm được những ý gì, kết quả nào? Việc luyện cho học sinh kĩ 
năng đọc, nhận xét văn người để bổ sung sửa chữa cho văn mình chứ không phải 
học thuộc lòng để sao chép một cách sáo rỗng. Vì mục đích cuối cùng của việc 
đọc sách giáo khoa nói chung và sách tham khảo nói riêng là cách chuyển hóa tri 
thức của người thành tri thức của bản thân mình một cách sáng tạo. Do đó việc 
bồi dưỡng kĩ năng đọc sách tham khảo một cách khoa học, đúng đắn sẽ góp phần 
không nhỏ trong việc rèn luyện năng lực văn chương cho các em. 
5.2.5. Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ Ngữ văn 
Ngữ văn là bộ môn nhiều học sinh không hứng thú học, ngại viết văn. Nên 
theo tôi, điều đầu tiên khi bước vào lớp học, chúng ta phải tạo cho các em một sự 
thoải mái, vui tươi. Có thể là một nụ cười đầy thân thiện cho buổi đầu tiên gặp 
mặt và cũng có thể là những câu chuyện vui tươi hóm hỉnh hay những lời nói từ 
tốn, nhẹ nhàng đầy cuốn hút. Trên bục giảng, người giáo viên còn là một nhà tâm 
lý, chúng ta phải chịu khó lắng nghe các em nói, tìm hiểu những điều các em 
đang muốn, giải thích những vướng mắc của các em, tạo nên sự gần gũi thân 
thiện với các em. Bởi vì Văn học là bộ môn xuất phát từ cảm xúc và để cảm nhận 
được cái hay cái đẹp của một tác phẩm Văn chương cũng như lan tỏa cái hay cái 
đẹp ấy thì cũng không thể thiếu cảm xúc. Chính vì vậy người giáo viên phải luôn 
tạo cảm xúc cho học sinh trong một giờ học Văn. 
Qua những lời tâm sự của học sinh, ta phần nào thấy được vai trò của việc 
tạo hứng thú trong tiết học có sức ảnh hưởng đến động cơ học tập của các em. 
18 
5.2.6. Truyền đạt một số bí quyết cho học sinh khi đi thi 
Trước khi đi thi học sinh giỏi 2 ngày, tôi tổ chức buổi gặp mặt các em để 
khắc sâu kiến thức, nhấn vào các dạng đề đã luyện, đồng thời truyền một số bí 
quyết để học sinh có thể đạt giải: 
- Trước khi đi thi: 
+ Nắm chắc kiến thức và cách làm các dạng đề 
+ Đến địa điểm thi trước 20 phút để tiếp cận phòng thi và các bạn cùng 
phòng. 
+ Luôn giữ tinh thần thoải mái 
+ Mang 2 bút cùng màu mực; đồng hồ để căn chỉnh thời gian 
- Khi vào phòng thi: 
+ Luôn bình tĩnh, tự tin 
+ Đề thường có 2 câu, câu nào dễ làm trước. Chú ý căn thời gian ở từng câu, 
vì câu nghị luận xã hội chiếm 40% đề thi nên dành khoảng 60 phút để làm, còn 
câu nghị luận văn học chiếm 60% nên dành thời lượng khoảng 90 phút để tránh 
hiện tượng “Đầu voi đuôi chuột”. 
+ Cần làm trọn vẹn cả hai câu. Căn chỉnh thời gian phù hợp để hoàn thiện 
bài. 
+ Không được phân tâm khi thấy người bên cạnh xin giấy trước. 
+ Nếu làm xong bài sớm, không nộp và ra khỏi phòng, hãy dành thời gian 
đó để đọc và chữa bài. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
7.1. Đối với nhà trường: Cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể và quan tâm đến 
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp để làm tiền đề cho thi HSG lớp 9. 
Bố trí đầu tư quỹ thời gian cho thầy trò làm việc; sắp xếp thời gian biểu hợp lí. 
Cần động viên, khen thưởng kịp thời với những giáo viên và học sinh có thành 
tích cao trong dạy và học. 
Tổ chuyên môn luôn có định hướng, đổi mới phương pháp chuyên môn 
nghiệp vụ để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 7.2. Đối với giáo viên: 
 - Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinhgiỏi phù hợp với nội dung chương trình, 
với trình độ năng lực của học sinh. 
 - Sưu tầm tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 - Đôn đốc, động viên học sinh tích cực học tập. 
19 
 - Phối hợp với phụ huynh học sinh tạo điều kiện và động viên học sinh học 
tập tốt. 
 7.3. Đối với học sinh trong đội tuyển: 
Cần trang bị đủ đồ dùng học tập, có ý thức tự học, tích cực hợp tác trong học 
tập, biết tìm hiểu các kiến thức thực tiễn về đời sống, hiểu biết xã hội. Đặc biệt là 
các em cần phải tích cực trong việc rèn luyện các kĩ năng làm bài. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
 Với kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn nhiều năm liền tại 
trường THCS Bắc Sơn, tôi đã có được những kết quả cụ thể: 
Trước khi thử nghiệm: 
TT Năm học Họ tên học sinh Lớp 
Đạt giải cấp 
Thị xã 
Đạt giải cấp 
tỉnh 
1 2016-2017 Nguyễn Thị Thu Phương 9B Ba Khuyến khích 
Sau khi thử nghiệm: 
TT Năm học Họ tên học sinh Lớp 
Đạt giải cấp 
Thị xã 
Đạt giải cấp 
tỉnh 
4 2019-2020 
Trần Thị Minh Huyền 9B Khuyến khích 
Trần Thị Ngọc Mai 9C Ba Ba 
Kết quả cho thấy, số học sinh đạt học sinh giỏi các cấp đã được duy trì và 
từng bước tăng lên. Điều này đã phản ánh được tác dụng của những giải pháp, 
hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi trên. Đó chính là điểm mới, là thành công khi 
áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy. 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu: Không có 
10. Danh sách những người tham gia áp dụng thử: không có 
 Trên đây là toàn bộ bản sáng kiến của tôi. Tôi rất mong nhận được sự 
đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến 
được hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Bắc Sơn, ngày 20 tháng 5 năm 2020 
Người nộp đơn 
20 
 Nguyễn Thị Quý 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_boi_du.pdf
  • docSang_kien_BD_HSG_VaN_Quy_2b634d0e5a.doc