SKKN Tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua chủ đề "amin, amino axit, peptit và protein" - Hóa học 12 cơ bản

- Khái niệm dạy học theo nhóm.

Về mặt thuật ngữ, dạy học theo nhóm được các tác giả nêu ra dưới những cách gọi khác nhau: là phương pháp dạy học; là hình thức tổ chức dạy học hoặc là phương tiện theo nghĩa rộng. Tuy có những quan niệm rộng, hẹp khác nhau nhưng các tác giả đều đưa ra những dấu hiện chung của dạy học theo nhóm là mối quan hệ giúp đỡ, gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm.

Trên cơ sở những quan niệm khác nhau, chúng tôi đưa ra định nghĩa sau: ''Dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học trong đó GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm''.

Định nghĩa này nhấn mạnh một số điểm sau: dạy học theo nhóm ở đây được coi là một phương pháp dạy học; những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm HS; HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm.

 

docx 77 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua chủ đề "amin, amino axit, peptit và protein" - Hóa học 12 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua chủ đề "amin, amino axit, peptit và protein" - Hóa học 12 cơ bản

SKKN Tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua chủ đề "amin, amino axit, peptit và protein" - Hóa học 12 cơ bản
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO
HỌC SINH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ “AMIN, AMINO AXIT, PEPTIT VÀ PROTEIN” - HÓA HỌC 12 CƠ BẢN.
LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
Nghệ An, tháng 4 năm 2022
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ “AMIN, AMINO AXIT,
PEPTIT VÀ PROTEIN” - HÓA HỌC 12 CƠ BẢN. LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
Tác giả:
Lê Thị Phương Lan – Trường THPT Diễn Châu 4
Lê Thị Lệ Hồng- Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An 3.Trần Nghĩa Hưng- Trường THPT Hà Huy Tập
Tổ chuyên môn: Khoa học tự nhiên Điện thoại: 0943192689
Nghệ An, tháng 4 năm 2022
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2
PHẦN II. NỘI DUNG
4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4
1.1.Sơ lược vấn đề nghiên cứu
4
1.2.Cơ sở lí luận của đề tài
5
1.3.Cơ sở thực tiễn của đề tài
11
1.4. Kết luận chương 1
15
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP, KỸ THUẬT KWL, SƠ ĐỒ TƯ DUY, GAME SHOW “RUNG CHUÔNG VÀNG” TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “AMIN, AMINO AXIT, PEPTIT VÀ PROTEIN”.
15
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
15
II. KĨ THUẬT MẢNH GHÉP, KWL, SƠ ĐỒ TƯ DUY, GAME SHOW “RUNG CHUÔNG VÀNG”.
19
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP, KWL, SƠ ĐỒ TƯ DUY, GAME SHOW “RUNG CHUÔNG VÀNG” TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “AMIN, AMINO AXIT, PEPTIT VÀ PROTEIN” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH.
23
IV. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
42
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
43
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
50
1. Kết luận
50
2.Kiến nghị
50

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
THPT
Trung học phổ thông
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
PTHH
Phương trình hóa học
HĐ
Hoạt động
PHT
Phiếu học tập
PPDH
Phương pháp dạy học
KTDH
Kĩ thuật dạy học
TN
Thực nghiệm
ĐC
Đối chứng
GD & ĐT
Giáo dục và đào tạo
TL
Tỉ lệ %
SL
Số lượng
MĐ
Mức độ

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Triết lí giáo dục thế kỉ 21của UNESCO đề xướng “bốn trụ cột”, đó là : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tồn tại”, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới cho thấy rõ giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học những kĩ năng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi sau khi hoàn thành chương trình phổ thông.
Bộ môn hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức khoa học hóa học thường được hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn và có tính ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống sản xuất và xã hội cũng như việc hình thành nhân cách trong mục tiêu giáo dục toàn diện. Vì vậy, việc thiết kế nội dung, chương trình và các phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập cho học sinh là vấn đề tiên quyết quyết định đến sự thành công của dạy học bộ môn. Do vậy, nội dung chương trình sách giáo khoa và chương trình môn Hóa học cấp THPT được xây dựng trên cơ sở định hướng tiếp cận việc hình thành và bồi dưỡng các năng lực cho học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục của cấp học.
Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Cùng với những thay đổi về nội dung cần có những đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Một trong những trọng tâm của việc đổi mới PPDH hiện nay là hướng vào người học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Dạy học hợp tác theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước phát triển. Phương pháp này ở Việt Nam đang được nghành giáo dục quan tâm vì tác dụng đặc biệt của nó trong việc hình thành nhân cách con người mới năng động sáng tạo, có khả năng giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng
- Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018; Xuất phát từ mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 về phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh THPT; Xuất phát từ thực trạng dạy học bộ môn Hóa học THPT theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh THPT; Xuất phát từ thực trạng dạy - học chủ đề ‘Amin, aminoaxit, peptit và protein”- Hóa học 12 cơ bản.
Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua chủ đề “ Amin, amino axit, peptit và protein”- Hóa học 12 cơ bản.
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục học sinh: hình thành và phát triển một số phẩm chất và năng lực nói chung cho học sinh trong quá trình dạy học.
Tổ chứ ...  7	B. 9	C. 11	D. 5.
Câu 9: Hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH. Cho 13,35
gam X tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Để trung hoà hết Y cần vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 100.	B. 150.	C. 200.	D. 250.
Câu 10: Cho 0,1 mol axit α-aminopropionic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,10.	B. 16,95.	C. 11,70.	D. 18,75.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Đ.
án
D
C
A
A
C
C
A
D
A
B
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 3 ( sau thực nghiệm) Câu 1: Chất nào sau đây là đipeptit?
A. Glyl-Ala-Val.	B. Lysin.	C. Gly-gly.	D. Val-Ala-Ala.
Câu 2: Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Glyl-Ala-Val.	B. Alanin.	C. Gly-gly.	D.	Val-Ala-Ala- Gly.
Câu 3: Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm
A. NO2.	B. NH2.	C. COOH.	D. CHO.
Câu 4: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 5: Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl.	B. KNO3.	C. NaCl.	D. NaNO3.
Câu 6: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do:
A. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ.	B. Phản ứng thủy phân của protein.
C. Phản ứng màu của protein.	D. Sự đông tụ của lipit.
Câu 7: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.	B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch HCl.	D. dung dịch NaOH.
Câu 8: Cho các chất: anilin, phenylamoni clorua, alanin, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với NaOH trong dung dịch là
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 9: Cho các dung dịch: glixerol, anbumin, saccarozơ, glucozơ. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là
A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 10: Lấy 8,76 gam một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là
A. 0,12 lít.	B. 0,24 lít.	C. 0,06 lít.	D. 0,1 lít.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ.
án
C
A
C
B
A
A
A
D
A
A

PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐIỀU TRA 4.1.PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC KỶ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG
GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
Kính thưa quý thầy/ cô!
Để góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học chúng tôi rất mong nhận được từ quý thầy cô những ý kiến đóng góp về việc tổ chức hoạt động nhóm với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại nói chung và kỹ thuật mảnh ghép, KWL, sơ đồ tư duy, game show “Rung chuông vàng”nói riêng trong giảng dạy môn hóa học ở trường trung học phổ thông hiện nay
Thầy/ Cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau:
Họ và tên:
Số năm công tác:
Thầy/ Cô đánh dấu X vào phương án thầy /cô chọn trong các câu dưới đây (có thể chọn nhiều phương án)
Thầy cô biết gì về phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại ?
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại thầy cô sử dụng ?
.
Theo thầy cô hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại trong giảng dạy bộ môn Hóa học là
A.Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.	 B.Tăng khả năng tự học.	 C.Hình thành các kỹ năng cho học sinh.	 D.Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.	 E.Giúp học sinh thêm yêu thích môn hóa.	
* Ý kiến khác:
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ TIẾT DẠY CÓ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGNHÓM SỬ DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP, KWL, SƠ ĐỒ TƯ DUY, GAME SHOW “RUNG CHUÔNG VÀNG”
(Dành cho GV)
Kính thưa quý thầy/cô!
Sau khi dự giờ dạy thực nghiệm, thầy/cô vui lòng cho biết một số ý kiến sau đây:
Nhận xét của thầy/cô đối với những hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật kỹ thuật mảnh ghép và sự tổ hợp kỹ thuật mảnh ghép với KWL ,với sơ đồ tư duy, và đối với tiết luyện tập tổ chức game show “Rung chuông vàng” là:
Theo thầy/cô, kỹ thuật mảnh ghép và sự tổ hợp kỹ thuật mảnh ghép với KWL, với sơ đồ tư duy và đối với tiết luyện tập tổ chức game show “Rung chuông vàng”có những ưu điểm và hạn chế là:
*Ưu điểm:
*Hạn chế:
Tác dụng của việc sử dụng kỹ thuật kỷ thuật mảnh ghép và sự tổ hợp của kỷ thuật mảnh ghép với KWL, sơ đồ tư duy, và đối với tiết luyện tập tổ chức game show “Rung chuông vàng”trong dạy học hóa học là:
Xin chân thành cám ơn quý thầy/cô đã đến dự giờ với lớp!
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ TIẾT DẠY HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM SỬ DỤNG TỔ HỢP CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CƯC: KỸ THUẬT KWL, KỸ
THUẬT CÁC MẢNH GHÉP, KỸ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY, GAME SHOW “RUNG CHUÔNG VÀNG”
(Dành cho HS)
Các em HS thân mến!
Sau khi được học bài các em hãy cho biết một số ý kiến sau:
Thái độ của em đối với môn hóa là (em hãy đánh dấu X vào ô duy nhất): Rất thích
Thích	 Bình thường	 Không thích	 Lí do:
.
Cảm nghĩ của em về tiết dạy có tổ chức hoạt động sử dụng tổ hợp các kĩ thuật dạy học tích cực là:
Khi được tham gia vào các hoạt động, em nhận thấy khả năng tiếp thu bài của mình như thế nào?
.
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HS tien bành thi	e	nlióm
Hoc sinh trình liàv	dó ter d
Một số sản phẩm hoạt động nhóm của HS

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_hoat_dong_nhom_nham_phat_trien_nang_luc_hop_tac.docx
  • pdfLê Thị Phương Lan -THPT Diễn Châu 4- MÔN HÓA HỌC.pdf