SKKN Tổ chức củng cố bài học theo sơ đồ và các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ học Phần Văn bản – môn Ngữ Văn

Tác phẩm văn học- một bài thơ, một áng văn, một thiên truyện là một công trình nghệ thuật, thể hiện những nghiền ngẫm, tìm tòi của nhà văn, nhà thơ về cuộc sống, về con người được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật ngôn từ tinh tế, đặc sắc. Mỗi tác phẩm văn học thực sự có giá trị thường mang nhiều ý nghĩa và cả ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của người đọc.

Dạy học tác phẩm văn chương là một loại hình dạy học đặc thù, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía: giáo viên và học sinh; lấy giá trị của tác phẩm làm điểm xuât phát để hướng tới một mục đích. Con đường và cách thức dạy học tác phẩm văn chương phản ánh những phương diện quan hệ hữu cơ của quá trình giáo dục. Bắt đầu từ việc lĩnh hội và thấm nhuần ý nghĩa, mục đích, định hướng. đến xác định nhiệm vụ cụ thể của yêu cầu dạy học trên cơ sở kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm cũng như kiến thức tâm lí giáo dục học và khả năng sư phạm- giáo viên từng bước hình thành kế hoạch tổ chức quá trình chiếm lĩnh tri thức văn học cho học sinh. Song qua thực tế dạy học tôi nhận thấy trong một tiết học ngữ văn, học sinh có nắm vững, mở rộng và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước củng cố và luyện tập của tiết học.

pdf 21 trang Huy Quân 29/03/2025 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức củng cố bài học theo sơ đồ và các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ học Phần Văn bản – môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức củng cố bài học theo sơ đồ và các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ học Phần Văn bản – môn Ngữ Văn

SKKN Tổ chức củng cố bài học theo sơ đồ và các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ học Phần Văn bản – môn Ngữ Văn
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
TỔ CHỨC CỦNG CỐ BÀI HỌC THEO SƠ 
ĐỒ VÀ CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP 
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG GIỜ 
HỌC PHẦN VĂN BẢN – MÔN NGỮ VĂN 
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ. 
 Tác phẩm văn học- một bài thơ, một áng văn, một thiên truyện là một công 
trình nghệ thuật, thể hiện những nghiền ngẫm, tìm tòi của nhà văn, nhà thơ về 
cuộc sống, về con người được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật ngôn từ 
tinh tế, đặc sắc. Mỗi tác phẩm văn học thực sự có giá trị thường mang nhiều ý 
nghĩa và cả ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của 
người đọc. 
 Dạy học tác phẩm văn chương là một loại hình dạy học đặc thù, đòi hỏi sự nỗ 
lực từ cả hai phía: giáo viên và học sinh; lấy giá trị của tác phẩm làm điểm xuât 
phát để hướng tới một mục đích. Con đường và cách thức dạy học tác phẩm văn 
chương phản ánh những phương diện quan hệ hữu cơ của quá trình giáo dục. Bắt 
đầu từ việc lĩnh hội và thấm nhuần ý nghĩa, mục đích, định hướng... đến xác định 
nhiệm vụ cụ thể của yêu cầu dạy học trên cơ sở kiến thức cơ bản về tác giả, tác 
phẩm cũng như kiến thức tâm lí giáo dục học và khả năng sư phạm- giáo viên 
từng bước hình thành kế hoạch tổ chức quá trình chiếm lĩnh tri thức văn học cho 
học sinh. Song qua thực tế dạy học tôi nhận thấy trong một tiết học ngữ văn, học 
sinh có nắm vững, mở rộng và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn 
phụ thuộc vào bước củng cố và luyện tập của tiết học. Vì thế tôi đã tích luỹ được 
một số kinh nghiệm nhỏ, xin được trình bày để các bạn đồng nghiệp cùng tham 
khảo. Đề tài của tôi được xuất phát từ : 
1. Về cải tiến nội dung 
 Sau nhiều năm trực tiếp dạy học môn Ngữ Văn ở trường trung học cơ sở theo 
tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi thấy rằng: củng cố và luyện 
tập sau giờ dạy học văn là một việc làm không kém phần quan trọng so với các 
việc làm tích cực khác. Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết quả học tập của 
học sinh, khắc sâu kiến thức sau giờ dạy học đồng thời khơi gợi ở các em những 
hướng suy nghĩ, tư duy sáng tạo, những tìm tòi mới mẻ thông qua tác phẩm văn 
học. Vì vậy khi thiết kế giáo án cho giờ lên lớp, tôi thường quan tâm đến việc tổ 
chức cho học sinh các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo ngay sau bài học. 
Khi tiến hành trên lớp, với mỗi bài, tôi chọn lựa các hình thức phù hợp với đối 
tượng học sinh và đã thu được kết quả bước đầu. Trong bài viết này, tôi mạnh dạn 
đưa ra những ý kiến của mình về việc tổ chức các hình thức củng cố và luyện tập 
cho học sinh trong giờ dạy học văn mà tôi đã áp dụng trong những năm qua. 
2. Về cải tiến phương pháp. 
 Với những yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học ngày càng đòi hỏi có 
những thành tựu mới, nhằm từng bước khắc phục tình trạng thụ động trong lĩnh 
hội kiến thức, khẳng định vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Tư duy sáng tạo 
thể hiện qua hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh không phải là hoạt 
động mang tính đơn nhất trong quá trình tiếp nhận văn học. Vì vậy rèn luyện tư 
duy sáng tạo cho học sinh trong giờ văn là rất quan trọng, góp phần khắc phục 
những bất cập của phương pháp dạy học văn theo lối truyền thụ một chiều. Đó là 
cách thức vật chất hoá các hình thức hoạt động hướng nội, kích thích năng lực 
sáng tạo tự thân của học sinh để quá trình dạy học văn trở thành quá trình học 
sinh tự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn cho các em. 
 Chương trình dạy học văn trong nhà trường đã trải qua những cải cách lớn, 
từng thu được không ít kết quả, song đến nay vẫn có thể nói: câu hỏi về chất 
lượng dạy học văn vẫn là mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Việc đổi mới 
phương pháp dạy học văn ngay từ thực tiễn cũng như bình diện lí luận, hướng đi, 
cơ chế, cách thức tiến hành... đang là vấn đề còn nhiều bức xúc. 
3. Thực trạng cần cải tiến : 
 Việc đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh là một 
việc làm cần thiết trong dạy học văn ở nhà trường. Nó phải được thực hiện một 
cách có ý thức và liên tục trong suốt giờ học văn. Giờ dạy học văn bao gồm các 
khâu: đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, phân tích tác phẩm, tổng kết và củng cố 
luyện tập. Theo tinh thần đổi mới phương pháp và thiết kế bài dạy thì khâu củng 
cố và luyện tập đã được đặt ra song khi tiến hành vẫn chưa được coi trọng. Phần 
vì học sinh quá chú trọng vào phần phân tích, phần vì việc phân bố thời gian chưa 
hợp lí nên thời gian cho khâu củng cố và luyện tập vẫn bị hạn chế. Mặc dù khâu 
củng cố và luyện tập không chiếm quá nhiều thời gian (chỉ từ 3 đến 5 phút cho bài 
học có phân phối chương trình 1 tiết và từ 7đến 10 phút cho bài học có phân phối 
chương trình 2 tiết trở lên) nhưng lại có vai trò rất lớn trong việc khơi gợi những 
sáng tạo trong suy nghĩ, hình thành năng lực tư duy văn học cho học sinh. Tổ 
chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh chính là giáo 
viên đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học 
tập thông qua việc lĩnh hội kiến thức sau giờ học. 
 Nếu như giờ học Tiếng Việt, thời gian luyện tập chiếm tới 30% trong một tiết 
học thì với giờ dạy học Văn, thời gian dành cho phần củng cố và luyện tập chiếm 
rất ít. Ta thấy rất rõ điều đó là do yêu cầu đặc trưng của bộ môn song không phải 
vì ít hay nhiều mà ta coi trong hay xem nhẹ. Thực tế dạy học đã có nhiều giáo 
viên chú ý đến khâu củng cố và luyện tập của học sinh nhưng cũng nhiều giáo 
viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ học nên còn đại khái, qua loa. Thông 
thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo viên lo tổng kết một số ý về nội dung và 
nghệ thuật là coi như hoàn thành bài học, phần củng cố và luyện tập hầu như giáo 
viên yêu cầu học sinh tự làm ở nhà. Một số giờ học đã chú ý đến phần củng cố và 
luyện tập nhưng việc kích thích cảm thụ còn hạn chế do không ít những câu hỏi 
không thích hợp. 
PHẦN II : CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN 
I/ VỀ NỘI DUNG 
 Có thể nói, các hình thức củng cố luyện tập trong dạy học tác phẩm văn 
chương không thể giống các hình thức củng cố luyện tập trong một giờ học bình 
thường. Thực tế, giờ dạy học tác phẩm văn chương không chỉ đem tới thông tin 
mà thường kích thích để “bùng nổ thông tin” theo nhiều kiểu, nhiều dạng, nhiều 
góc độ. Giờ dạy học tác phẩm văn chương đã có thể kết thúc nhưng những vấn đề 
về hình tượng văn học vẫn tiếp tục lung linh phát triển và “nổ vỡ lặng im” trong 
tâm hồn các em. Chính trong phần củng cố luyện tập, nhiều học sinh đã có những 
phát hiện khá lí thú, độc đáo và sáng tạo. Thiết nghĩ trong xu thế đổi mới phương 
pháp dạy học văn, cần phải trả giờ văn chương lại cho bản chất giao tiếp nghệ 
thuật, định hướng sư phạm cải tiến phải tạo nhiều thời gian cho học sinh tiếp xúc 
với bài văn trước, trong và sau khi học để “cuộc giao tiếp im lặng thực sự diễn ra 
trong giao tiếp văn chương”. 
 Đa dạng các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ 
văn còn để kích thích những rung động tâm hồn, niềm hứng khởi sáng tạo và khát 
khao mạnh mẽ của học sinh trước sức hấp dẫn kì diệu mà thế giới nghệ thuật gợi 
nên. 
 Kết thúc phần củng cố luyện tập nhưng suy nghĩ về tác phẩm không đóng lại 
mà những vấn đề xung quanh tác phẩm còn mở ra để tạo được “dư âm”, “dư vị” 
tiếp tục... 
 Có những vấn đề, các em chỉ giải quyết được phần nào ở lớp hoặc giải quyết 
xong cả nhưng những ám ảnh của nó thì không thể chấm dứt ngay trong suy nghĩ 
của các em. Ví dụ như câu hỏi: Ai có lỗi trong đau khổ của Ximông? (Bố của 
Ximông – Guyđơ Môpaxăng). Hay: Hãy tưởng tượng và cho biết những tình cảm 
của em với người bạn lâu ngày gặp lại sẽ như thế nào sau khi học bài thơ Bạn đến 
chơi nhà của Nguyễn Đình Chiểu ? 
 Phát huy tính sáng tạo cho học sinh qua các hình thức củng cố và luyện tập 
trong giờ dạy học văn là rất quan trọng cần thiết nhưng giáo viên phải biết định 
hướng sự tiếp nhận văn học của học sinh. Dù sáng tạo hay đến mấy, độc đáo đến 
mấy vẫn phải tuân thủ tính giới hạn, dựa trên lôgíc và cấu trúc đặc trưng của hình 
tượng văn học, ý đồ sáng tạo, tư tưởng của nhà văn và mục tiêu giáo dục. 
 Tổ chức các hình thức củng cố luyện tập sáng tạo cho học sinh còn phải tuỳ 
thuộc vào đặc điểm, yêu cầu riêng của mỗi bài học và phù hợp với từng đối tượng 
học sinh, tránh sự lặp lại đơn điệu hoặc áp dụng một cách máy móc. Vì thế cùng 
với việc lựa chọn khả năng thích hợp đối với từng đối tượng là yêu cầu vận dụng 
linh hoạt, uyển chuyển các hình thức, việc làm mới hi vọng tạo ra hứng thú sáng 
tạo của học sinh. Để làm tốt khâu này thì người giáo viên cần phải có một kĩ năng 
trong việc vận dụng phương pháp dạy học. 
II/ VỀ PHƯƠNG PHÁP. 
 Để tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh, tôi 
đã vận dụng các phương pháp trong dạy học văn theo tinh thần đổi mới như sau: 
- Phương pháp đọc sáng tạo. 
- Phương pháp gợi tìm. 
- Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp tái tạo. 
- Phương pháp tổng hợp - so sánh bằng sơ đồ. 
 Với mỗi bài, việc vận dụng từng biện pháp có khác nhau hoặc có thể đan xen 
của nhiều phương pháp. Từ các phương pháp đó, giáo viên tiến hành tổ chức cho 
học sinh củng cố và luyện tập ngay trong giờ học; bằng hệ thống câu hỏi, giáo 
viên đưa ra những yêu cầu để học sinh phát hiện, thảo luận và giáo viên định 
hướng cho học sinh vào đúng với chủ đề tư tưởng, mục đích giáo dục của tác 
phẩm. 
 Có nhiều hình thức và biện pháp thực hiện thao tác củng cố và luyện tập, ở 
đây tôi chỉ xin được nêu ra một số thao tác tiêu biểu sau: 
- Tiến hành đọc diễn cảm toàn bộ đoạn trích, tác phẩm hoặc đọc phân vai. 
- Tái hiện lại một tình huống then chốt trong tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm. 
- Hình dung, dự đoán kết thúc tác phẩm. 
- Đặt lại tên tác phẩm. 
- Xây dựng lời đối thoại hay lời tâm sự với nhân vật (hoặc trao đổi với nhà văn). 
- Tập so sánh, khái quát lập bảng biểu sơ đồ để khái quát kiến thức cho nội dung 
bài học. 
III/ CÁCH THỨC THỰC HIỆN . 
A> CỦNG CỐ BÀI HỌC THEO SƠ ĐỒ: 
 Trên thực tế dạy 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_cung_co_bai_hoc_theo_so_do_va_cac_hinh_thuc_luy.pdf