SKKN Thiết kế một số chủ đề ôn tập đầu khóa cho học sinh thông qua bài giảng e-learning giúp học sinh tự ôn tập kiến thức THCS làm nền tảng học tập môn Hóa học THPT

Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở các quốc gia và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, các quan điểm đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông tin; giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. Từ đó giúp mọi người có thể thành công trên môi trường số.

Trong đề tài này, chúng tôi xin đề cập đến khái niệm năng lực số của UNICEF

– 2019 như sau: Năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.

Khung năng lực số là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao năng lực của một nhóm đối tượng cụ thể. Trong đề tài này, chúng tôi xin đưa ra 2 khung năng lực số để nghiên cứu là:

Khung Năng lực số của UNESCO: gồm 07 miền lĩnh vực năng lực, 26 năng lực thành phần là:

1. Sử dụng các thiết bị số (Device and Software Operation) bao gồm: sử dụng thiết bị phần cứng thiết bị số và sử dụng phần mềm của thiết bị số.

2. Kĩ năng thông tin và dữ liệu (Information and Data Literacy) bao gồm: duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số; đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số; quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số.

3. Giao tiếp và Hợp tác (Communication and Collaboration) bao gồm: tương tác thông qua các thiết bị số; chia sẻ thông qua công nghệ số; tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số; hợp tác thông qua công nghệ số; chuẩn mực giao tiếp; quản lý định danh cá nhân.

4. Tạo nội dung số (Digital Content Creation) bao gồm: phát triển nội dung số; tích hợp và tinh chỉnh nội dung số; bản quyền và lập trình.

5. An toàn kĩ thuật số (Safety) bao gồm: bảo vệ thiết bị; bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư; bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất; bảo vệ môi trường.

6. Giải quyết vấn đề (Problem-Solving) bao gồm: giải quyết các vấn đề kĩ thuật; xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ; sử dụng sáng tạo thiết bị số; xác định thiếu hụt về năng lực số; tư duy máy tính (Computational thinking).

7. Năng lực định hướng nghề nghiệp (Career-related Competency): vận hành những công nghệ số đặc trưng trong một lĩnh vực đặc thù; diễn giải, thao tác với dữ liệu và nội dung kĩ thuật số cho một lĩnh vực đặc thù.

 

docx 74 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế một số chủ đề ôn tập đầu khóa cho học sinh thông qua bài giảng e-learning giúp học sinh tự ôn tập kiến thức THCS làm nền tảng học tập môn Hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế một số chủ đề ôn tập đầu khóa cho học sinh thông qua bài giảng e-learning giúp học sinh tự ôn tập kiến thức THCS làm nền tảng học tập môn Hóa học THPT

SKKN Thiết kế một số chủ đề ôn tập đầu khóa cho học sinh thông qua bài giảng e-learning giúp học sinh tự ôn tập kiến thức THCS làm nền tảng học tập môn Hóa học THPT
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ ÔN TẬP ĐẦU KHÓA CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG E-LEARNING GIÚP HỌC SINH TỰ ÔN TẬP KIẾN THỨC THCS LÀM NỀN TẢNG HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC THPT
LĨNH VỰC: HÓA HỌC
Tác giả: Bùi Đinh Thị Loan – Trường THPT Diễn Châu 4
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Lý do chọn đề tài.
1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2
3. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu đề tài.
2
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài.
3
5. Kế hoạch thực hiện đề tài.
3
PHẦN II – NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Chương 1 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
4
1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu.
4
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài.
6
1.2.1. Năng lực tự học.
6
1.2.2. Năng lực số và phát triển năng lực số cho HS THPT
7
1.2.3. Bài giảng elearning.
9
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
11
1.4. Kết luận chương 1
15
CHƯƠNG 2 – XÂY DỰNG QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING TRÊN NỀN TẢNG TÍCH HỢP POWERPOINT VỚI ISPRING
15
2.1. Xây dựng quy trình chung trong thiết kế bài giảng E-Learning.
15
2.2. Xác định phần mềm ứng dụng và kĩ thuật thao tác trong thiết kế bài giảng E-Learning
17
2.2.1. Sử dụng phần mềm biên tập âm thanh bài giảng
17
2.2.2. Sử dung phần mềm biên tập video bài giảng
19
2.2.3. Sử dụng phần mềm iSpring Suite để thiết kế các bài tập và trò chơi tương tác trong bài giảng E-Learning từ bài giảng PowerPoint
19

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ ÔN TẬP ĐẦU KHÓA CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG E-LEARNING GIÚP HỌC SINH TỰ ÔN TẬP KIẾN THỨC THCS LÀM NỀN TẢNG HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC THPT
22
3.1. Phân tích nội dung chương trình Hóa học lớp 8 và lớp 9
22
3.2. Xây dựng các chủ đề ôn tập
22
3.3. Xây dựng các bài giảng E-Learning để đưa lên hệ thống học liệu dạy học trực tuyến trên lms.vnEdu.vn giúp học sinh tự học trong giai đoạn dạy học trực tuyến phòng chống đại dịch Covid-19
22
3.3.1. Kế hoạch bài giảng chủ đề 1: Các loại hợp chất vô cơ
22
3.3.2. Kế hoạch bài giảng chủ đề 2: giải toán theo phương trình hóa học
31
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
40
4.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm
40
4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
41
4.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
41
4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
41
4.4.1. Phân tích định lượng
41
4.4.2. Phân tích định tính
43
PHẦN III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
45
1. Kết luận
45
2. Kiến nghị
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
47
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung
Viết tắt
Giáo dục và Đào tạo
GD & ĐT
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
Trung học phổ thông
THPT
Trung học cơ sở
THCS
Công nghệ thông tin và truyền thông
CNTT & TT
Trung học phổ thông quốc gia
THPTQG
Chương trình giáo dục phổ thông
CTGDPT
Thông tư – Bộ Giáo dục và đào tạo
TT- BGDĐT
Năng lực
NL
Vấn đề
VĐ
Học sinh
HS
Giáo viên
GV
Công thức Hóa học
CTHH
Phương trình Hóa học
PTHH
Sách giáo khoa
SGK
Thực nghiệm
TN
Đối chứng
ĐC
Hóa học
HH

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, cách mạng khoa học và công nghệ thế giới tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hội. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các nghành trong đời sống xã hội. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học và giáo dục đang là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trong thế kỷ 21 – kỉ nguyên của CNTT và tri thức. Đất nước ta đang chuyển sang thời kì thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo nhiều xu hướng khác nhau, trong đó có xu hướng ứng dụng CNTT và sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy mạnh mẽ tư duy sang tạo, kĩ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, đại dịch covid-19 đang hoành hành trên thế giới trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như việc dạy học và giáo dục học sinh. Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải ứng dụng CNTT nhiều hơn trong các hoạt động giáo dục. Một trong những ứng dụng đó là sử dụng bài giảng E – Learning làm phương tiện dạy học. Cũng trong tình hình đó, vai trò tự học của người học càng được quan tâm hơn bao giờ hết bởi khó khăn trong làm việc trực tiếp giữa người dạy và người học do dịch bệnh nguy hiểm gây ra.
Mặt khác, Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có tính trừu tượng và tư duy cao, đồng thời sự học phải có tính kế thừa và phát triển liên tục. Tuy nhiên ở cấp THCS các em học sinh cũng như tâm lí của đại đa số phụ huynh chỉ tập trung ba môn học Toán, Văn, Anh để ...  án: 0,82 gam và 1,665 gam)
Câu 5. Cho 69,6 g MnO2 tác dụng với dd HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào dd chứa 2 mol NaOH thu được dd A. Tính khối lượng của các chất trong dd A.
(đáp án: NaCl: 46,8 gam; NaClO: 59,6 gam; NaOH dư: 16 gam).
Câu 6: Hòa tan hết 46g Na vào 356 gam H2O. Tính C% của dung dịch thu được? Đáp án: 20%.
PHỤ LỤC 2: CÁC BẢNG ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Bảng 1: Các loại học liệu dạy học trực tuyến GV đã thực hiện.
Số TT
Loại học liệu xây dựng và cập nhật trên hệ thống lms.vnEdu.vn
SL (94)
TL % (100%)

1
Hệ thống câu hỏi, bài tập giao nhiệm vụ cho HS thực hiện trước ở nhà bằng file word/pdf



2
Bài giảng PowerPoint tích hợp kênh hình/vieo (đường link video) và kênh chữ cho HS xem trước, học tập.



3
Các đường link video bài giảng của đồng nghiệp có sẵn trên internet để HS tự vào học tập trước.



4
Bài giảng video tự thiết kế, tự ghi hình để làm bài giảng cho HS tự vào học tập trước.



5
Bài giảng E-Learning xuất bản chuẩn Scorm cho HS tự vào tương tác, tự học tập trước.



6
Bài giảng tương tác khác như bài tập trắc nghiệm trên: Azota/Google Form.



7

Bài tập giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tiến hành tạo sản phẩm học tập để trình bày hoặc nạp sản phẩm lên hệ thống quản lí học tập dưới hình thức nào sau đây?
Bài	thuyết	trình PowerPoint


Thiết kế video


Thiết kế Poster/ tranh ảnh


Bài diễn thuyết/hùng biện


Chưa giao nhiệm vụ


Bảng 2: những hiểu biết, quan tâm của GV về bài giảng E-Learning.
Số TT

Vấn đề quan tâm của thầy/cô về bài giảng E-Learning
SL (94)
TL % (100%)

1
Thầy/cô đã biết về bài giảng E-Learning thông qua: tập huấn chuyên môn (trực tiếp qua sinh hoạt chuyên môn).



2
Thầy/cô đã biết về bài giảng E-Learning thông qua: các lớp đào tạo trực tuyến trên các nhóm giáo viên.



3
Thầy/cô đã biết về bài giảng E-Learning thông qua: Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử của Bộ GD&ĐT.


4
Thầy/cô cho biết mức độ cần thiết của bài
Rất cần thiết.



Số TT

Vấn đề quan tâm của thầy/cô về bài giảng E-Learning
SL (94)
TL % (100%)

giảng E-Learning khi tổ chức dạy học trực tuyến như thế nào?
Cần thiết.


Không cần thiết.



5
Thầy/cô đã có bài giảng E-Learning để tổ chức dạy học trực tuyến?


Bảng 3: Các loại học liệu dạy học trực tuyến HS đã tiếp cận.
Số TT
Loại học liệu xây dựng và cập nhật trên hệ thống lms.vnEdu.vn
SL (260)
TL % (100%)

1
Hệ thống câu hỏi, bài tập GV thiết kế để giao nhiệm vụ cho HS thực hiện trước ở nhà bằng file word/pdf



2
Bài giảng PowerPoint tích hợp kênh hình/vieo (đường link video) và kênh chữ GV thiết kế gửi lên LMS để cho HS xem trước, học tập.



3
Các đường link video bài giảng có sẵn trên internet được GV gửi lên LMS để HS tự vào học tập trước.



4
Bài giảng video GV tự thiết kế, tự ghi hình để làm bài giảng gửi lên LMS cho HS tự vào học tập trước.



5
Bài giảng E-Learning có các bài tập tương tác được GV gửi lên LMS cho HS tự vào tương tác, tự học tập trước.



6
Bài tập tương tác khác như bài tập trắc nghiệm được GV thiết kế trên phần mềm: Azota/Google Form cho HS làm bài kiểm tra kiến thức, đánh giá kết quả học tập của HS.



7

Thầy/cô thường tổ chức hoạt động nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm HS tạo sản phẩm học tập để trình bày hoặc nạp sản phẩm dưới hình thức nào sau đây?
Bài	thuyết	trình PowerPoint


Thiết kế video


Thiết kế Poster/ tranh ảnh


Bài diễn thuyết/hùng biện


Không giao nhiệm vụ



PHỤ LỤC 3: KHẢO SÁT SAU KHI HỌC
KIỂM TRA 15 PHÚT
Họ và tên: ..................................................................................................
Lớp: ...........................................................................................................
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:
A. MgO; Ba(OH)2; CaSO4; H2SO4	B. CaO; Ba(OH)2; MgSO4; BaO
C. SO2; CO2; KOH; CaSO4	D. Na2O; CaO; CuO; Fe2O3 Câu 2. Oxit bazơ nào tác dụng với oxit axit tạo muối
A. FeO.	B. CuO	C. MgO	D. CaO Câu 3: oxit axit CO2 phản ứng với bazơ nào tạo muối ?
A. Al(OH)3	B. Fe(OH)2	C. Cu(OH)2	D. Ca(OH)2 Câu 4: Oxit bazơ nào tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ?
A. CuO, MgO	B. Na2O, CaO	C. Fe2O3, Al2O3	D. FeO, ZnO Câu 5: Bazơ bị nhiệt phân hủy thu oxit bazơ
A. NaOH, Ca(OH)2	B. Cu(OH)2, Fe(OH)3
C. KOH, Ba(OH)2	D. Ba(OH)2, Al(OH)3 Câu 6: Cu(OH)2 có phản ứng với chất nào tạo muối CuSO4
A. SO2	B. H2SO4	C. SO3	D. Na2SO4
Câu 7: Muối nào tác dụng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa
A. Na2SO4	B. BaSO4	C. CuSO4	D. MgCO3 Câu 8: Để phân biệt axit HCl và H2SO4 có thể dùng hóa chất nào?
A. Quì tím	B. Phênolphtalein	C. Kim loại kẽm	D. Bariclorua Câu 9: Cho 100g dung dịch chứa 4g NaOH vào 200 g dung dịch CuSO4 20%. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 24,5 gam.	B. 25,5 gam.	C. 26,5 gam.	D. 27,5 gam.
Câu 10: Để trung hòa 50 gam dd H2SO4 19.6% cần vừa đủ 25 gam dd NaOH C%. Giá trị của C% là
A. 29%.	B. 30%.	C. 31%.	D. 32%.
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Em hãy phát biểu cảm nhận của mình sau khi học xong 2 chủ đề: Các loại hợp chất vô cơ và giải toán tính theo phương trình hóa học?
(5-10 dòng)?

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_mot_so_chu_de_on_tap_dau_khoa_cho_hoc_sinh_tho.docx
  • pdfBùi Đinh Thị Loan - THPT Diễn Châu 4 - Hóa học.pdf