SKKN Thiết kế các hoạt động học tập theo phong cách học của học sinh trong dạy học chương Nitơ - Photpho (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh

Quan trọng là vậy nhưng thực trạng cho thấy việc giảng dạy kiến thức hóa học vẫn được tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”. Giáo viên chủ yếu chú trọng vào việc hoàn thành bài giảng, phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều, học sinh chủ yếu tiếp thu một cách thụ động, không phát huy được tư duy sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, việc kiểm tra - đánh giá vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù đã hạn chế đựợc tình trạng học thuộc máy móc theo sách giáo khoa, song về cơ bản, vẫn theo lối học vẫn chỉ để thi. Việc đánh giá học sinh vẫn nặng về yêu cầu kiến thức, chứ chưa chú trọng đến yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng và suy nghĩ sáng tạo, rèn luyện năng lực cho học sinh.

Cũng vì học để thi mà việc thực hiện các chuẩn kỹ năng cũng như đổi mới phương pháp dạy học trở thành không cần thiết với đại đa số học sinh cũng như giáo viên. Giải pháp trong tầm giáo viên dạy môn Hóa học cho những vấn đề này là nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy được năng lực hợp tác cho học sinh trong chương trình Hóa học ở bậc THPT, chương Nitơ-Photpho (sách giáo khoa Hóa học 11) là chương có nội dung tương đối phong phú về kiến thức hóa học, nhất là các kiến thức về chất, vật liệu, các kiến thức thực tiễn, công nghệ sản xuất và đời sống hàng ngày. Do đó, việc sử dụng nội dung kiến thức trong chương Nitơ-Photpho (sách giáo khoa Hóa học 11) để vận dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa học và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh là khả thi.

 

docx 68 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế các hoạt động học tập theo phong cách học của học sinh trong dạy học chương Nitơ - Photpho (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế các hoạt động học tập theo phong cách học của học sinh trong dạy học chương Nitơ - Photpho (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh

SKKN Thiết kế các hoạt động học tập theo phong cách học của học sinh trong dạy học chương Nitơ - Photpho (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO PHONG CÁCH HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO (HÓA HỌC 11) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA HỌC SINH
LĨNH VỰC: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
Nghệ An, tháng 4 năm 2022
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO PHONG CÁCH HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO (HÓA HỌC 11) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA HỌC SINH
LĨNH VỰC: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
Đồng tác giả: Hoàng Quốc Việt - Trƣờng THPT Diễn Châu 4 Trần Văn Dƣơng - Trƣờng THPT Diễn Châu 2 Số điện thoại: 0979104857 - 0973152938
Nghệ An, tháng 4 năm 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC	i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT	iii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lý do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	2
Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu	2
Giả thuyết khoa học	3
Phạm vi nghiên cứu	3
Phƣơng pháp nghiên cứu	3
Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm	4
Những đóng góp của đề tài	4
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI	5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI	5
Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề	5
Cơ sở lý luận của đề tài	7
Cơ sở thực tiễn của đề tài	11
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO PHONG CÁCH HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ-PHOTPHO (HÓA HỌC 11 THPT) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA HỌC SINH
................................................................................................................................. 14
Một số quy tắc khi thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học chƣơng Nitơ-Photpho phù hợp với phong cách học	14
Quy trình thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học chƣơng Nitơ- Photpho	16
Thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học chƣơng Nitơ-Photpho (Hóa học 11) nhằm phát triển năng lực hợp tác của học sinh	17
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM	30
Mục tiêu của thực nghiệm sƣ phạm.	30
Nội dung thực nghiệm sƣ phạm	30
Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm	30
Kết quả thực nghiệm sƣ phạm	30
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	36
TÀI LIỆU THAM KHẢO	38
PHỤ LỤC	40
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI VỀ PHONG CÁCH HỌC TẬP - HONEY &
MUMFORD	40
PHỤ LỤC 2. CÁC HÌNH ẢNH HỌC SINH HỌC TẬP THEO PHONG CÁCH HỌC	44
PHỤ LỤC 3. CÁC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH LƢỢNG	45
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV
Giáo viên
HS PCHT NLHT
NL
Học sinh
Phong cách học tập Năng lực học tập
Năng lực
ĐC
Đối chứng
TN
Thực nghiệm
SGK KN PTHH
TCHH
Sách giáo khoa Kỹ năng
Phƣơng trình hóa học
Tính chất hóa học
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
THPT
Trung học phổ thông
PPDH
Phƣơng pháp dạy học
KTDH
Kĩ thuật dạy học
SL
Số lƣợng
TL
Tỷ lệ %

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (số 29 - NQ/TW) Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX đã đặt ra yêu cầu giáo dục và đào tạo cần đổi mới căn bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trƣờng định hƣớng và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học, khắc phục lối học áp đặt, học thuộc lòng một cách máy móc. Chú trọng dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học cập nhật, đổi mới kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực ”.
Để thực hiện những nhiệm vụ mà nghị quyết Hội nghị nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai kế hoạch phát triển chƣơng trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Nội dung chƣơng trình giáo dục phát triển sau năm 2015 không chỉ đặt ra yêu cầu trang bị kiến thức, kỹ năng các môn học mà còn chú ý phát triển cho học sinh những năng lực cần thiết để các em thành công trong học tập suốt đời; tự chủ trong cuộc sống; hòa đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Một trong những quan điểm dạy học có thể đáp ứng tốt xu hƣớng giáo dục sau 2015 mà chúng ta cần hƣớng tới là dạy học theo quan điểm phân hóa. Triết lý của dạy học phân hóa là quá trình dạy học cần phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân bằng cách tạo cho ngƣời học đƣợc đặt vào quá trình dạy học phù hợp nhất với họ. Có thể dạy học phân hóa dựa trên năng lực, hứng thú cũng nhƣ phong cách học tập của học sinh.
Mô hình giảng dạy dựa trên phong cách học giúp giáo viên lên kế hoạch bài học và chƣơng trình giảng dạy với mục tiêu làm sao để học viên có thể tiếp thu tốt nhất. Nhờ khả năng xác định đƣợc phong cách học tập của học sinh và có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp, giáo viên có thể hỗ trợ học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn, nâng cao thái độ học tập, đặc biệt đối với một môn khoa học tự nhiên nhƣ môn Hóa học.
Chúng ta đều biết vai trò quan trọng của Hóa học trong đời sống hàng ngày vì nó giải thích thế giới xung quanh bạn. Ví dụ nhƣ trong nấu ăn, hóa học giải thích nhƣ thế nào thay đổi thực phẩm khi bạn nấu ăn nó, làm thế nào bị hƣ, làm thế nào để bảo quản thực phẩm, làm thế nào cơ thể của bạn sử dụng các thực phẩm bạn ăn, và làm thế nào các thành phần tƣơng tác để tạo thành thức ăn. Bên cạnh đó, một phần quan trọng của hóa học là nó giải thí ... i nhau trong điều kiện có xúc tác sẽ tạo thành khí Z không màu nhƣng có mùi. Đốt Z trong oxi tạo khí X và oxit của Y nhƣng nếu đốt Z trong oxi có xúc tác thì tạo hai oxit của X và Y. Công thức đúng của X, Y, Z:
A. NO; O2; NO2	B. N2; H2; NH3
C. H2; N2; NH3	D. O2; NO; NO2
Câu 9. Trong phản ứng : KClO + NH ¾t¾® KNO + KCl + Cl + H O
3	3	3	2	2
Sau khi cân bằng phản ứng, các chất tham gia và sản phẩm phản ứng có hệ số cân bắng lần lƣợt là
A. 3; 2; 1; 2; 1; 3	B. 3; 2; 2; 1; 1; 3
C. 3; 2; 3 ; 1 ; 1; 3	D. 2 ;3 ; 2; 2; 3; 4
Câu 10. Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32gam CuO nung nóng thu
đƣợc chất rắn X và khí Y. Thể tích khí Y (đktc) thu được là
A. 3,36 lít	B. 5,4 lít	C. 6,72 lít	D.1,12 lít.
.HẾT.
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 2
(TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI AMONI)
Họ và tên: ..................................................
Lớp: ...................
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/A










Câu 1. Cho các dung dịch (NH4)2SO4, (NH4)2CO3 và dung dịch NH3 loãng. Chọn thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên?
A. Dung dịch H2SO4 loãng	B. Dung dịch HCl loãng
C. Dung dịch MgCl2	D. Dung dịch AlCl3
Câu 2. X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dƣ sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau?
A. (NH4)2CO3.	B. (NH4)2SO3.	C. NH4HSO3.	D. (NH4)2SO4
Câu 3. Nhiệt phân 1 muối thu đƣợc một chất khí có tỉ khối so với khí H2 bằng 14.
Đó là muối:
A. NH4NO3	B. NH4NO2	C. NH4HCO3	D. NH4HSO4
Câu 4. Khi phân hủy bằng nhiệt 1mol muối cho 3 chất khí có số mol bằng nhau và bằng 1. Biết rằng: nhiệt độ dùng để phân hủy muối không cao và KLPT của muối là 79. CTPT của muối là:
A. NH4Cl	B. (NH4)2CO3	C. NH4HCO3	D. NH4NO3
Câu 5. Để nhận biết sự có mặt của cation amoni trong dung dịch ngƣời ta chỉ cần dùng dung dịch:
A. HCl	B. NaOH	C. NH3	D. phenolphlatein
Câu 6: Sản phẩm thu đƣợc khi nhiệt phân NH4Cl là
A. NH3, HCl	B. N2, HCl	C. N2, H2, HCl	D. N2, Cl2,H2
Câu 7. Chất nào sau đây thƣờng đƣợc dùng để làm xốp bánh ?
A. NaCl	B. NH4NO3	C. NH4HCO3	D. (NH4)2SO4
Câu 8. Hiện tƣợng thu đƣợc khi cho kim loại Ba vào dung dịch đạm urê ?
Không có hiện tƣợng	C. Chỉ có khí mùi khai thoát ra
Có kết tủa trắng và khí mùi khai thoát ra	D. Chỉ có kết tủa trắng
Câu 9. Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dƣ, đun nóng thu đƣợc một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lƣợng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu đƣợc là
A. NH4H2PO4.	B. (NH4)2HPO4.
C. (NH4)3PO4.	D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
Câu 10. Dung dịch X chứa các ion Fe3+; SO42-; NH4+; Cl-. Chia dd X làm 2 phần bằng nhau.
-Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu đƣợc 4,48 lit khí và 21,4g kết tủa.
- Phần 2: tác dụng với dung dịch BaCl2 thu đƣợc 69,9g kết tủa. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là: (cô cạn chỉ có nước bay hơi).
A. 50,7g	B. 47,15g	C. 101,4g	D. 94,3g
.HẾT.
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 3
(TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT NITRIC)
Họ và tên: ..................................................
Lớp: ....................
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/A










Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng: X + HNO3 → NO +.	Chất X không thể là
A. Fe3O4.	B. Cu.	C. Fe(NO3)2.	D. Fe(OH)3.
Câu 2. Cho a mol Fe vào dung dịch có chứa 5a mol HNO3 thấy có khí NO2 bay ra (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Dung dịch A chứa:
A. Fe(NO3)2	B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3	D. Fe(NO3)3 và HNO3
Câu 3. Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là
A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.	B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3.	D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
Câu 4. Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 3.	B. 5.	C. 4	D. 6.
Câu 5. Khi thực hiện phản ứng giữa dung dịch HNO3 đặc với kim loại sinh ra khí NO2 độc hại. Để hạn chế khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trƣờng, ta phải đậy ống nghiệm bằng bông tẩm
A. nƣớc cất.	B. nƣớc vôi.	C. giấm ăn.	D. cồn y tế.
Câu 6: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. Fe.	B. CuO.	C. Al.	D. Cu.
Câu 7: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dd HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu đƣợc dd chỉ chứa một chất tan và kim loại dƣ. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2.	B. HNO3.	C. Fe(NO3)2.	D. Fe(NO3)3.
Câu 8: Thể tích dd HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hh gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít.	B. 0,6 lít.	C. 0,8 lít.	D. 1,2 lít.
Câu 9. Hoà tan hoàn toàn 4,48 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu đƣợc 5,376 lít khí NO2 (đktc). Kim loại M là
A. Fe.	B. Al.	C. Cu.	D. Mg.
Câu 10. Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì lƣợng muối khan thu đƣợc là
A. 20,16 gam.	B. 19,76 gam.	C. 19,20 gam.	D. 22,56 gam.
.HẾT.

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_cac_hoat_dong_hoc_tap_theo_phong_cach_hoc_cua.docx
  • pdfHoàng Quốc Việt-THPT Diễn Châu 4 + Trần Văn Dương-THPT Diễn Châu 2 - Lĩnh vực Hóa học.pdf