SKKN Sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong việc dạy một số bài đạo đức và pháp luật môn Giáo dục công dân lớp 8

Bài 15 :Phòng ngừa tai nạn vũ khí , chất cháy nổ và các chất độc hại khác

(1) Súng bắn nước đồ chơi của trẻ con

(2) Con dao cắt bánh trung thu bằng nhựa

(3) Bếp ga đồ chơi của trẻ em

(4) Một lọ cồn 90 độ.

(5) Một hộp diêm

(6) Chiếc bật lửa ga

(7) Con thú nhồi bông đồ chơi

(8) Con nhị khúc

(9) Con rắn nhựa

(10) Máy sấy tóc

(11) Nút nhựa để đảm bảo an toàn ở ổ cắm

(12) Cầu dao điện/cầu chì điện

(13) Con mực khô( giáo viên làm bằng giấy bìa cứng)

(14) Quạt điện đồ chơi

(15) Điều khiển ti vi

Bài 16 :Quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

(1) Chìa khóa nhà hoặc chìa khóa xe máy

(2) Quạt giấy

(3) Quạt điện mimi

(4) Hộp bút màu

(5) Thước kẻ

(6) Sách

(7) Vở

(8) Quyển sổ

(9) Điều khiển ti vi

(10) Ô tô đồ chơi

(11) Bếp ga đồ chơi

(12) Máy sấy tóc đồ chơi

(13) Máy bay mô hình đồ chơi

(14) Xe máy SH đồ chơi

(15) Quyển truyện mimi

(16) Bút máy

(17) Bút chì bi

(18) Tiền giấy mệnh giá 5 hoặc 10.000đồng

(19) Vòng đeo tay bằng bạc hoặc pha lê

(20) Bát ăn cơm hoặc thìa

(21) Khăn quàng cổ

(22) Khăn tay

(23) Tất

(24) Dép

 

docx 27 trang camtu 07/10/2022 3521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong việc dạy một số bài đạo đức và pháp luật môn Giáo dục công dân lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong việc dạy một số bài đạo đức và pháp luật môn Giáo dục công dân lớp 8

SKKN Sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong việc dạy một số bài đạo đức và pháp luật môn Giáo dục công dân lớp 8
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lí do chọn đề tài nghiên cứu	
	Hiện nay, ở các trường phổ thông, giáo viên đã quan tâm chú ý sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại kết hợp với những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân ( GDCD). 	Thông qua môn học này, giáo viên truyền thụ cho học sinh những tri thức về chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực phù hợp với lứa tuổi của HS THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống. 
	Tuy nhiên, các kiến thức pháp luật khô khan, cứng nhắc, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, tổ chức trò chơi...nên tiết học thường nặng nề, và kiến thức truyền thụ mang tính áp đặt một chiều. Học sinh có tích cực, chủ động tham gia vào việc tìm hiểu nội dung kiến thức, lĩnh hội kiến thức nhưng không mấy hào hứng. Vì vậy, để tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong quá trình học môn Giáo dục công dân, tôi đã nghĩ ra trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để sử dụng trong quá trình dạy học môn Giáo dục công dân với một số bài đạo đức và pháp luật trong chương trình lớp 8.
 II. Mục đích nghiên cứu
	Sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong việc dạy một số bài đạo đức và pháp luật- Môn GDCD lớp 8 nhằm đạt được những mục đích sau:
Tạo hứng thú trong quá trình dạy học: Học mà chơi, chơi mà học.
Tạo sự thoải mái, vui vẻ khi tiếp nhận thông tin và xử lí thông tin.
Rèn khả năng diễn đạt, trình bày một khái niệm lưu loát, tạo sự tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Rèn cách dùng từ để giải nghĩa từ, khái niệm.
Củng cố kiến thức đã học và vận dụng linh hoạt kiến thức đạo đức, pháp luật vào trong cuộc sống hàng ngày.
Tăng khả năng chú ý của học sinh.
Tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh; giữa giáo viên với học sinh.
III. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
	Nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập trường, Ban giám hiệu phát động phong trào thi đua : “ Giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học” và “Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong quá trình giảng dạy”, dựa trên ý tưởng của trò chơi trên truyền hình “ Lớp học vui nhộn”, tôi đã suy nghĩ và tự đặt ra những câu hỏi mình: 
	“ Tại sao ta lại không áp dụng trò chơi này trong một giờ dạy học môn Ngữ văn hay môn Giáo dục công dân?”
	“ Nếu ta áp dụng trò chơi này, ta cần có những đồ vật gì?”
	 “ Ta có thể bỏ đồ vật vào hộp để chơi ngẫu nhiên trong một giờ học được hay không?”
	 Những câu hỏi đó khiến cho tôi phải bận tâm tìm hiểu lại nội dung bài học ở sách giáo khoa. Tôi đã nghiên cứu kĩ lưỡng và rút ra kết luận: Tôi và các bạn đồng nghiệp trong tổ chuyên môn có thể sử dụng trò chơi đó. Nghĩ sao tôi làm như vậy. Tôi đã đặt tên cho trò chơi dùng trong việc dạy học môn Ngữvăn và môn Giáo dục công dân của mình là “ Bắt vật gọi tên”.
	Tôi đã trao đổi ý tưởng của mình với Tổ trưởng chuyên môn, các bạn đồng nghiệp trong tổ. Tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ rất nhiệt tình của Tổ trưởng và các bạn đồng nghiệp trong quá trình tìm kiếm các đồ vật để hoàn thiện trò chơi áp dụng cho việc giảng dạy môn Ngữ văn và môn Giáo dục công dân .Theo tôi, trò “ Bắt vật gọi tên” có thể sử dụng vào việc dạy học nhiều môn khác nhau như Ngữ văn, Anh, Công nghệ Đây là một trò chơi mang tính sáng tạo, áp dụng linh hoạt với từng nội dung kiến thức ở các lĩnh vực tự nhiên, khoa học, xã hội nhằm thúc đẩy sự tư duy trừu tượng, óc phán đoán của học sinh và giáo viên.
	 Do thời gian nghiên cứu có hạn ( một năm học) nên trong quá trình giảng dạy, tôi đã tập trung áp dụng trò chơi này ở một số bài dạy đạo đức và pháp luật môn Giáo dục công dân THCS, đặc biệt là lớp 8. 
	Với tôi, Trò chơi này đã giúp giáo viên và học sinh có những giây phút học tập hào hứng, phấn khởi. Nó là một nhịp cầu nối kiến thức giữa giáo viên và học sinh. Đồng thời, nó giúp giáo viên có cơ hội tiếp cận với học sinh, khuyến khích học sinh bộc lộ rõ suy nghĩ, hành đồng, tình cảm của mình. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh kịp thời để can thiệp thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen, tình cảm, cách ứng xử trong cuộc sống của học sinh- công dân tương lai, chủ nhân của đất nước Việt Nam.
IV. Cấu trúc
Phần I: Đặt vấn đề
	I.Lí do chọn đề tài nghiên cứu
	II.Mục đích nghiên cứu
	III.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
	IV.Cấu trúc
Phần II: Nội dung cơ bản
	I.Cơ sở lí luận thực tiễn
	II.Sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên”
	1.Chuẩn bị trò chơi “ Bắt vật gọi tên”
	Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, nội dung bài học
	Bước 2: Lập danh sách những đồ vật cần thiết
	Bước 3: Làm hộp bắt vật gọi tên
	Bước 4: Luật chơi
	Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở
	2.Cách thực hiện trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong một giờ dạy học
	a.Giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để giới thiệu bài học, tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia lĩnh hội và tiếp thu tri trức.
	b. Giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để làm bài tập trong sách giáo khoa.
	c. Giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để cung cấp thông tin, kiến thức mới cho học sinh
	d. Giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để củng cố kiến thức bài học ở cuối giờ
	III. Kết quả
Phần III: Kết luận
Phần IV: Tài liệu tham khảo
PHẦN II: NỘI DUNG CƠ BẢN
	I.Cơ sở lí luận thực tiễn
	Trong thực tế giảng dạy môn giáo dục công dân trước đây, phần lớn giáo viên dạy chay, khô khan, tẻ nhạt. Học sinh ghi chép kiến thức thụ động do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Giáo viên dạy môn giáo dục công dân chưa được đào tạo đúng chuyên ngành. Họ là những giáo viên chủ nhiệm dạy đạo đức và pháp luật. Họ chỉ dạy theo đúng phân phối chương trình, theo nội dung sách giáo khoa.
Tâm lí học sinh và phụ huynh còn xem đây là môn phụ. Một môn học không có tác dụng gì trong quá trình thi cử. Họ đã không dành thời gian, công sức học tập, nghiên cứu. Nói cách khác, họ không nhận thức đúng tầm quan trọng của môn học này.
Chương trình học của ta vẫn chưa xác định đúng vai trò của môn học giáo dục công dân trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người nên vẫn chỉ tổ chức dạy 1 tiết/ tuần. Đó là thời lượng ít ỏi, chưa xứng đáng với vai trò định hướng quan trọng của môn học.
Giáo viên sử dụng các phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống như phát vấn, thuyết trình nên bài học càng trở nên đơn điệu, nhàm chán. Trong giờ học, giáo viên đặt ra những câu hỏi để hỏi còn học sinh trả lời. Sau đó, giáo viên ghi bảng, học sinh chép bài học vào vở như một cái máy. 
Giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm nghiên cứu nội dung bài học để tổ chức phong phú các hoạt động trong giờ lên lớp. Do đó, chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân còn hạn chế.
	Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện cải cách sách giáo khoa, việc dạy học môn giáo dục công dân nói riêng và các môn học xã hội nói chung đã có sự thay đổi. Giáo viên đã tích cực chủ động nghiên cứu bài dạy, sưu tầm tài liệu và sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau đặc biệt là áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong việc dạy học nhằm tạo ra bầu không khí vui vẻ khi học những kiến thức đạo đức và pháp luật khô khan, cứng nhắc đôi khi mang tính chất giáo điều, bắt buộc phải tuân theo.
	Để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của chương trình, của trường mình, nhiều giáo viên đã sử dụng trò chơi Ô chữ, Hái hoa dân chủ, Nhìn tranh đoán ý, Ai là triệu phú,  Những trò chơi này dễ sử dụng trong các tiết dạy đạo đức cũng như pháp luật. Nếu sử dụng nhiều trong các tiết học giáo dục cũng gây ra sự nhàm chán. Vì vậy, xuất phát từ thực tế đó, tôi đã nghĩ ra trò chơi “ Bắt vật gọi tên” dựa trên ý tưởng của trò chơi trong chương trình truyền hình “ Lớp học vui nhộn” để dạy một số bài đạo đức và pháp luật môn giáo dục công dân lớp 8. Đây là một trò chơi mới, hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò và óc tưởng tượng của học sinh và giáo viên nhưng đồng thời nó cũng tạo ra sự hồi hộp, gây cấn, bất ngờ, vui vẻ trong giờ học giáo dục công dân mà các trò chơi khác không có được.
	II.Sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên”
	1.Chuẩn bị trò chơi “ Bắt vật gọi tên”
	Không phải bất cứ bài học đạo đức hay pháp luật nào cũng có thể sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” này. Do vậy, giáo viên cần phải thực hiện theo những bước cơ bản sau:
	Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, nội dung bài học
	Trong quá trình soạn bài, giáo viên cần nghiên cứu bài dạy, đọc tài liệu tham khảo kĩ lưỡng, đọc nội dung sách giáo khoa để lựa chọn những vật phù hợp với nội dung kiến thức cần truyền đạt trong một tiết dạy. Đây là một việc làm vô cùng khó khăn đòi hỏi giáo viên phải cân nhắc lựa chọn đồ vật mang tính giáo dục, tính thẩm mĩ và đảm bảo sự an toàn cho học sinh. Ngoài ra, những đồ vật ấy phải dễ kiếm, dễ mua, dễ sử dụng không gây nguy hiểm cho học sinh trong giờ học. Đồ vật được sử dụng trong trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trở thành đồ dùng trực quan sinh động giúp giáo viên truyền đạt tri thức và học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, sâu sắc hơn.
	Bước 2: Lập danh sách những đồ vật cần thiết
	Sau khi cẩn thận nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa,sách giáo viên, giáo viên phải suy nghĩ xem với đơn vị kiến thức ấy, những đồ vật nào cần dùng để chơi trò này. Giáo viên ghi ra giấy những đồ vật cụ thể thành một danh sách theo từng bài, từng lướp, từng phân môn. Nó sẽ giúp giáo viên sử dụng thuận lợi hơn trong quá trình dạy học. Đồng thời giáo viên còn phô-tô phát cho các bạn đồng nghiệp và nhờ họ hỗ trợ tìm kiếm đồ vật nhằm hoàn thiện trò chơi “ Bắt vật gọi tên”, biến trò chơi này trở thành một đồ dùng trực quan sinh động sử dụng ở một số tiết học.
	 Danh sách những vật được sử dụng trong trò chơi “ Bắt vật gọi tên” ở một số bài giáo dục công dân lớp 8. Cụ thể như sau:
Những bài đạo đức:
Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Quần bò
Tiền polime
Chuột máy tính
Vàng mã
Bút bi
Giầy
Bóng đèn điện 
Ốp lưng điện thoại
Túi giấy
(10)Hộp sữa tươi
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
 Thiếp mời cưới
 Bánh xà phòng
 Hộp/ Vỉ thuốc kháng sinh
 Mân 
 Bát ăn cơm
 Cành phan
 Tờ rơi tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch ho ... ồ chơi
Tiền giấy mệnh giá 5 hoặc 10.000đồng
Vòng đeo tay bằng bạc hoặc pha lê
Khăn tay
	Giáo viên công bố luật chơi.
	Giáo viên mời 2 đội lên chơi. 
	Sau khi học sinh đã bắt vật gọi tên chính xác từ món đồ một, giáo viên lần lượt cho học sinh quan sát kĩ lại một lần nữa. Giáo viên sử dụng câu hỏi đàm thoại, phát vấn gợi mở để học sinh nhận biết được những tài sản quen thuộc, thông dụng mà công dân có quyền sở hữu trong cuộc sống hàng ngày. Đó là thu nhập hợp pháp của công dân( Tiền lương); tư liệu sinh hoạt( điều khiển ti vi, bếp gas, quạt điện,) tư liệu sản xuất ( máy sấy tóc, bếp gas), của cải để dành ( vòng đeo tay bằng bạc hoặc bằng pha lê)
	Ngoài ra, giáo viên còn giới thiệu thêm những loại tài sản khác mà công dân có quyền sở hữu đặc biệt là những nhà kinh doanh bất động sản hay các danh nhân như nhà ở, vốn và tài sản khác trong các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế ( GV chiếu lên máy hoặc giơ tranh về ngôi nhà, cổ phiếu, trái phiếu,)
d. Giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để củng cố kiến thức bài học ở cuối giờ
	Kết thúc tiết dạy, thông thường giáo viên thường nhắc học sinh học bài và hoàn thành nốt những bài tập chưa làm xong trên lớp. Nhưng với những tiết học có áp dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” này, giáo viên có thể khái quát lại nội dung bài học và củng cố kiến thức, kiểm tra kiến thức của các em học sinh ngay tại lớp. Cụ thể , khi dạy Bài 17: “Nghĩa vụ bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng”, giáo viên đã làm như sau:
	Giáo viên kết thúc tiết dạy bằng cách dẫn dắt : “ Là công dân, chúng ta có nghĩa vụ phải tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Vậy theo em, đâu là những tài sản nhà nước, đâu là lợi ích công cộng? Cô trò ta cùng tham gia trò chơi: “ Bắt vật gọi tên” để củng cố nội dung kiến thức bài vừa học nhé.”
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản và lợi ích công cộng
Cái vòi nước
Xe ô tô đồ chơi cứu hỏa
Xe máy cảnh sát
Kim tiêm
Xe ô tô trở rác
Xe ô tô trộn bê tông
Quả bóng tennis
Bút viết bảng
Hộp phấn màu hoặc phấn trắng
Bảng viết của học sinh
Khăn lau bảng
Quạt điện mimi
Điều khiển điều hòa
Găng tay y tế
Tờ rơi quảng cáo
	Nói tóm lại, dù giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” ở đầu tiết, giữa tiết hay cuối tiết cũng tạo ra nhiều điều thú vị. Khi áp dụng trò chơi này vào trong từng tiết học môn giáo dục công dân, giáo viên cần lưu ý những điều sau:
	+ Dựa vào nhận thức của từng đối tượng học sinh của từng lớp giảng dạy mà đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý cho phù hợp.
	+ Dựa vào nội dung bài học mà đưa ra những đồ vật hợp lí để truyền đạt kiến thức theo những yêu cầu cụ thể củng cố, mở rộng, giới thiệu hay liên hệ để bố trí thời gian chơi cho hợp lí không làm mất quá nhiều thời gian, gây sự lãng phí thời gian trong giờ học.
	+ Cần hướng dẫn học sinh gợi ý bạn tìm câu trả lời bằng lời văn thuyết minh về đồ vật ngắn gọn, tránh gợi ý tối nghĩa, khó hiểu làm cho người chơi không ghi được đáp án đúng lên bảng, gây ra sự mất tập trung chú ý của học sinh trong lớp vào nội dung kiến thức bài học.
	+ Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên cần xác định nội dung kiến thức cụ thể trọng tâm của từng bài để chơi có hiệu quá, tránh dàn trải.
	Dưới đây là hình ảnh minh hoạ cho hộp đồ chơi và các đồ vật mà giáo viên cho vào hộp để chơi trò “ Bắt vật gọi tên”.
	III. Kết quả
	Tuy thời gian áp dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong một số giờ học đạo đức và pháp luật môn giáo dục công dân lớp 8 của cá nhân tôi chưa nhiều nhưng tôi nhận thấy học sinh có sự thay đổi rõ rệt ở một số mặt sau: 	
	1.Về kĩ năng
	Học sinh rèn được kĩ năng thuyết trình, chủ động nghiên cứu, sưu tầm tài liệu học tập ở nhà hơn.
	Học sinh rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp linh hoạt, uyển chuyển, mền mại và tỏ rõ mình là người lịch sự, biết tôn trọng lẽ phải, có văn hoá trong giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh.
	Đa số học sinh đều cho rằng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” rất thú vị. Nó giúp các em tập suy nghĩ trước khi nói, tạo thói quen sử dụng từ ngữ cẩn thận trong quá trình giao tiếp. Rất nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng trò chơi sẽ đem lại sự hưng phấn, kích thích sự tri giác và tạo nên những cảm xúc nhất định cho người chơi. Vì vậy, giáo viên cần phải áp dụng phương pháp trò chơi trong bài dạy của mình. Nó chính là nhịp cầu nối tình cảm, suy nghĩ, nhận thức của học sinh và giáo viên trong một giờ học.
	Học sinh rèn kĩ năng phán đoán và tư duy lô-gic của bản thân.
	Học sinh rèn kĩ năng ghi nhớ và quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh mình và biết sử dụng ngôn ngữ để tái hiện lại đồ vật, hiện tượng, khái niệmtrong quá trình học tập.
	2.Về kiến thức
	Trò chơi “ Bắt vật gọi tên” không chỉ giúp học sinh hình thành niềm tin, tình cảm mà nó còn giúp học sinh có ý thức ghi nhớ kiến thức đã học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc. Học sinh hiểu bài ngay ở trên lớp, không áp đặt một chiều cứng nhắc. Kiến thức đạo đức và pháp luật được giáo viên cung cấp cho học sinh gắn liền với thực tiễn, khai thác chất liệu từ cuộc sống thực tiễn để bổ sung những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật.Và từ đó, học sinh được tiếp cận với những chất liệu của cuộc sống, vốn sống kinh nghiệm của bản thân được củng cố, được chia sẻ với mọi người xung quanh. Các em học sinh tự tin về bản thân. 
	Qua việc sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong việc dạy học một số bài đạo đức và pháp luật môn giáo dục công dân lớp 8, giáo viên và học sinh đều là chủ thể tích cực, tự giác của hoạt động dạy và học; cùng nhau xây dựng bài học và tự rút ra kiến thức cơ bản cho riêng mình. Giáo viên có cơ hội để trau dồi kiến thức đạo đức và pháp luật thông qua những câu trả lời hóm hỉnh, dí dỏm và vui nhộm của học sinh; có cách ứng xử sư phạm khéo léo với học trò trong những tình huống khác nhau. Ngược lại, đây cũng là điều kiện cần và đủ giúp học sinh tự vận dụng những kiến thức đã học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để hình thành và phát triển nhân cách bản thân từ lời ăn tới tiếng nói, từ suy nghĩ tới hành động, từ tư duy tới thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. 
	3.Về thái độ
	Trò chơi “ Bắt vật gọi tên” hướng học sinh tới những giá trị xã hội tốt đẹp trong cuộc sống, những hành vi cao thượng trong cuộc sống. Chính những giá trị ấy tạo cho học sinh suy nghĩ tích cực, có niềm tin vào chính bản thân mình và vào những chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã học.
	Với việc tổ chức linh hoạt trò chơi này trong các tiết học, giáo viên giúp học sinh biết tự hoàn thiện bản thân mình để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, có ích, năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
	Qua những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống, trò chơi cũng làm cho học sinh hiểu cần phải sống lành mạnh, trong sáng; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
	Những đồ vật ấy định hướng tình cảm, suy nghĩ và hành động của học sinh. Hình thành ở học sinh sự ghi nhớ kiến thức sâu hơn, tự giác hơn. Nó cách khác, nó tạo được tình cảm, yêu thích và sự chú ý của học sinh đối với từng đơn vị kiến thức được truyền đạt ở trong bài học.	
PHẦN III: KẾT LUẬN
	Những đồ chơi từ thuở ấu thơ hay những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày đã trở thành đồ dùng trực quan sinh động. Có thể nói, đây là đồ dùng trực quan độc đáo . Nó gợi lại những kí ức, hồi ức trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ. Bên cạnh đó, nó giúp các em học sinh hiểu rõ công dụng của đồ vật, có ý thức sử dụng, bảo quản và trân trọng những đồ vật.. Thông qua những món đồ chơi nhỏ bé, tầm thường và đơn giản, giáo viên đã giúp các em ghi nhớ những bài học đạo đức, pháp luật sâu sắc hơn. Nó cũng giúp các em hình thành và củng cố niềm tin, tình cảm vào những giá trị đạo đức và những điều cơ bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân đã được học trong chương trình giáo dục công dân lớp 8.
	Trong quá trình dạy học, tôi luôn luôn ghi nhớ không có phương pháp nào là vạn năng. Nắm được kinh nghiệm ấy, tôiđã sử dụng linh hoạt phương pháp trò chơi với đàm thoại, phát vấn,..để tạo ra hiệu quả nhất định trong giời dạy học môn giáo dục công dân, đặc biệt là lớp 8 với những bài đạo đức và pháp luật.
	Trong quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân, kinh nghiệm của cá nhân tôi chưa nhiều. nhưng để nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân, giúp giáo viên và học sinh có thể tiếp cận kiến thức đạo đức , pháp luật nhanh nhất, theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường nên nghiên cứu và biên soạn lại những nội dung cơ bản thiết thực phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, cần cấp kinh phí hỗ trợ cho giáo viên làm đồ dùng dạy học sủ dụng trong quá trình giảng dạy sẽ có hiệu quả tốt hơn.
	Bộ và Phòng nên kết hợp với các trường phổ thông tổ chức cho giáo viên đi tập
 huấn kiến thức pháp luật để nâng cao trình độ chuyên môn về pháp luật và có chế độ đãi ngộ xứng đáng dành cho giáo viên có những sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng có hiệu quả cao trong việc giảng dạy.
	Đây là ý kiến mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, sự chia sẻ kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm và làm tốt công tác giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân THCS nói chung, môn Giáo dục công dân lớp 8 nói riêng.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 ( Kí và ghi rõ họ tên) 
Phùng Hồng Thuỷ
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa môn GDCD lớp 8-NXB Giáo dục, năm 2004.
2.Sách giáo viên môn GDCD lớp 8- NXB Giáo dục, năm 2004.
3.Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013- NXB Chính trị quốc gia, năm 2014.
4. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người( HIV/AIDS) của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam( có hiệu lực 01/01/2007)- NXB Lao động-Xã hội, năm 2006.
5.Sổ tay kiến thức pháp luật dành cho giáo viên môn giáo dục công dân THCS-NXB Giáo dục, năm 2003.
6.Thuốc lá hay sức khoẻ- NXB Y học, năm 2002.

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_tro_choi_bat_vat_goi_ten_trong_viec_day_mot_so.docx