SKKN Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong dạy học Ngữ Văn 7

Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đó trở thành yêu cầu thiết yếu của mọi hoạt động giáo dục. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại của thế giới, các nhà nghiên cứu lí luận dạy học Việt Nam đó nghiên cứu và đưa ra các định hướng đổi mới về phương pháp dạy học “thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

Học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức, tìm hiểu vấn đề và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kĩ năng đó thu nhận được. Xuất phát từ nhận thức cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học ấy, là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, tôi luôn có những băn khoăn, trăn trở nên sử dụng các hình thức dạy học như thế nào đặc biệt là những hình thức dạy học mới cho phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại và để có được những giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.

pdf 11 trang Huy Quân 29/03/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong dạy học Ngữ Văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong dạy học Ngữ Văn 7

SKKN Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong dạy học Ngữ Văn 7
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN HỒI ĐỨC
 TRƯỜNG THCS AN THƯỢNG 
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐỀ TÀI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH ĐỐI 
CHIẾU TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 7 
Năm học: 2007 – 2008 
A - NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 
 Tên đề tài: 
“Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong 
dạy - học Ngữ văn 7” 
A.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 1.CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đó trở thành 
yêu cầu thiết yếu của mọi hoạt động giáo dục. Trên cơ sở tiếp thu những thành 
tựu mới của lí luận dạy học hiện đại của thế giới, các nhà nghiên cứu lí luận dạy 
học Việt Nam đó nghiên cứu và đưa ra các định hướng đổi mới về phương pháp 
dạy học “thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, 
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, 
phát hiện kiến thức, tìm hiểu vấn đề và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các 
kiến thức, kĩ năng đó thu nhận được. 
Xuất phát từ nhận thức cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học ấy, là 
giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, tôi luôn có những băn khoăn, trăn trở nên 
sử dụng các hình thức dạy học như thế nào đặc biệt là những hình thức dạy học 
mới cho phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại và để có được những giờ dạy 
đạt hiệu quả cao nhất. 
 2.CƠ SỞ KHOA HỌC 
 Thấy được những nhược điểm của phương pháp dạy học Ngữ văn theo cách 
truyền thống, tôi nhận thấy phải nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy học theo 
xu thế chung và việc đổi mới đú đó được thực hiện tích cực trong những năm gần 
đây. 
 Với đặc trưng của môn Ngữ văn việc áp dụng phương pháp dạy học mới 
với các hình thức dạy học sáng tạo đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết để có 
được những tìm tòi, sáng tạo phù hợp với đặc trưng bộ môn và với từng phân 
môn. 
 Dạy - học Ngữ văn được coi là môn học khó trong xã hội hiện đại. Trong 
thực tế tâm lí học sinh rất ngại học Ngữ văn do các em có điều kiện tiếp xúc với 
các phương tiện thông tin hiện đại đem lại nguồn thông tin nhanh chóng. Từ đú 
các em nảy sinh tâm lí ngại đọc văn và học Ngữ văn. Tuy nhiên, các phương tiện 
thông tin nhanh thường mang lại cho các em những kiến thức rất hời hợt và không 
mang lại hiệu quả giáo dục cao. Vì thế việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường 
vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục và hình thành nhân 
cách cho các em. 
Từ thực tế đú tôi càng nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của yêu cầu đổi mới 
phương pháp và hình thức dạy học Ngữ văn nhằm khắc phục những nhược điểm 
của bộ môn và khơi dậy ở các em lòng yêu thích bộ môn giàu tính nhân văn này. 
Trong quá trình dạy học ngữ văn tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp 
dạy học mới với các hình thức dạy học của nó đó đem lại những hiệu quả rõ rệt 
khiến các em tránh được tâm lí ngại học và yêu thích bộ môn này hơn. 
Tuy nhiên việc áp dụng các hình thức dạy học mới vào quá trình giảng dạy vẫn 
còn nhiều khó khăn đòi hỏi tôi phải tiếp tục tìm tòi vận dụng các phương pháp và 
hình thức mới để việc dạy học có được những kết quả khả quan hơn. 
B.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
 I.KHẢO SÁT THỰC TẾ 
 Từ đầu năm học 2008 – 2009, trong các buổi họp bộ môn Ngữ văn chúng 
tôi đó họp và bàn luận về việc tiếp tục áp dụng các hình thức dạy học mới đối với 
bộ môn Ngữ văn. Riêng tôi nhận thấy để áp dụng được các hình thức dạy - học 
mới đối với môn Ngữ văn đòi hỏi người giáo viên phải tích cực đầu tư thời gian 
nghiên cứu, tìm hiểu bài dạy để vận dụng các hình thức dạy - học mới một cách 
thích hợp. Như vậy thì mới có thể giúp học sinh có hứng thú với bộ môn đồng 
thời giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức và tránh được tâm lí ngại học Ngữ 
văn. 
 Từ thực tế đú, trong năm học này tôi đó tích cực hơn trong việc sử dụng các 
hình thức dạy - học mới đối với bộ môn của mình, đặc biệt chú ý đến việc “Sử 
dụng phương pháp so sánh đối chiếu trong dạy học Ngữ văn 7”. 
Tình hình thực tế khi thực hiện 
Năm học 2008 – 2009 tôi được phân công đảm nhiệm giảng dạy môn Ngữ 
văn ở hai lớp 7A và 7C 
* Qua bài khảo sát đầu năm, tỉ lệ học sinh đạt kết quả nh− sau: 
Loại 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
Số % Số % Số % Số % Số % 
Tổng số lượng lượng lượng lượng lượng
7A 41 2 5 20 49 17 34 2 5 0 0
7C 34 0 0 5 15 18 59 9 26 2 6
II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
 1.Phạm vi áp dụng. 
 Phương pháp so sánh đối chiếu có thể được sử dụng rộng rãi ở nhiều môn học. 
Đối với riêng bộ môn Ngữ văn nó cũng có thể được áp dụng ở cả ba phân môn 
Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn nhưng việc áp dụng phải được nghiên cứu để vận 
dụng vào những bài học thích hợp. Vậy loại bài học nào là phù hợp để áp dụng 
phương pháp này? Qua kinh nghiệm giảng dạy chúng tôi nhận thấy phương pháp 
này có thể áp dụng với những loại bài học sau: 
 - Phương pháp so sánh đối chiếu rất phù hợp áp dụng với những bài học có các 
đơn vị kiến thức có nét tương đồng mà học sinh dễ nhầm lẫn. Hiện tượng thường 
gặp ở những bài này khi giáo viên chưa giúp học sinh phân biệt rạch ròi được các 
đơn vị kiến thức là học sinh không biết đâu là đúng, đâu là sai, không biết đặc 
điểm nào thuộc nội dung nào. Vì thế dẫn đến sự lúng túng trong việc vận dụng 
vào thực tế hoặc vận dụng sai. 
 - Tương tự như vậy, ta cũng có thể áp dụng phương pháp này trong các bài học 
có những đơn vị kiến thức hoàn toàn đối lập. Ở những bài học này nếu không áp 
dụng cũng không đến nỗi đem lại hiệu quả không tích cực như ở trên nhưng có 
thể thấy rõ là hiệu quả bài dạy không được cao. 
 2.Yêu cầu. 
 - Giáo viên phải nghiên cứu bài dạy kĩ càng trước khi áp dụng để việc thực 
hiện đạt hiệu quả cao. Nếu giáo viên cứ chạy theo hình thức của việc áp dụng các 
hình thức dạy học mới mà không quan tâm đến hiệu quả đích thực thì việc vận 
dụng sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn gây ảnh hưởng 
xấu đến hiệu quả giờ học. 
 - Giáo viên phải nghiên cứu để tìm ra hệ thống câu hỏi phù hợp nhằm dẫn 
dắt học sinh phát hiện kiến thức và đi đến kiến thức cần rút ra sau khi so sánh đối 
chiếu. 
 - Đối với những tiết học mà phạm vi so sánh không ở cùng phạm vi bài 
học, giáo viên cần yêu cầu các em xem lại hoặc chuẩn bị (những kiến thức mà 
mình định sử dụng để so sánh) trước ở nhà thì việc vận dụng mới đạt hiệu quả 
cao. Tránh tình trạng mất thời gian nhớ lại kiến thức cũ làm ảnh hưởng đến tiến 
trình giờ dạy. 
 3.Ưu - nhược điểm 
 a.Ưu điểm: 
 - Qua kinh nghiệm thực tế chúng tôi nhận thấy rằng những bài học được áp 
dụng phương pháp này một cách phù hợp đó đem lại những hiệu quả hết sức rõ 
rệt. Với hệ thống câu hỏi phù hợp chúng tôi giúp học sinh nhận ra những đặc 
điểm của từng đơn vị kiến thức khác nhau từ dễ đến khó. Từ đú phát huy được 
tính tích cực của học sinh. Các em chủ động tìm tòi các đặc điểm của từng đơn vị 
kiến thức sau đú rút ra kết luận nhờ sự gợi ý của giáo viên. Và nhờ đú mà học 
sinh nắm bắt kiến thức nhanh và nhớ được lâu hơn, kiến thức được đào sâu hơn. 
 - Sau khi áp dụng kiến thức này vào một số bài học và kiểm tra lại, kết quả cho 
thấy kiến thức hình thành từ phương pháp này được học sinh ghi nhớ là rõ ràng, 
tránh được những nhầm lẫn giữa đơn vị kiến thức này với đơn vị kiến thức khác 
tương tự và tránh được nhầm lẫn khi vận dụng vào thực tế. 
 b.Nhược điểm: 
 - Do đặc điểm của từng bài dạy, hình thức này không được áp dụng thường 
xuyên dẫn đến kĩ năng thực hành của học sinh đôi khi còn lúng túng. 
 - Học sinh yếu thấy khó hay nản dẫn đến không hiểu bài 
 4.Vận dụng vào thực tế dạy học 
 a. Đối với phần văn bản Văn học. 
 Ví dụ 1: Trong văn bản “Cổng trường mở ra” để làm nổi bật tâm 
trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con tôi đã cho học sinh 
tìm trong văn bản những chi tiết cho thấy tâm trạng của mẹ và con vào đêm trước 
ngày khai trường.Từ đó, giúp học sinh cảm nhận ®ù¬c tình cảm sâu sắc của 
người mẹ. 
Đứa con Người mẹ 
- Giấc ngủ đến dễ dàng 
- Có niềm háo hức 
- Trong lòng không có bận tâm gì 
=> Là một em bé ngây thơ, trong sáng. 
- Mẹ không ngủ được 
- Mẹ không tập trung được vào việc 
gì cả. 
- Trằn trọc, băn khoăn 
- Thao thức, lo lắng 
=> Là một người mẹ sâu sắc, yêu 
thương con hết mực. 
 Ví dụ 2: 
Khi dạy chêm bài thơ Trung đại học sinh được làm quen với khá nhiều thể 
loại thơ (thất ngôn, ngũ ngôn, song thất lục bát, ... đặc biệt là các thể thơ Đường). 
Các thể thơ này đều có những qui định nghiêm ngặt về vần, luật. Để học sinh nắm 
chắc được đặc điểm các thể loại đó thì trước hết giáo viên phải cho học sinh đối 
chiếu yêu cầu của mỗi thể loại với các bài thơ cụ thể, từ đó giúp học sinh nhận ra 
được mỗi bài thơ đó có đáp ứng được yêu cầu thể loại hay không. Tương tự nh− 
vậy, giáo viên cho học sinh đối chiếu giữa bản phiên âm với bản dịch thơ để học 
sinh thấy được tài năng của người dịch, đồng thời nhận ra những điểm chưa đúng 
với bản phiên âm. 
Ví dụ: ở bài “Sông núi nước Nam” đối chiếu giữa bản phiên âm với bản 
dịch học sinh sẽ nhận ra ở bản dịch phần vần gồm các từ “ở, sở, vì” là thanh trắc 
chưa đáp ứng được với ba vần bằng ở bản phiên âm “cư, thư, hư” 
Hay ở hai bài thơ của Bác “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” cũng được làm 
theo những thể loại trên. Giáo viên cũng cần cho học sinh đối chiếu để xác định 
thể thơ, từ đó nhận ra rằng đó là hai bài thơ hiện đại được làm theo thể thơ 
Đường. Đặc biệt ở bài “Rằm tháng giêng” giáo viên cần cho học sinh đối chiếu 
giữa bản dịch thơ và bản phiên âm để học sinh nhận ra cái hay, cái đẹp của từ ngữ 
trong bản phiên âm mà bản dịch thơ không chuyển tải hết được như các từ : kim 
dạ, chính viên, xuân thủ, yên ba thâm xứ. 
Việc so sánh đối chiếu đó đã đem lại hiệu quả là học sinh nắm vững đặc 
điểm của mỗi thể loại, nhận ra đặc điểm đó trong các bài thơ Đường và chỉ ra 
được những bài thơ không đáp ứng được những yêu cầu trên. 
 Ví dụ 3: 
Tương tự nh− vậy tôi đã áp dụng phương pháp này vào việc dạy văn bản tự 
sự. 
Trong văn bản “Sống chết mặc bay” tôi đã tận dụng triệt để phương pháp so 
sánh đối chiếu để

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_phuong_phap_so_sanh_doi_chieu_trong_day_hoc_ngu.pdf