Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách giúp học sinh lớp 7 học tốt bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”

 Ngữ pháp tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng .Với sự phong phú và đa dạng đó làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp hơn. Bên cạnh đó, ngữ pháp tiếng Việt cũng không kém phần phức tạp. Là giáo viên đứng lớp tôi luôn tâm niệm là làm thế nào để chuyển tải nội dung kiến thức đến học sinh một cách dễ dàng nhất ( dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng). Với những bài khó của phân môn tiếng Việt thì tôi cố gắng tìm những phương pháp, cách thức hình thành kiến thức bài học đơn giản nhất để học sinh có thể hiểu được và vận dụng được mà vẫn đảm bảo nội dung bài học.

 Trong những năm đầu tiên được phân công giảng dạy, tôi gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi dạy bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”. Những ngữ liệu sách giáo khoa đưa ra dài dòng, khó phân tích. Tôi hình thành các đơn vị kiến thức của bài như hướng dẫn sách giáo khoa. Học sinh không nhận diện được kiểu câu và không sử dụng được kiểu câu này . Sau vài năm được phân công dạy khối lớp 7 tôi rút ra được một số kinh nghiệm và với kinh nghiệm đó khi vận dụng vào bài dạy tôi thấy có hiệu quả, học sinh nhận diện và phân tích được kiểu câu. Và đó cũng là lí do để tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này.

 

docx 12 trang Thảo Ly 17/08/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách giúp học sinh lớp 7 học tốt bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách giúp học sinh lớp 7 học tốt bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”

Sáng kiến kinh nghiệm Một số cách giúp học sinh lớp 7 học tốt bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”
MỘT SỐ CÁCH GIÚP HỌC SINH LỚP 7 HỌC TỐT BÀI
“DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU” 
1.PHẦN MỞ ĐẦU.
 1.1.Lí do chọn đề tài.
 Ngữ pháp tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng .Với sự phong phú và đa dạng đó làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp hơn. Bên cạnh đó, ngữ pháp tiếng Việt cũng không kém phần phức tạp. Là giáo viên đứng lớp tôi luôn tâm niệm là làm thế nào để chuyển tải nội dung kiến thức đến học sinh một cách dễ dàng nhất ( dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng). Với những bài khó của phân môn tiếng Việt thì tôi cố gắng tìm những phương pháp, cách thức hình thành kiến thức bài học đơn giản nhất để học sinh có thể hiểu được và vận dụng được mà vẫn đảm bảo nội dung bài học.
 Trong những năm đầu tiên được phân công giảng dạy, tôi gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi dạy bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”. Những ngữ liệu sách giáo khoa đưa ra dài dòng, khó phân tích. Tôi hình thành các đơn vị kiến thức của bài như hướng dẫn sách giáo khoa. Học sinh không nhận diện được kiểu câu và không sử dụng được kiểu câu này . Sau vài năm được phân công dạy khối lớp 7 tôi rút ra được một số kinh nghiệm và với kinh nghiệm đó khi vận dụng vào bài dạy tôi thấy có hiệu quả, học sinh nhận diện và phân tích được kiểu câu. Và đó cũng là lí do để tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này .
 1.2. Phạm vi đề tài. 
Nguyên tắc của việc dạy môn Ngữ văn là phải gắn với đời sống, phát huy vai trò chủ thể của học sinh, phải chú ý đến mối quan hệ tái hiện, sáng tạo và tiếp nhận mang tính độc lập của học sinh. Trong đó phân môn tiếng Việt là rất quan trọng, học sinh phải nắm từ vựng, ngữ pháp, dấu câu để vận dụng khi làm bài viết. Có như thế thì những bài viết mới đạt kết quả cao. 
 Xuất phát từ thực tế trên và qua quá trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7 ở học kì II, khi dạy bài “Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu” tôi tìm những ví dụ đơn giản trong các tác phẩm văn xuôi, tìm hiểu kĩ nội dung bài học ở sách giáo khoa, các sách tham khảo và bám chuẩn kiến thức kĩ năng. Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của giải pháp này chỉ gói gọn đối với đối tượng học sinh ở trường THCS Trường Long Hoà ( cụ thể là học sinh lớp 7)
2.THỰC TRẠNG. 
 Trong chương trình Ngữ văn 7 phần tiếng Việt bài Dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu là một trong những bài khó. Khi học bài này học sinh rất khó tiếp nhận ngay cả những học sinh khá, giỏi. Nội dung kiến thức thì nhiều, ngữ liệu dài và phức tạp. Giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi dạy bài này. Học sinh thì rất khó tìm được cụm chủ -vị là nòng cốt câu, cụm chủ -vị để mở rộng câu. Kiến thức được truyền đạt hầu như từ phía giáo viên. Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “Một số cách giúp học sinh lớp 7 học tốt bài dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”
 3. CÁC GIẢI PHÁP.
3.1.Các phương pháp.
 Khi dạy bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu những ngữ liệu sách giáo khoa đưa ra rất phức tạp, khó phân tích. Khi hình thành các đơn vị kiến thức cho học sinh tôi tự tìm ngữ liệu đơn giản và ngắn để học sinh dễ hiểu, dễ phân tích câu. Tôi yêu cầu học sinh tìm cụm chủ- vị là nòng cốt câu trước (còn gọi là cụm chủ vị lớn) rồi mới tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu (cụm chủ vị nhỏ)
3.2.Phần thực nghiệm.
 Một bài viết hay phải có sự trau chuốt về ngôn từ và vận dụng những kiểu câu thích hợp đã học vào bài làm. Chính vì thế mà phần tiếng Việt rèn luyện kĩ năng viết câu và dựng đoạn trong làm văn. 
 *Bước 1: Phần chuẩn bị. 
 -Đối với giáo viên: 
 +Xem kĩ nội dung bài dạy, xem sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng và các sách tham khảo khác.
 +Lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng nội dung.
 +Tìm một số ví dụ đơn giản hơn để học sinh dễ phân tích.
 -Đối với học sinh:
 +Xem kĩ nội dung bài học.
 +Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên. 
 +Xem lại những kiến thức đã học về thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ; về cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đã học ở lớp 6.
*Bước 2: Hình thành kiến thức bài học.
1/ Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu?
 Tôi không thực hiện theo các bước dẫn dắt ở sách giáo khoa là tìm các cụm danh từ có trong câu,phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ theo ngữ liệu sách. Ở phần 1 tôi thay bằng ngữ liệu khác dễ dàng với học sinh hơn và dẫn dắt theo hệ thống câu hỏi sau: 
-Yêu cầu học sinh xác định chủ ngữ, vị ngữ trong hai câu sau:
a/Trời đổ mưa.
 b/Trời đổ mưa làm cây cối có thêm sức sống.
Học sinh dễ dàng tìm được chủ ngữ, vị ngữ ở câu a.
Ở câu b đa số học sinh sẽ xác định được: 
 b/ Trời đổ mưa làm cây cối có thêm sức sống.
Nếu học sinh xác định chủ ngữ là trời đổ mưa bằng cách đặt câu hỏi; cái gì làm cây cối có thêm sức sống , học sinh sẽ trả lời: trời đổ mưa, sau đó hỏi tiếp trời đổ mưa làm cây cối như thế nào? Học sinh sẽ trả lời được phần vị ngữ: làm cây cối có thêm sức sống. 
Giáo viên kết luận chủ ngữ trong câu b không phải là Trời mà là Trời đổ mưa.
Em hãy so sánh chủ ngữ ở câu a và câu b?
Câu a chủ ngữ có một từ.
Câu b chủ ngữ là một cụm từ.
Có thể xem chủ ngữ Trời đổ mưa là một câu hoàn chỉnh được không ? Nó thuộc kiểu câu gì?
Học sinh dễ dàng trả lời là câu đơn bình thường. 
Tiếp đó yêu cầu học sinh chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ cụm từ Trời đổ mưa.
Trời/ đổ mưa.
 C V
Giáo viên vẽ lại sơ đồ khái quát: 
b/Trời/ đổ mưa//cây cối/ có thêm sức sống.
c v c v
 C V
Giáo viên hỏi tiếp : Cụm chủ -vị Trời đổ mưa làm thành phần gì trong câu?
Học sinh trả lời là Cụm chủ-vị làm thành phần chủ ngữ trong câu.
Giáo viên kết luận: Ta có thể nói cụm chủ vị Trời đổ mưa là cụm chủ- vị mở rộng thành phần chủ ngữ của câu. cụm chủ vị Cây cối có thêm sức sống là cụm chủ- vị mở rộng thành phần vị ngữ của câu.
Yêu cầu học sinh xem ngữ liệu ở sách giáo khoa và hướng dẫn tìm cụm chủ - vị là nòng cốt câu. Học sinh sẽ tìm được Văn chương là chủ ngữ, phần còn lại là vị ngữ.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Tôi yêu cầu học sinh tìm cụm chủ - vị làm nòng cốt câu trước. Sau đó tìm những cụm danh từ trong câu và trong mỗi cụm tìm chủ ngữ, vị ngữ.
VD: những tình cảm/ ta / không có
 c v
 C(dt) V
-Những tình cảm/ ta /sẵn có. 
 c v
 C V
Vậy trong cụm danh từ này, phụ ngữ của danh từ là cụm chủ-vị. Học sinh xác định cụm chủ -vị trong cụm danh từ thứ 2 .
 Vậy từ những ví dụ trên, em hiểu thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu?
Học sinh dựa vào phần ghi nhớ sách giáo khoa trả lời: Khi nói hoặc viết, có thể dùng cụm từ có hình thức có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C-V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
Vậy để hình thành kiến thức bài học bước đầu tiên tôi thực hiện là xác định chủ ngữ, vị ngữ là nòng cốt câu (gọi là chủ ngữ lớn, vị ngữ lớn và chúng được ngăn cách với cụm chủ vị mở rộng câu -chủ nhỏ,vị nhỏ bằng dấu hiệu hai gạch nghiên. Sau đó xác định cụm chủ - vị để mở rộng câu. Lúc đó vd trên sẽ được phân tích như sau:
Văn chương//gây cho ta những tình cảm/ ta không có,luyện những tình cảm/ ta sẵn có.
 c v c v 
 C V
* Bước 3: Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
Khi học sinh đã nắm được thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu thì bước này sẽ dễ dàng hơn. Tôi cũng thực hiện như ở trên, học sinh tìm cụm chủ - vị làm nòng cốt câu trước , sau đó tìm cụm chủ - vị để mở rộng câu trong 3 ví dụ dưới đây.
a/ Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm.
b/ Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
 c/ Chúng tôi thấy đàn bò đang gặm cỏ.
Học sinh dễ dàng tìm ra được cụm chủ - vị là nòng cốt câu và cụm chủ -vị để mở rộng câu.
Kế đến tôi cho học sinh xác định cụm chủ - vị mở rộng thành phần chủ ngữ, vị ngữ hay cụm từ. Nếu cụm chủ - vị là phụ ngữ cho cụm từ thì phải xác định đó là cụm từ nào ( cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ).
Sau đó tôi trình bày lại : cụm chủ- vị để mở rộng các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ cụm tính từ .
Cho học sinh ghi các ví dụ.
a/ Chị Ba/ đến// khiến tôi/ rất vui và vững tâm.
 c v c v
 C V
à Cụm chủ -vị làm thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
b/ Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta //tinh thần /rất hăng hái.
 TPP c v
 C V 
à Cụm chủ -vị làm thành phần vị ngữ trong câu.
c/ Chúng tôi// thấy đàn bò/ đang gặm cỏ.
 ĐT c v
 C V 
à Cụm chủ -vị làm phụ ngữ cho cụm động từ.
Từ các ví dụ trên, học sinh sẽ rút ra các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu như trong ghi nhớ 2 .
Để học sinh dễ dàng nhận ra các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu tôi chỉ thêm cho học sinh một số mẹo nhỏ để dễ dàng nhận biết: Sau khi đã dọc kĩ câu, đầu tiên học sinh xác định chủ ngữ, vị ngữ là nòng cốt câu trước (dấu hiệu ngăn cách hai gạch nghiên) sau đó xác định cụm từ cuả từng phần, rồi phân tích.
d/ Bước 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập theo sách giáo khoa.
4. KẾT QUẢ.
Qua việc thực hiện các bước với những thao tác cần thiết như trên, tôi nhận thấy đa số các em hiểu bài, giải được các bài tập ở sách giáo khoa.
-Học sinh phân biệt cụm chủ -vị là nòng cốt câu với cụm chủ- vị dùng để mở rộng câu.
-Nhận diện được các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu.
-Đặt được câu có cụm chủ -vị mở rộng.
 Sau đây là chất lượng khi tôi vận dụng cách dạy như đã nói ở trên, sau khi thực hiện xong tiết luyện tập tôi cho kiểm tra 15 phút.
Năm
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
T B
Tỉ lệ trên TB
Yếu
Kém 
Tỉ lệ dưới TB
2015-2016
Khối 7
135
15
30
55
74,7%
27
8
25,9%
2016-2017
Khối 7
133
20
35
60
86,4%
15
3
20,7%
5.KẾT LUẬN.
Từ những bước thực hiện trên tôi rút ra được bài học kinh nghiệm:
Để có một tiết dạy đạt hiệu quả giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo giáo án bám chuẩn kiến thức kĩ năng, tham khảo sách giáo viên và các sách tham khảo khác. Học sinh phải học bài và chuẩn bị bài đầy đủ khi đến lớp.
Giữa giáo viên và học sinh phải có sự kết hợp chặt chẽ trong giờ học, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên nhiệt tình giảng dạy, học sinh chú ý lắng nghe và phát biểu ý kiến.
Đối với những bài khó, người giáo viên phải tìm cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học một cách dễ hiểu nhất để học sinh dễ dàng nắm nội dung bài học. không nhất thiết phải thực hiện theo các bước hướng dẫn ở sách giáo khoa mà có thể tự tìm ra những cách riêng của mình để thực hiện cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp mình nhưng vẫn đảm bảo đủ nội dung kiến thức và phải bám chuẩn kiến thức kĩ năng.
Giáo viên phải hướng dẫn học sinh từng bước, phải kiên trì. Nếu học sinh không hiểu có thể giảng lại, tránh sự áp đặt kiến thức. Ngoài ra, giáo viên cần phải động viên, khuyến khích học sinh bằng cách cho điểm cộng sau mỗi lần học sinh tham gia phát biểu đúng (điểm đó sẽ cộng vào điểm kiểm tra thường xuyên)
 Đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn. Hi vọng cách tiến hành của tôi phần nào giúp học sinh học tốt bài “ Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu” nói riêng và phân môn Tiếng việt nói chung.
 Trường Long Hoà, ngày 19 tháng 10 năm 2017
 Người viết
 Nguyễn Thị Hồng Điệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
* MÃ SỐ: ______________________________
 1. Tên sáng kiến: Một số cách giúp học sinh lớp 7 học tốt bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”
 2. Mục tiêu của sáng kiến: 
 Để phát huy vai trò chủ thể của học sinh, giúp học sinh có sự sáng tạo và tiếp nhận trong việc nắm vững, vận dụng ngữ pháp, từ vựng, dấu câu khi làm một bài viết. Giúp học sinh tìm được cụm chủ -vị là nòng cốt câu, cụm chủ -vị để mở rộng câu với ngữ liệu thật đơn giản và ngắn gọn. 
 3. Mô tả nội dung sáng kiến: Một bài viết hay phải có sự trau chuốt về ngôn từ và vận dụng những kiểu câu thích hợp đã học vào bài làm. Chính vì thế mà phần tiếng Việt rèn luyện kĩ năng viết câu và dựng đoạn trong làm văn.
Sáng kiến gồm có các nội dung như sau:
-Phần 1: phần mở dầu
-Phần 2: phần thực trạng. Đây là phần chính để tôi thực hiện các phương pháp giúp học sinh học tốt tiết học này, có nội dung như sau:
Bước 1: Ôn lại kiến thức đã học về thành phần chính và thành phần phụ.
Bước 2: Hình thành kiến thức bài học.
 *Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? 
Học sinh dựa vào phần ghi nhớ sách giáo khoa trả lời: Khi nói hoặc viết, có thể dùng cụm từ có hình thức có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C-V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
Bước 3: Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
 Khi học sinh đã nắm được thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu thì bước này sẽ dễ dàng hơn. Tôi cũng thực hiện như ở trên, học sinh tìm cụm chủ - vị làm nòng cốt câu trước , sau đó tìm cụm chủ - vị để mở rộng câu trong các ví dụ.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập theo sách giáo khoa.
-Phần 4: Kết quả.
-Phần 5: phần kết luận.
 4. Phạm vi áp dụng: sáng kiến đã được áp dụng trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7 trường THCS Trường Long Hòa .
 5. Thời gian áp dụng : Học kì II trong năm học 2017 - 2018 
 6. Hiệu quả sáng kiến: 
 Sau khi học xong bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu” học sinh nắm vững được kiến thức, biết cách tìm cụm chủ vị là nòng cốt câu và cụm chủ vị để mở rộng câu. Vận dụng được những kiến thúc về từ vựng ngữ pháp để có những bài viết đạt hiệu quả.
 Sau đây là chất lượng khi tôi vận dụng cách dạy như đã nói ở trên, sau khi thực hiện xong tiết luyện tập tôi cho kiểm tra 15 phút.
Năm
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
T B
Tỉ lệ trên TB
Yếu
Kém 
Tỉ lệ dưới TB
2015-2016
Khối 7
135
15
30
55
74,7%
27
8
25,9%
2016-2017
Khối 7
133
20
35
60
86,4%
15
3
20,7%

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_cach_giup_hoc_sinh_lop_7_hoc_to.docx