SKKN Sử dụng bảng kiến thức trong dạy học Lịch sử trên phần mềm Power Point

Một trong những biện pháp đổi mới PPDH là ứng dụng Công nghệ thông tin, đặc biệt là sử dụng phần mền Power Point trong việc soạn - giảng. Đây cũng là biện pháp đang được đông đảo giáo viên áp dụng trong dạy học ở các môn học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Việc sử dụng phần mền Power Point trong soạn - giảng môn Lịch sử và nhiều môn học khác đã mang lại những lợi thế không nhỏ cho giáo viên trong việc: khai thác kiến thức, tranh ảnh, phim tư liệu, lược đồ, bản đồ,

Trong thực tế, nhiều giáo viên dạy môn Lịch sử đã tích cực soạn – giảng giáo án Power Point nhưng một vấn đề đặt ra là: trong bối cảnh chương trình Sách giáo khoa mới nội dung tương đối “nặng” đối với cả giáo viên và học sinh, nhiều giáo viên tham kiến thức, đưa quá nhiều nội dung, nhiều sự kiện, nhiều thông tin vào giáo án bài giảng, khi đó vô hình chung, các em học sinh không thể xác định được kiến thức cơ bản và nắm kiến thức một cách tràn lan không có hệ thống. Như vậy, việc dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ không còn tác dụng bởi lẽ học sinh chỉ chăm chú nhìn lên màn hình và lo chép bài.

Thực tế, trong năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010, bản thân tôi nhận thấy một trong những biện pháp rất phù hợp với đặc trưng giảng dạy bộ môn Lịch sử khi soạn giảng trên Power Point, đồng thời có thể giúp giáo viên tránh việc liệt kê quá nhiều sự kiện, nội dung kiến thức; tạo điều kiện cho các em học sinh được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, năng động hơn, dễ nhớ và nắm bài hơn mà bản thân giáo viên lại không mất nhiều công sức, thời gian như soạn - giảng một tiết học truyền thống trong dạy học môn Lịch sử đó là: sử dụng Bảng kiến thức (BKT). Việc sử dụng BKT trong giảng dạy Lịch sử cũng có thể sử dụng một cách hiệu quả trong các tiết dạy truyền thống. Trong nhiều bài học được soạn giảng trên Power Point của mình, tôi đã cố gắng lập và sử dụng BKT và cho kết quả tương đối thành công. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học Lịch sử trên phần mềm Power Point” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình.

pdf 19 trang Huy Quân 28/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng bảng kiến thức trong dạy học Lịch sử trên phần mềm Power Point", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng bảng kiến thức trong dạy học Lịch sử trên phần mềm Power Point

SKKN Sử dụng bảng kiến thức trong dạy học Lịch sử trên phần mềm Power Point
 Sở GD-ĐT Ninh Thuận CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC 
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ TRÊN 
PHẦN MỀM POWER POINT 
 Họ và tên: Trịnh Duy Hùng 
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 
1. Cơ sở lí luận: 
 Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước xác định 
trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-
1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999). 
 Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy 
được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của 
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện 
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú 
học tập cho học sinh”. 
 Như vậy, đổi mới PPDH là việc dạy học phải “lấy học sinh làm trung tâm” nhằm 
mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ 
năng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân 
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; 
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc. 
2. Tình hình thực tế: 
Một trong những biện pháp đổi mới PPDH là ứng dụng Công nghệ thông tin, đặc biệt 
là sử dụng phần mền Power Point trong việc soạn - giảng. Đây cũng là biện pháp đang được 
đông đảo giáo viên áp dụng trong dạy học ở các môn học ở trường phổ thông nói chung và 
môn Lịch sử nói riêng. Việc sử dụng phần mền Power Point trong soạn - giảng môn Lịch sử 
và nhiều môn học khác đã mang lại những lợi thế không nhỏ cho giáo viên trong việc: khai 
thác kiến thức, tranh ảnh, phim tư liệu, lược đồ, bản đồ, 
Trong thực tế, nhiều giáo viên dạy môn Lịch sử đã tích cực soạn – giảng giáo án 
Power Point nhưng một vấn đề đặt ra là: trong bối cảnh chương trình Sách giáo khoa mới 
nội dung tương đối “nặng” đối với cả giáo viên và học sinh, nhiều giáo viên tham kiến thức, 
đưa quá nhiều nội dung, nhiều sự kiện, nhiều thông tin vào giáo án bài giảng, khi đó vô hình 
chung, các em học sinh không thể xác định được kiến thức cơ bản và nắm kiến thức một 
cách tràn lan không có hệ thống. Như vậy, việc dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ 
không còn tác dụng bởi lẽ học sinh chỉ chăm chú nhìn lên màn hình và lo chép bài. 
Thực tế, trong năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010, bản thân tôi nhận thấy một 
trong những biện pháp rất phù hợp với đặc trưng giảng dạy bộ môn Lịch sử khi soạn giảng 
trên Power Point, đồng thời có thể giúp giáo viên tránh việc liệt kê quá nhiều sự kiện, nội 
dung kiến thức; tạo điều kiện cho các em học sinh được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, 
năng động hơn, dễ nhớ và nắm bài hơn mà bản thân giáo viên lại không mất nhiều công sức, 
thời gian như soạn - giảng một tiết học truyền thống trong dạy học môn Lịch sử đó là: sử 
dụng Bảng kiến thức (BKT). Việc sử dụng BKT trong giảng dạy Lịch sử cũng có thể sử 
dụng một cách hiệu quả trong các tiết dạy truyền thống. Trong nhiều bài học được soạn 
giảng trên Power Point của mình, tôi đã cố gắng lập và sử dụng BKT và cho kết quả tương 
đối thành công. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học Lịch sử 
trên phần mềm Power Point” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
3. Phạm vi các yêu cầu 
 Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ đề cập tới các cách, các ví dụ cụ thể về việc 
sử dụng BKT trong dạy học môn Lịch sử trên phần mềm Power Point nhằm trao đổi kinh 
nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc ứng dụng Công nghệ 
thông tin vào môn học Lịch sử 
 BKT có thể sử dụng theo mục đích dạy học của giáo viên: để kiểm tra bài cũ, để 
giảng dạy bài mới và để củng cố và ra bài tập về nhà; bản thân BKT lại được sử dụng dưới 
nhiều hình thức khác nhau, như: bảng niên biểu, bảng thống kê kiến thức, bảng thống kê số 
liệu, bảng hệ thống, bảng so sánh kiến thức, phiếu học tập, 
Việc sử dụng BKT trong dạy – học Lịch sử, chúng ta có thể áp dụng ở hầu hết các bài học, 
từ các bài học bình thường đến các bài ôn tập, tổng kết và làm bài tập lịch sử. 
II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Các bước xây dựng BKT: 
 Để sử dụng BKT có hiệu quả trong dạy học Lịch sử nói riêng và dạy học nói chung, 
giáo viên phải xây dựng được BKT theo mục đích và hình thức sử dụng. Việc xây dựng 
bảng gồm các bước sau: 
* Bước 1: Trước tiên, giáo viên phải chọn những kiến thức cơ bản, ngắn gọn nhưng phải 
đảm bảo tính chính xác và phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng (Dựa vào SGK, 
SGV và đặc biệt là Chuẩn kiến thức) 
* Bước 2: Giáo viên kẻ BKT phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng (Vào 
Table/Insert/Table/ kẻ số cột và dòng tương ứng) 
* Bước 3: Giáo viên đưa nội dung kiến thức vào bảng và điều chỉnh cho phù hợp với mục 
đích và hình thức sử dụng bảng (Đánh nội dung kiến thức cần đưa vào bảng). 
* Bước 4: Giáo viên trang trí, tạo hiệu ứng hoàn chỉnh cho bảng (Vào Fill Color (Font 
Color) để tạo màu, nền cho bảng; vào Slide Show/Custom Animation/Add Effect/ chọn hiệu 
ứng tùy ý để tạo hiệu ứng cho bảng). 
2. Các cách sử dụng BKT 
2.1. Sử dụng BKT trong phần kiểm tra bài cũ 
 - Giáo viên có thể sử dụng BKT ngay từ phần kiểm tra bài cũ để thay đổi không khí 
cho những lần kiểm tra bài cũ chỉ đơn thuần là vấn đáp. Như vậy, nếu giáo viên sử dụng 
BKT trong phần kiểm tra bài cũ cũng là một trong những biểu hiện của đổi mới phương 
pháp dạy học, góp phần làm cho bài học thêm sinh động hơn. Có thể thực hiện bằng cách: 
cho học sinh điền thời gian vào cột sự kiện tương ứng; xác định và nối cột thời gian với cột 
sự kiện tương ứng; cho bảng niên biểu, BKT yêu cầu học sinh xác định xem dữ liệu giữa hai 
cột đúng hay sai, 
 - Ưu điểm: + Làm cho bài giảng thêm phong phú, đa dạng hơn, sinh động hơn. 
 + Rút ngắn thời gian, tránh trường hợp HS không thuộc bài, kéo dài thời 
gian trả lời làm mất thời gian của tiết học 
 - Ví dụ 1: Khi dạy bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 2-9-1945 
đến trước ngày 19-12-1946 (LS12 – Chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng 
cách: yêu cầu ghi thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính 
quyền trong cả nước ở CM tháng Tám theo bảng dưới đây: 
Thời gian Sự kiện 
 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch 
lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, 
 Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của 
Đảng, 
 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”. 
 Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến 
về thị xã Thái Nguyên. 
 Nhân dân Bắc Giang, Hà tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính 
quyền. 
 Giải phóng Huế 
 Giải phóng Sài Gòn 
 Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải 
phóng 
 Giải phóng thủ đô Hà Nội 
 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ 
 Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau: 
Thời gian Sự kiện 
14-15/8/1945 
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch 
lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, 
16-17/8/1945 
Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của 
Đảng, 
13/8/1945 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”. 
16/8/1945 
Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến 
về thị xã Thái Nguyên. 
18/8/1945 
Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính 
quyền. 
23/8/1945 Giải phóng Huế 
25/8/1945 Giải phóng Sài Gòn 
28/8/1945 
Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải 
phóng 
19/8/1945 Giải phóng thủ đô Hà Nội 
30/8/1945 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ 
 - Ví dụ 2: Khi dạy bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 2-9-1945 
đến trước ngày 19-12-1946 (LS12 - Chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng 
cách: yêu cầu nối cột thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành 
chính quyền trong cả nước ở CM tháng Tám theo bảng dưới đây: 
Thời gian Sự kiện 
a. 13/8/1945 
 1. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông 
qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, 
b. 14-15/ 
8/1945 
2. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng 
khởi nghĩa của Đảng, 
c. 16-17/ 
8/1945 
3. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”. 
d. 30/8/1945 
4. Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ 
Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên. 
e. 28/8/1945 
5. Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam 
giành chính quyền. 
f. 16/8/1945 6. Giải phóng Huế 
g. 18/8/1945 7. Giải phóng Sài Gòn 
h. 19/8/1945 
8. Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên 
được giải phóng 
i. 23/8/1945 9. Giải phóng thủ đô Hà Nội 
k. 25/8/1945 10. Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ 
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau: 
Thời gian Sự kiện 
a.13/8/1945 
 1. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông 
qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, 
b. 14-15/ 
8/1945 
2. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng 
khởi nghĩa của Đảng, 
c. 16-17/ 
8/1945 
3. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”. 
d. 30/8/1945 
4. Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ 
Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên. 
e. 28/8/1945 
5. Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam 
giành chính quyền. 
f. 16/8/1945 6. Giải phóng Huế 
g. 18/8/1945 7. Giải phóng Sài Gòn 
h. 19/8/1945 
8. Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên 
được giải phóng 
i. 23/8/1945 9. Giải phóng thủ đô Hà Nội 
k.25/8/1945 10. Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ 
2.2. Sử dụng BKT trong phần giảng bài mới 
a/ Sử dụng BKT nhằm rèn luyện

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_bang_kien_thuc_trong_day_hoc_lich_su_tren_phan.pdf