SKKN Sử dụng bài tập thực hành, thí nghiệm và dự án thực tiễn trong dạy học Hóa học 11 để phát triển tư duy kinh tế cho học sinh Phổ thông
Để thực hiện dạy học thực hành, giáo viên thường tiến hành theo 4 bước cơ bản như
sau:
* Bước 1: Giới thiệu thực hành
Giáo viên lưu ý những quy tắc an toàn trong thực hành, đồng thời giới thiệu mục
tiêu, mẫu vật, dụng cụ và cách tiến hành. Ở bước này, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu. Giáo viên giới thiệu và đặt một số câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng của học sinh hiểu về mục tiêu, hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành.
* Bước 2: Học sinh thực hành
Giáo viên chia nhóm, phát hoặc kiểm tra hóa chất, dụng cụ cho từng nhóm. Các nhóm phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên. Trước khi làm thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh đặt giả thuyết, dự kiến các kết quả có thể xảy ra.
Quá trình học sinh thực hành có thể thực hiện theo 3 cách:
- Giáo viên làm mẫu, học sinh bắt chước.
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh làm thực hành.
- Học sinh tự lực thực hiện thực hành.
Học sinh làm thực hành theo trình tự các bước: Theo dõi, ghi chép, vẽ, chụp hình lại kết quả thực hành. Giáo viên cần theo dõi, quan sát, hướng dẫn các thao tác thực hành cho học sinh.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh sẽ báo cáo và giải thích kết quả thực hành. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, mở rộng vấn đề hoặc vận dụng vào thực tiễn. Trong quá trình thảo luận, giáo viên đặt các câu hỏi, các tình huống thực tiễn nhằm kết nối kết quả thực hành với nội dung tri thức của chủ đề.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Học sinh sử dụng bảng tiêu chí để tự đánh giá, đánh giá chéo. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung tinh thần, thái độ, khả năng hợp tác, kết quả thực hành của học sinh. Sau đó, giáo viên kết luận về kết quả rút ra từ bài thực hành và kinh nghiệm tổ chức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng bài tập thực hành, thí nghiệm và dự án thực tiễn trong dạy học Hóa học 11 để phát triển tư duy kinh tế cho học sinh Phổ thông
Đề tài: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM VÀ DỰ ÁN THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11 ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG LĨNH VỰC: HÓA HỌC SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 === & === Đề tài: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM VÀ DỰ ÁN THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11 ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG LĨNH VỰC: HÓA HỌC Tác giả: PHẠM VĂN TRƯỜNG – THPT Quỳnh Lưu 1 Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0986559898 Đồng tác giả: HOÀNG THỊ NGUYỆT – THPT Quỳnh Lưu 1 Tổ : Tự nhiên Số điện thoại : 0977761496 Năm học: 2021 – 2022 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1 2. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 2 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 Tư duy kinh tế 3 Dạy học thực hành, thí nghiệm 4 Dạy học dự án trong hóa học 8 CƠ SỞ THỰC TIỄN 13 Cơ sở về chương trình, nội dung Sách giáo khoa Hóa học 11 13 Thực trạng sử dụng thực hành – thí nghiêm và các dự án thực tiễn trong dạy học chương trình Hóa học 11 hiện nay ở trường THPH 14 CÁC GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 22 Đối với hoạt động quản lí nhà trường 22 Đối với hoạt động dạy học môn hóa học 22 HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 11 23 BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM 23 Thay thế các bài tập lí thuyết bằng các bài tập thực hành 23 Sử dụng kiến thức Hóa học để áp dụng vào thực tiễn 27 BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP 29 Dự án 1: ĐIỀU CHẾ CHỈ THỊ pH TỪ MỘT SỐ LOẠI THỰC VẬT 29 Dự án 2: XỬ LÍ pH HỒ NUÔI TÔM 44 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 45 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 45 TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 45 Công tác chuẩn bị 45 Tổ chức thực nghiệm 45 Nội dung thực nghiệm 46 KẾT LUẬN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 50 PHẦN III: KẾT LUẬN 51 LỜI KẾT 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Trung học phổ thông Học sinh Giáo viên Sách giáo khoa Sách bài tập Dạy học dự án Thực nghiệm Đối chứng Chữ viết tắt THPT HS GV SGK SBT DHDA TN ĐC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đào tạo những người lao động phát triển toàn diện, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có khả năng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá là nhiệm vụ cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, sự nghiệp giáo dục cần phải được đổi mới. Cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về tư duy giáo dục và phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học môn Hóa học là một yếu tố quan trọng. Hiện nay, nước ta mỗi năm có hàng vạn thanh niên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã trực tiếp lao động sản xuất ở các ngành nghề và cơ sở kinh tế khác nhau. Một bộ phận khác được học lên ở các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để rồi trực tiếp hay gián tiếp lao động hoặc tham gia quản lí kinh tế. Họ là những người phải đối đầu với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Họ luôn phải giải quyết các bài toán kinh tế khác nhau do thực tiễn sản xuất yêu cầu. Vì vậy, việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ xây dựng niềm tin, khả năng tư duy, nhất là tư duy kinh tế là yêu cầu khách quan của cuộc sống mà bất cứ môn học nào trong nhà trường phổ thông cũng phải có trách nhiệm thực hiện tốt. Hóa học là một môn khoa học thực tiễn, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội hiện đại, nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất, được coi là chìa khoá của sự phát triển. Tuy nhiên, theo điều tra của tác giả, có 9,59% học môn Hóa học vì bắt buộc. 53,1% vì mục đích thi cử, chỉ 37% học sinh được điều tra yêu thích môn Hóa học và thấy môn Hóa học có nhiều ứng dụng vào cuộc sống và thực tế môn Hóa học ngày càng “thất sủng”, số lượng học sinh theo học môn Hóa ngày càng ít, điều này có lẽ do trong chương trình Hóa học phổ thông hiên nay, đã có một số phần kiến thức gắn liền với thực tế sản xuất tuy nhiên dung lượng chưa nhiều và còn mang nặng tính hàn lâm, học sinh rất khó vận dụng kiến thức đã học vào đời sống sản xuất. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học là một vấn đề cấp thiết. Chương trình Hóa học lớp 11 là một nội dung kiến thức rất quan trọng, có nhiều phần kiến thức như pH, phản ứng trao đổi ion, phần hóa học hữu cơcó thể được áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, tuy nhiên trong sách giáo khoa, phần kiến thức liên hệ thực tế hầu như chưa có. Ở nước ta, cho đến nay, trong lĩnh vực dạy học Hóa học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực tư duy cho học sinh, như phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tư duy giải quyết vấn đề . Nhưng hầu như ... có thường xuyên liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn không? Thường xuyên W Thỉnh thoảng Rất ít. W Không bao giờ. Khi học môn Hóa học, em có thường xuyên vận dụng kiến thức đã học để làm ra các sản phẩm thực tế và áp dụng vào đời sống sản xuất không? Trong năm học này, em đã bao giờ được giáo viên giảng dạy môn Hóa học giao nhiệm vụ vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thế giới tự nhiên hoặc làm ra các sản phẩm thực tế và áp dụng vào đời sống sản xuất không? Thường xuyên W Thỉnh thoảng Rất ít. W Không bao giờ. Xin chân thành cảm ơn các em đã hợp tác giúp đỡ! Link khảo sát: https://forms.gle/CH8rzaqvJNopNXYc8 PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài 30 phút (20 câu trắc nghiệm) Họ Tên :.....................................Số báo danh :................. Mã Đề : 101 Câu 1: Trong các muối sau, dung dịch muối nào có môi trường trung tính? A. Na2CO3. B. CuCl2. C. KCl. D. FeCl3. Câu 2: Cho các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO. Để nhận được các oxit nói trên, thuốc thử phù hợp nhất là A. dung dịch Na2CO3. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. H2O. Câu 3: Cho 4 chất rắn riêng rẽ: Na2O; Al2O3; Fe2O3; Al. Chỉ dùng thêm nước có thể nhận được A. 4 chất. B. 2 chất. C. 0 chất. D. 1 chất. Câu 4: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là A. NaCl. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. NH3. Câu 5: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm NaOH, NaCl, BaCl2, Ba(OH)2 chỉ cần dùng thuốc thử A. H2O và CO2. B. dung dịch H2SO4. C. quỳ tím. D. dung dịch (NH4)2SO4. Câu 6: Có 6 dung dịch riêng rẽ sau: BaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Có thể nhận biết 6 dung dịch trên bằng kim loại A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Na. Câu 7: Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại bỏ các chất khí đó? A. NaOH. B. NH3. C. HCl. D. Ca(OH)2. Câu 8: Cho các dung dịch: Na2S, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, K2SO3, AlCl3. Số dung dịch có giá trị pH > 7 là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 9: Trong các thuốc thử sau: (1) dung dịch H2SO4 loãng, (2) CO2 và H2O, (3) dung dịch BaCl2, (4) dung dịch HCl .Thuốc tử phân biệt được các chất riêng biệt gồm CaCO3, BaSO4, K2CO3,K2SO4 là: A. (1) và (2). B. (1), (2), (4.) C. (1), (2), (3). D. (2) và (4). Câu 10: Hoà tan một chất khí vào nước, lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch ZnSO4 đến dư thấy có kết tủa trắng rồi kết tủa lại tan ra. Khí đó là A. NO2. B. HCl. C. SO2. D. NH3. Câu 11: Để phân biệt O2 và O3, người ta có thể dùng A. dung dịch KBr có hồ tinh bột. B. que đóm đang cháy. C. hồ tinh bột. D. dung dịch KI có hồ tinh bột. Câu 12: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO - (0,1 mol), và SO 2- (x 3 4 mol). Giá trị của x là A. 0,1. B. 0,05. C. 0,075. D. 0,15. Câu 13: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu ion? A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 14: Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch? A. Ba2+, Al3+, Cl–, HSO4-. B. K+, Na+, OH–, PO43-. C. Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl–. D. Na+, Mg2+, NO3-, SO42-. Câu 15: Sục hết 7,84 lít CO2 (đktc) vào dung dịch X chứa K2CO3 0,5M và KOH xM thu được dung dịch Y (không thấy khí thoát ra). Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 64,025 g kết tủa. Nhỏ từ từ từng giọt HCl vào phần 2, đồng thời khuấy đều cho đến khi thu được 0,56 lít khí (đktc) thấy số mol HCl cần dùng là 0,45 mol. Giá trị của x là A. 0,75. B. 1,50. C. 1,33. D. 2,00. Câu 16: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch X. Đun nóng dung dịch X đến cạn khô thu được lượng muối khan là A. 42,18 g. B. 39,16 g. C. 35,64 g. D. 44,12 g. Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH a M thì thu được dụng dịch X. Cho từ từ 150ml dung dịch HCl 1M và X thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 dư xuất hiện 15 g kết tủa. V và a lần lượt là A. 4,48 lít và 1,5M. B. 4,48 lit và 2M. C. 5,6 lít và 1,5M. D. 5,6 lít và 2M. Câu 18: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200ml dung dịch X. Lấy 100ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đkc). Mặt khác, 100 ml X tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 39,4 g kết tủa. Giá trị của x là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,06. D. 0,15. Câu 19: Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ đến hết dung dịch X vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 336 ml khí CO2 ở (đktc). Giá trị của V là A. 0,336. B. 1,12. C. 2,24. D. 0,784. Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1M, Ca(OH)2 0,1M và CaCl2 1 M thì thu được m g kết tủa. Giá trị của m là A. 5 g. B. 15 g. C. 9 g. D. 6 g. ------------------------HẾT-----------------------
File đính kèm:
- skkn_su_dung_bai_tap_thuc_hanh_thi_nghiem_va_du_an_thuc_tien.docx
- Pham Van Truong_Hoang Thi Nguyet_THPT Quynh Luu 1_Hoa Hoc.pdf