SKKN Rèn luyện một số kỹ năng thành lập biểu đồ môn Điạ lí cho học sinh Lớp 12 Trường THPT Ba Vì

Biểu đồ địa lý là một công cụ trực quan, là một phương tiện không thể thiếu trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập địa lý nhất là địa lý kinh tế xã hội. Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao cho phép mô tả: Động thái phát triển của một hiện tượng địa lí,thể hiện quy mô, độ lớn của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng một đại lượng, thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm.

Trong môn học địa lí, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình. Có thể nói, biểu đồ là một trong những “Ngôn ngữ đặc thù” của khoa học địa lí. Kĩ năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học bộ môn khoa học này. Ngoài ra kĩ năng thể hiện biểu đồ cũng đã trở thành một nội dung đánh giá học sinh học môn địa lí ở trường THPT. Hiện nay trong các chương trình địa lý THCS cho đến THPT, biểu đồ không được đề cập một cách hệ thống và khoa học. Điều đó đã dẫn tới khả năng thành lập và sử dụng biểu đồ ở hầu ht học sinh còn nhiều hạn chế.

pdf 24 trang Huy Quân 29/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện một số kỹ năng thành lập biểu đồ môn Điạ lí cho học sinh Lớp 12 Trường THPT Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn luyện một số kỹ năng thành lập biểu đồ môn Điạ lí cho học sinh Lớp 12 Trường THPT Ba Vì

SKKN Rèn luyện một số kỹ năng thành lập biểu đồ môn Điạ lí cho học sinh Lớp 12 Trường THPT Ba Vì
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG 
THÀNH LẬP BIỂU ĐỒ MÔN ĐIẠ LÍ 
CHO HỌC SINH LỚP 12 – TRƯỜNG 
THPT BA VÌ 
 Sơ yếu lý lịch 
- Họ và tên: Đinh Thị Thanh Huyền 
- Ngày sinh: 18 - 04 - 1976 
- Năm vào ngành: 12 - 2002 
- Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên 
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm, khoa Địa lý 
- Hệ đào tạo: Chính quy 
- Bộ môn giảng dạy: Địa lý 
- Ngoại ngữ: Không 
- Trình độ chính trị: Sơ cấp 
A. Phần mở đầu 
 1. Lý do chọn đề tài 
 Biểu đồ địa lý là một công cụ trực quan, là một phương tiện không thể thiếu 
trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập địa lý nhất là địa lý kinh tế xã hội. 
Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao cho phép mô tả: Động thái phát triển 
của một hiện tượng địa lí, thể hiện quy mô, độ lớn của một đại lượng, so sánh 
tương quan về độ lớn giữa các đại lượng, thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong 
một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng một đại lượng, thể hiện quá trình chuyển 
dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm. Trong môn học địa lí, biểu đồ trở 
thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình. Có thể nói, biểu đồ là 
một trong những “Ngôn ngữ đặc thù” của khoa học địa lí. Kĩ năng thể hiện biểu đồ 
đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và học bộ môn khoa 
học này. Ngoài ra kĩ năng thể hiện biểu đồ cũng đã trở thành một nội dung đánh 
giá học sinh học môn địa lí ở trường THPT. 
Hiện nay trong các chương trình địa lý THCS cho đến THPT, biểu đồ không 
được đề cập một cách hệ thống và khoa học. Điều đó đã dẫn tới khả năng thành lập 
và sử dụng biểu đồ ở hầu ht học sinh còn nhiều hạn chế. 
 Với xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm khuyến khích học sinh 
tự học, tự nghiên cứu. Trong khi đó chương trình sách giáo khoa địa lý số tiết thực 
hành lại rất ít cho nên học sinh ít có cơ hội rèn luyện kĩ năng thành lập biểu đồ, 
một trong những kỹ năng giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu. 
 2. Mục đích nghiên cứu: 
 Để nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng hiệu quả 
của học sinh trường THPT Ba Vì nói riêng và các trường THPT nói chung. 
 Kỹ năng thành lập biểu đồ địa lý có ý nghĩa quan trọng cả về mặt sư phạm 
và thực tiễn. 
 - Về mặt sư phạm: việc thành lập biểu đồ sẽ giúp người học phát triển tư 
duy, tính độc lập, sáng tạo trong học tập đồng thời nó giúp người học hiểu và khắc 
sâu kiến thức địa lý một cách vững chắc. 
 Về mặt thực tiễn: việc thành lập biểu đồ giúp người học trình bày một cách 
sinh động trực quan những kiến thức địa lý cần thể hiện. 
 Xuất phát từ lý do nói trên với những kinh nghiệm của bản thân, tôi tiến 
hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm xây dựng một số kỹ năng thành lập biểu đồ 
để áp dụng dạy học địa lý lớp 12 ở trường THPT Ba Vì và thông qua bài tập này, 
bản thân tôi rất mong muốn góp một phần của mình vào việc nâng cao chất lượng 
dạy và học địa lý ở trường THPT Ba Vì nói riêng và THPT nói chung. 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 
 3.1. Biểu đồ địa lý: 
 Biểu đồ là mô hình hóa các số liệu thống kê nhằm giúp người sử dụng nhận 
biết một cách trực quan các đặc trưng về số lượng, một phần về chất lượng hoặc 
động lực của các đối tượng, hiện tượng. 
 Biểu đồ địa lý là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của 
một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn của các đại lượng hoặc kết cấu thành 
phần trong một tổng thể của các đối tượng địa lý. 
 3.2. Các dạng biểu hiện của biểu đồ địa lý thường gặp ở trường THPT. 
 - Dạng biểu đồ hình cột: Dạng biểu đồ này khá đa dạng bao gồm cột đơn, cột 
chồng lên nhau, cột ghép  
 - Dạng biểu đồ thanh ngang: Thực chất là một dạng biểu đồ cột khi trục đứng 
và trục ngang đổi chỗ cho nhau. 
 - Dạng biểu đồ ô vuông: Dạng này thể hiện một hình vuông lớn, khi thể hiện 
cơ cấu của một tổng, nó được chia thành 100 ô vuông nhỏ. 
 - Dạng biểu đồ miền: Là loại bểu đồ thể hiện được cả cơ cấu và động thái 
phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật trong đó được 
chia thành các miền khác nhau. Dạng này có thể thể hiện cả giá trị tuyệt đối và 
tương đối. 
 - Dạng biểu đồ hình tròn: Được dùng để thể hiện qui mô và cơ cấu các 
thành phần trong một tổng thể. 
 - Dạng biểu đồ đường (đồ thị): Thể hiện cả giá trị tương đối và tuyệt đối. 
 - Dạng biểu đồ kết hợp: Phổ biến là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột 
và đường biểu diễn. 
 Ngoài ra còn gặp nhiều dạng khác của biểu đồ như biểu đồ tam giác, hình 
thoi, hình trụ 
3.3 Kĩ năng thành lập biểu đồ địa lý ở bậc THPT: 
3.3.1. Khi thành lập biểu đồ cần tuân thủ 3 nguyên tắc: 
 - Khoa học: Biểu đồ phải đảm bảo tính chính xác (dựa trên cơ sở toán học) 
 - Trực quan: Biểu đồ được thành lập phải rõ ràng, dễ đọc (nghĩa là nhìn vào 
biểu đồ người đọc biết được ý đồ cũng như nội dung mà người thành lập muốn 
truyền đạt). 
 - Thẩm mĩ: Biểu đồ phải đẹp, hài hòa trong cách thể hiện. 
 Để đảm bảo được tính trực quan và thẩm mĩ, khi vẽ biểu đồ người ta thường 
dùng ký hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các ký hiệu này thường 
được biểu thị bằng các cách: 
 + Gạch nền: (gạch dọc, ngang, chéo, ô vuông) 
 + Dùng các ước hiệu toán học: (dấu cộng, trừ, nhân) 
3.3.2 Kĩ năng thành lập các dạng biểu đồ ở chương trình địa lý THPT: 
i. Kĩ năng chung: 
 Ñeå thaønh laäp ñöôïc moät bieåu ñoà ñòa lyù caàn phaûi naém vöõng caùc qui trình 
chung sau: 
 - Kĩ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất 
 - Kĩ năng tính toán xử lí các số liệu ví dụ như: 
 + Tính tỉ lệ giá trị cơ cấu (%) 
+ Tính tỉ lệ về chỉ số phát triển. 
+ Quy đổi tỉ lệ phần % ra độ, góc hình quạt đường tròn 
+ Tính bán kính các vòng tròn có giá trị đại lượng tuyệt đối khác nhau. 
 - Kĩ năng vẽ biểu đồ: (vẽ chính xác, nhanh, đẹp, đúng quy trình quy tắc 
và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánh giá) 
 - Kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ. 
Để có được các kĩ năng trên, chúng ta không chỉ cần hiểu về lí thuyết mà 
phải được thực hành nhiều. Điều cần nói thêm là, học sình thường phải làm các 
bài tập thực hành vẽ biểu đồ trong giờ kiểm tra hay giờ thi với quỹ thời gian rất 
ngắn. Vì thế, chỉ khi luyện tập thành kĩ năng mới thể hiện đạt yêu cầu. 
ii. Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu chung 
a. Nghiên cứu lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất 
Câu hỏi của bài thực hành về vẽ biểu đồ thường có 3 thành phần 
 - Lời dẫn (đặt vấn đề) 
 - Bảng số liệu thống kê (tỉ lệ % hay tuyệt đối) và danh số (triệu ha, triệu 
tấn, tỷ đồng năm..) 
 - Lời kết nêu yêu cầu cụ thể cần làm. 
Khi phân tích các câu hỏi bài tập để chọn biểu đồ, chúng ta cần tìm hiểu 
khai thác từng thành phần trên. 
a1. Tìm hiểu lời dẫn để chọn loại biểu đồ 
Câu hỏi thực hành về biểu đồ thường có các lời dẫn theo 3 dạng sau: 
 - Lời dẫn chỉ định: - Xác định ngay loại biểu đồ cần vẽ 
Thí dụ: “Hãy vẽ biểu đồ hình tròn về cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 
2000 theo số liệu sau.. ” 
 - Lợi dẫn “ mở”: - Có gợi ý ngầm vẽ một loại biểu đồ nhất định 
Thí dụ: “ vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp ở nước ta phân theo các vùng 
kinh tế năm 2000... 
 - Lời dẫn “ kín”: không đưa ra một gợi ý nào. 
Thí dụ:“ cho bảng số liệu sau... hãy vẽ biểu đồ thích hợp và rút ra nhận xét” 
 Căn cứ vào các dạng lời dẫn trên, chúng ta sẽ sử lí như sau: 
 - Với lời dẫn đã chỉ định - Ta vẽ theo chỉ định. 
 - Với lời dẫn “kín”: - Ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau 
của câu hỏi 
 - Với dẫn “mở” - Cần chú ý bám vào một số từ gợi mở chủ đề như: 
+ Với loại biểu đồ đường biểu diễn. Thường có lời dẫn với các từ gợi mở 
như: “Tăng trưởng”, “Biến động”, “Phát triển”, qua các năm từ đến” 
Thí dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta 
+ Với biểu đồ hình cột: Thường dùng các từ gợi mở như “khối lượng”, 
“sản lượng”, “Diện tích”, “trong năm và năm”, “qua các thời kì”. 
Thí dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta 
+ Với biểu đồ cơ cấu: Thường được gợi mở bằng các từ thể hiện cơ cấu 
như: “cơ cấu”, “Phân theo’, “Trong đó”, “Bao gồm”, “chia ra”, “chia theo”. 
Thí dụ; Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị ngành sản xuất công nghiệp phân theo 
a2. Nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn loại biểu đồ. 
 - Ngoài việc nghiên cứu lời dẫn để lựa chọn loại biểu đồ, ta còn có thể căn 
cứ vào đặc điểm của bảng số liệu thống kê để chọn biểu đồ: 
 - Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (Tỉ lệ % hay số liệu tuyệt đối) phát triển 
theo chuỗi thời gian. Ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. 
 - Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối 
tượng biến động theo mốt số thời điểm hay theo các thời kì (Giai đoạn) ta sẽ chọn 
vẽ: Biểu đồ hình cột. 
 - Trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau nhưng có mối quan 
hệ hữu cơ. Thí dụ: Diện tích (ha) và sản lượng (tấn) lúa của một vùng lãnh thổ 
diễn biến qua một chuỗi thời gian ta sẽ chọn vẽ: Biểu đồ kết hợp (cột và đường) 
 - Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau 
(như: “tấn”, “ha”, “mét”) Diễn biến qua thời gian ta cần chọn vẽ: Biểu đồ chỉ số. 
 - Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng 
thành phần cơ cấu như: 
Năm Tổng số Chia ra (Trong đó) 
Nông - lâm - 
ngư nghiệp 
Côngnghiệp –
xây dựng 
Dịch vụ 
Với bảng số liệu trên chúng ta có thể chọn vẽ: Loại biểu đồ cơ cấu. 
Tuy nhiên, biểu đồ cơ cấu lại có một số loại chủ yếu, việc lựa chọn loại 
biểu đồ nào để vẽ cần căn cứ vào đặc điểm của các con số trong bảng thống kê. 
 - Vẽ biểu đồ hình tròn: Phải có số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối của 
các thành phần hợp đủ giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện tính ra tỷ lệ cơ cấu (%)để 
vẽ biểu đồ hình tròn. 
 - Vẽ biểu đồ cột chồng: Nếu một tổng thể có quá nhiều thành phần, ta khó 
thể hiện trên biểu đồ hình tròn (vì các góc hình quạt sẽ quá hẹp), trường hợp này 
chuyển sang chọn biểu đồ cột chồng dẽ thể hiện hơn. 
 - Vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3 thời 
điểm ta không vẽ biểu đồ hình tròn mà chuyển sang vẽ biểu đồ miền sẽ hợp lí hơn. 
a3. Căn cứ vào yêu cầu trong l

File đính kèm:

  • pdfskkn_ren_luyen_mot_so_ky_nang_thanh_lap_bieu_do_mon_dia_li_c.pdf