Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam

CƠ SỞ THỰC TIỄN

 Xuất phát từ thực tế điều kiện tự nhiên Việt Nam: một nước nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa- nắng lắm, mưa nhiều. Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo cho hệ thực vật nước ta phát triển phong phú, đa dạng. Nhìn chung xét về mặt lí thuyết nước ta hoàn toàn không phát triển cảnh quan hoang mạc như một số nước cùng vĩ độ khác. Song trên thực tế nước ta lại đang phải đối mặt với quá trình hoang mạc hóa diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở khu vực Duyên hải miên Trung. Quá trình này đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận dân cư không nhỏ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên cũng như môi trường sinh thái.

 Xuất phát từ thực tế quá trình dạy học địa lí ở trường THPT đặc biệt là việc dạy địa lí Việt Nam ở chương trình lớp 12, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ các đặc điểm của tự nhiên, hiểu rõ hơn các loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta và mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với sử dụng và bảo vệ môi trường, tài nguyên. Qua đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồi tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

 

doc 37 trang Thảo Phương 15/05/2023 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam
MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU:.3
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...3
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:.....3
 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:....4
 IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..4
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.....5 
 VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:..5
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:.6
 Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:..6
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:...6
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:.....7
 Chương II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:...8
 I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG:..8
 1. Điều kiện tự nhiên:..8
 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội:......15
 II. THỰC TRẠNG HOANG MẠC HÓA MỘT SỐ KHU VỰC Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG:...17
 A. CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT: 
 1. Chỉ số khô hạn của A.A Grigoriev và M.I.Buđưco:..........17
 2. Hệ số ẩm ướt của G.N.Vưxotxki và N.N.Ivannov:......18
 B. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH- QUẢNG TRỊ VÀ HOANG MẠC HÓA Ở NINH THUẬN- BÌNH THUẬN:...20
 I. HOANG MẠC HÓA Ở QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ:.20
 1. Khái quát chung:...........20
 2. Thực trạng hoang mạc hóa ở Quảng Bình, Quảng Trị:.................21
 II. HOANG MẠC HÓA Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN:.24
 1. Khái quát chung:...24
 2. Thực trạng hoang mạc hóa ở Ninh Thuận, Bình Thuận:..25
 III. CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VIỆT NAM:29
 1. Các giải pháp chung:......29
 2. Các giải pháp cụ thể đối với khu vực Duyên Hải Miền Trung:.30
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:........35
 I. KẾT LUẬN:....35 
 II. KIẾN NGHỊ:..36 
 Phụ lục:...37
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần I: MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Hoang mạc hóa là một vấn đề đang rất được quan tâm và mang tính thời sự sâu sắc, nhất là trong điều kiện hiện nay quá trình này đang có xu hướng mở rộng ở một số nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
 Ở Việt Nam nếu xét các chỉ số của điều kiện tự nhiên chung thì hoàn toàn không tồn tại những không gian hoang mạc, tuy nhiên nguy cơ của sự phát triển hoang mạc thì không hẳn là không có, thậm chí quá trình này còn đang trở thành vấn đề nhức nhối ở một số nơi. Hoang mạc hóa đang đe dọa trực tiếp đời sống xã hội, môi trường tự nhiên ở một số vùng, điển hình nhất là khu vực Duyên hải miền Trung (DHMT) nước ta. Điều này đã và đang góp phần làm trầm trọng thêm tính chất khó khăn ở một khu vực vốn đã kém thuận lợi. Để giúp bản thân hiểu rõ hơn về vấn đề này đồng thời góp phần giáo dục học sinh và giúp mọi người nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, cũng như mức độ nguy hại của quá trình hoang mạc hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội ở khu vực Duyên hải miền Trung nói riêng và trên cả nước nói chung nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam.”
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Đề tài là sự tiếp tục của qúa trình nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hôi của loài người với quá trình hoang mạc hóa nhưng đi sâu nghiên cứu cụ thể ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam nên các mục đích cần đạt được là:
 - Tìm hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa.
 - Phân tích nguyên nhân và hiện trạng hoang mạc hóa ở Duyên hải miền Trung Việt Nam.
 - Nêu các giải pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ hoang mạc hóa ở Duyên hải miền Trung Việt Nam.
 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
 - Là các mục tiêu cụ thể mà đề tài cần thực hiện bao gồm:
 + Tìm hiểu đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực Duyên hải miền Trung ảnh hưởng đến qúa trình hoang mạc hóa.
 + Phân tích hiện trạng và hậu quả của quá trình hoang mạc hóa ở một số nơi điển hình trong khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam.
 + Nêu một số giải pháp nhằm hạn chế sự phát triển và tác hại của quá trình hoang mạc hóa.
 IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
 Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2014 tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một vấn đề rất cụ thể được thực hiện trên cơ sở tiếp tục của quá trình nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới mà tôi đã thực hiện. Tuy nhiên do thời gian và vốn tri thức còn hạn hẹp nên trong đề tài này tôi mới chỉ dừng lại ở việc thu thập, xử lí các thông tin và rút ra các kết luận chứ chưa có điều kiện để đi thực tế và khảo sát tận nơi các khu vực mà mình nghiên cứu.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
 Để thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra, trong đề tài này tôi thực hiện chủ yếu các phương pháp sau:
 - Phương pháp thu thập các thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và văn bản đã có.
 - Phương pháp phân tích và xử lí các thông tin khoa học để rút ra các kết luận cần thiết cho đề tài.
 - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức: sắp xếp các tài liệu thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị tin tức, đồng thời sắp xếp các chi tiết thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lí thuyết.
 - Phương pháp quan sát thực tế trên thực địa.
 VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
 Tìm hiểu về quá trình hoang mạc hóa ở nước ta nói chung và khu vực Duyên hải miền Trung nói riêng sẽ giúp cho cá nhân tôi cũng như mọi người hiểu rõ, hiểu đầy đủ hơn về loại thiên tai đặc biệt này. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, đánh giá thực trạng và những hậu quả khôn lường của nó sẽ phần nào giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước. Đồng thời giúp chúng ta hiểu, cảm thông và chia sẻ những khó khăn mà người dân khu vực miền Trung đang hàng ngày phải đối mặt.
 Mặt khác qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi có thêm những hiểu biết, những kinh nghiệm thực tiễn để giảng dạy tốt hơn chương trình địa lí ở trường phổ thông, đặc biệt là chương trình địa lí lớp 12. 
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Hoang mạc và quá trình hoang mạc hóa từ lâu đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như: các nhà sinh thái học, địa lí học, thổ nhưỡng học, kinh tế - xã hội học Tuy nhiên mỗi tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau lại nghiên cứu chúng ở những mức độ, khía cạnh khác nhau và nhằm phục vụ những mục đích khác nhau. Chẳng hạn như với nhà địa lí nổi tiếng Xô Viết L.P.Subaev trong cuốn “Địa lí tự nhiên đại cương” thì nghiên cứu hoang mạc với các đặc điểm về khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, sinh vật. Trong đó ông chỉ rõ các đặc điểm về thổ nhưỡng, các dạng địa hình cũng như nguyên nhân hình thành các dạng địa hình ở vùng hoang mạc. Còn các nhà kinh tế - xã hội và môi trường thì lại đi sâu nghiên cứu về ảnh hưởng của hoang mạc, của quá trình hoang mạc hóa đến việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống của con người và các tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội đến quá trình hoang mạc hóa.
 Ở Việt Nam vấn đề này cũng đang được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Đã có nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu và nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề này. Tiêu biểu như các tác giả: Vũ Tự Lập, Lê Bá Thảo, Nguyễn Hữu Danh, Đỗ Hưng Thành Trong điều kiện hiện nay của nước ta việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hoang mạc hóa, việc đánh giá tác động và tìm giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi quá trình này là điều rất cần thiết.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Xuất phát từ thực tế điều kiện tự nhiên Việt Nam: một nước nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, với kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa- nắng lắm, mưa nhiều. Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo cho hệ thực vật nước ta phát triển phong phú, đa dạng. Nhìn chung xét về mặt lí thuyết nước ta hoàn toàn không phát triển cảnh quan hoang mạc như một số nước cùng vĩ độ khác. Song trên thực tế nước ta lại đang phải đối mặt với quá trình hoang mạc hóa diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở khu vực Duyên hải miên Trung. Quá trình này đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận dân cư không nhỏ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên cũng như môi trường sinh thái.
 Xuất phát từ thực tế quá trình dạy học địa lí ở trường THPT đặc biệt là việc dạy địa lí Việt Nam ở chương trình lớp 12, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ các đặc điểm của tự nhiên, hiểu rõ hơn các loại thiên tai thường xảy ra ở nước ta và mối quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với sử dụng và bảo vệ môi trường, tài nguyên. Qua đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồi tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam”.
 Chương II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOANG MẠC HÓA Ở DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG.
 1. Điều kiện tự nhiên
 a. Vị trí địa lí
 Duyên hải miền Trung được tính từ Thanh Hóa đến Bình Thuận gồm 2 vùng lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là dải đất kéo dài và hẹp ngang nhất cả nước, với chiều dài khoảng 1500 km, chiều rộng có nơi chỉ đạt 
48- 50 km. Vùng gồm 14 tỉnh thành với tổng diện tích 96351km2 chiếm 29,16% diện tích cả nước, nhưng khu vực đồng bằng chỉ có 14560km2.
 - Phía Bắc giáp với đồng bằng sông Hồng
 - Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.
 - Phía Tây là dãy Trường Sơn.
 - Phía Đông giáp biển Đông.
 Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ của vùng đã tạo nên sự khác biệt cơ bản về mặt tự nhiên của vùng so với cả nước. Trên thực tế DHMT được coi là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: nghèo tài nguyên, lắm thiên tai.
 b. Địa hình.
 Địa hình được coi là một trong các nhân tố cơ bản dẫn đến quá trình hoang mạc hóa ở vùng này. Duyên hải miền Trung có địa hình tương đối phức tạp, mức độ chia cắt lớn và có sự phân hóa sâu sắc trong cấu trúc. Tuy là đồng bằng nhưng dải đồng ven biển phía Đông này lại hết sức hẹp ngang, không liên tục mà bị chia cắt thành một chuỗi các đồng bằng nhỏ do các dãy n ... hung:
 a. Sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 * Bảo vệ tài nguyên rừng: Là biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm giữ cân bằng sinh thái môi trường, hạn chế các thiên tai, trong đó có hoang mạc hóa. Do vậy cần sử dụng hợp lí và tiết kiệm các khu rừng đã khai thác, bảo vệ rừng đầu nguồn, đảm bảo tỉ lệ độ che phủ đủ mức an toàn sinh thái cho môi trường đất và nước.
 * Bảo vệ và chống ô nhiễm, thoái hóa đất: Là nhiện vụ rất quan trọng trong việc ngăn chặn quá trình hoang mạc hóa. Trong quá trình canh tác nông nghiệp nhất là canh tác trên các sườn dốc, nên theo mô hình ruộng bậc thang, gieo trồng theo đường đồng mức, đồng thời sử dụng các biện pháp thủy lợi, tưới tiêu, chăm bón hợp lí, xây dựng các hệ thống hồ, đập để dự trữ nước cho sản xuất.
 * Bảo vệ và chống cạn kiệt, ô nhiễm tài nguyên nước: Có vai trò quan trong nhằm ngăn chặn quá trình hoang mạc hóa. Cần phải có sự đầu tư để xây dựng hệ thống thủy lợi, sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm , hợp lí nhất là ở những khu vực khô hạn
 b. Các giải pháp phát triển kinh tế xã hội.
 * Giảm tỉ lệ gia tăng dân số: Được coi là nhiện vụ trọng tâm nhằm chống ô nhiễm môi trường và hạn chế hoang mạc hóa. Dân số đông, tăng nhanh là nguyên nhân của hầu hết mọi vấn đề như cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường Dân số tăng nhanh còn là nguyên nhân căn bản của mọi hoạt động kinh tế bất hợp lí. Do vậy giảm tốc độ gia tăng dân số chính là giảm áp lực đối với môi trường tự nhiên.
 * Phát triển công nghiệp hợp lí: góp giảm ô nhiễm môi trường và giảm áp lực cho ngành nông nghiệp. Phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ rừng và giảm lượng khí thải độc hại vào khí quyển.
 * Cần có các biện pháp đầu tư khoa học kĩ thuật công nghệ và tài chính để phát triển kinh tế xã hội ở các vùng bị hoang mạc hóa.
 * Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường
 * Giáo dục bảo vệ môi trường trong toàn cộng đồng.
 2. Các giải pháp cụ thể đối với khu vực Duyên Hải Miền Trung 
 Xét về nguyên nhân hình thành hoang mạc hóa ở DHMT ta thấy nguồn gốc sâu xa là do điều kiện tự nhiên kém thuận lợi. Nhưng sự phát triển nhanh hay chậm của quá trình này lại do tác động của con người, đặc biệt là các tác động làm mất lớp phủ thực vật ở đây. Do vậy các biện pháp quan trọng nhất đối với khu vực này theo tôi là trồng và tu bổ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
 a. Trồng rừng chắn cát di động:
Trồng rừng thích hợp trên đồi cát di động
 Trồng rừng phi lao chắn cát 
 * Đối với các các đồi cát di động: Biện pháp chống cát bay duy nhất có hiệu quả là trồng rừng phi lao và dải thảm cỏ che kín mặt cát. Sở dĩ chọn cây phi lao là vì đây là loài cây có cành nhỏ, lá dài, màu xanh. Cành gồm nhiều đốt ngắn lá rất nhỏ, tán không rộng nên không hứng gió nhiều như các cây lá rộng khác. Nhờ vậy mà cây phi lao cản bớt được gió lại không bị gió quật đổ. Cây phi lao cản được gió nhưng để giữ được cát thì phải trồng những loại cỏ vốn có trong tự nhiên, lá nhỏ, bò trên mặt đất và đốt nào cũng có rễ bám trên mặt đất. Như vậy trồng phi lao và dải thảm cỏ che kín mặt cát có tác dụng ngăn cản sự di chuyển của cát, ngoài ra còn cung cấp củi đốt cho nhân dân địa phương và làm dịu môi trường. Tuy nhiên để trồng phi lao đạt hiệu quả phòng hộ cao nhất thì khi trồng cần chú ý:
 + Trồng theo hướng Bắc- Nam.
 + Mỗi dải trồng 3 hàng cây, cách nhau 1,5m. Dải cách dải 3m, sau một năm cây cao khoảng 1,5m, bóng đã dài che gần hết diện tích có thể chặt bớt một hàng. ( Nguồn: Tạp chí bảo vệ môi trường 11/2001)
 * Đối với các trảng cát lượn sóng hoặc khá bằng phẳng nằm phía trong các cồn cát di động , sát với diện tích canh tác và khu vực dân cư, nên chú ý cải tạo, xử lí bằng cách tạo ra thảm xanh theo nguyên lí vùng sinh thái khép kín: “ Rừng nuôi đất, đất nuôi cây, cây nuôi người, người nuôi rừng.” Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với từng vùng:
 + Với những vùng cát tương đối ẩm: phát triển phi lao xen các loài keo.
 + Các vùng cát khô: Phát triển phi lao xen với trồng xoan lá rộng chịu hạn
 + Kết hợp với các rừng trên cần phát triển nông nghiệp.
 + Song song với trồng rừng chắn cát cần cần phát triển, bảo vệ nâng cao độ che phủ rừng trên toàn vùng, đặc biệt là những khu vực khô hạn, Tăng cường bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn ở khu vực đồi núi phía Tây.
 b. Xây dựng mô hình làng sinh thái: Đây là biên pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế, ổn định, nâng cao đới sống của người dân đồng thời hạn chế được quá trình sa mạc hóa.Ví dụ: 
 * Mô hình làng sinh thái ở vùng cát xã Hải Thủy – Lệ Thủy - Quảng Bình. Khu vực này là một vùng cồn cao, gió mạnh đẩy cát từ biển đắp thành đồi. Ngọn cồn cao, lộng gió, cát bị thổi cuốn vào nội đồng đe dọa ruộng vườn, nhà cửa. Trong lòng đồi cát, đất mịn theo nước chảy xuống sâu làm thành những nếp nền ngăn nước và tạo thành các suối. Suối chảy vào đồng bằng mang theo cát. Đất về phía đỉnh rất khô do đó cây không sống được, vì vậy vùng này cảnh quan hoang vu thiếu sự sống. Thiên nhiên khắc nghiệt buộc con người phải tìm các trồng cây để cố định được cát không cho lan chàn vào xóm làng đồng ruộng. 
 Bài toán đặt ra ở vùng đồi cát này tuy rất khó nhưng người dân và cán bộ khoa học ở đây đã tìm ra được lời giải có giá trị về kinh tế và môi trường mang tính sáng tạo và độc đáo: Khơi mương đưa nước vào các ao đào ở lưng chừng đồi để thuận tiện cho việc tưới cây ở phía dưới và trên cao. Đắp đập ngăn suối bằng những bao cát gây chênh lệch độ cao suối chảy vào khoảng 1m đủ để quay máy phát điện nhỏ công suất khoảng 350w phục vụ cho đời sống. Trên sườn đồi không thể có đất ẩm nên phải bạt sườn đồi thành ao cạn, đáy tiếp xúc với lớp nước mao dẫn. Phía trên ao có mương dẫn nước suối về gọi đó là vườn âm phủ. Vùng đồi lộng gió gây ra nạn cát bay người dân có thể tận dụng năng lượng gió này để biến thành năng lượng điện. (Nguồn: Tạp chí bảo vệ môi trường 4/2002) Mô hình canh tác này đã được áp dụng rất thành công ở xã Hải Thủy (Quảng Bình), nó đã hạn chế được nạn cát bay tiến tới đẩy lùi qua trình sa mạc hóa, đồng thời cải thiện được đời sống nhân dân. Vì vậy cần triển khai và nhân rộng mô hình này ra các địa phương khác. Tuy nhiên muốn làm được điều này thì cần vốn rất lớn do đó cần có sự đầu tư của nhà nước, các tổ chức kinh tế và sự lỗ lực sáng tạo của chính những người dân.
 c. Đối với sản xuất nông nghiệp : cần có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng. Thực hiện phương thức canh tác nông lâm kết hợp, cải thiện phương thức canh tác trên các sườn dốc, thâm canh lúa ở các vùng đồng bằng, thung lũng, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ở khu vực ven biển
 d. Đối với người dân: ngoài các biện pháp trên cần tích cực kết hợp nạo vét cát, giành lại diện tích đất canh tác và đất ở tại những nơi đã bị cát lấn chiếm.
 * Ngoài ra trong phát triển kinh tế - xã hội ở DHMT cũng cần chuyển dịch cơ cấu nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải tận dụng các lợi thế về vị trí, về giao thông để phát triển nhanh nền kinh tế trong vùng.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. KẾT LUẬN: 
 Qua sự tìm hiểu về quá trình hoang mạc hóa ở Việt Nam nói chung và ở Duyên hải miền Trung nói riêng chúng ta thấy rằng: Hoang mạc hóa hình thành và phát triển chủ yếu do điều kiện tự nhiên kém thuận lợi cộng với các tác động bất hợp lí trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội, đồng thời hoang mạc hóa cũng đang gây ảnh hưởng nghiên trọng đến đời sống của người dân, đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Quá trình hoang mạc hóa đang có xu hướng diễn ra nhanh hơn ở một số khu vực, điều này dẫn đến việc thu hẹp không gian sống của con người cũng được đẩy mạnh. Bởi vậy muốn tồn tại và phát triển thì chúng ta phải bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên. Hay nói cách khác chúng ta phải phát triển một cách bền vững nền kinh tế, tức là phát triển để thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của thế hệ tương lại. Việc nhận thức đầy đủ về loại thiên tai này sẽ giúp chúng ta có được những biện pháp tốt nhất để ngăn chặn và đẩy lùi sự phát triển của nó.	
 Sau một thời gian làm việc mà chủ yếu là thu thập, nghiên cứu các tài liệu, với sự cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp tôi đã hoàn thành được đề tài: “Tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hôi và quá trình hoang mạc hóa ở khu vực Duyên Hải Miền Trung Việt Nam”.
 Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn ngắn, khả năng và vốn tri thức của bản thân còn hạn chế, nên tôi mới chỉ nghiên cứu được một phần nội dung của vấn đề. Trong đề tài tôi cũng chưa làm sáng tỏ hết được những nhiệm vụ mà mình đặt ra, chưa có sự khảo sát thực tế trên thực địa, nên phần nào các vấn đề đưa ra còn thiếu cơ sở thực tiễn. Mặt khác trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này cũng không tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự đánh giá, sửa chữa, bổ sung của các thầy cô, đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
 II. KIẾN NGHỊ 
 Từ quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tôi mạnh dạn rút ra một số kiến nghị như sau:
 - Trong quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông nên tổ chức cho học sinh học tập, quan sát, tìm hiểu những kiến thức thực tế gắn với nội dung bài học. 
 - Sở giáo dục – đào tạo nên xem xét đưa vào chương trình học nội dung thực địa và có sự đầu tư kinh phí để giáo viên và học sinh có điều kiện đi thực tế. 
 Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Người thực hiện
 Đinh Thị Hồng Thắm
Phụ lục
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Địa lí tự nhiên Việt Nam – Vũ Tự Lập
 2. Thiên nhiên Việt Nam – Lê Bá Thảo.
 3. Đồi núi Việt Nam thoái hóa và phục hồi – Nguyễn Sĩ Thiêm và Thái Phiên.
 4. Phân vùng địa lí tự nhiên đất liền, biển, đảo Việt Nam và lân cận – Nguyễn Văn Nhưng và Nguyễn Văn Vinh.
 5. Địa lí tự nhiên các lục địa- Nguyễn Phi Hạnh.
 6. Những quy luật chung của Trái Đất- Đào Trọng Năng dịch.
 7. Học thuyết cảnh quan- Xolsev.
 8. Tìm hiểu thiên tai trái đất – Đỗ Hưng Thành.
 9. Tạp chí khoa học công nghệ, tạp chí bảo vệ môi trường các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004
 Các tài liệu khác

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_moi_quan_he_giua_phat_trien_k.doc