SKKN Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh Trường THPT Vĩnh Thuận
TDTT là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó là tổng hợp những phương tiện nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, hài hòa. Đặc biệt nó là hình thức cơ bản để chuẩn bị thể lực phục vụ lao động, học tập và các hoạt động xã hội khác.Chính vì thế TDTT đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học dưới các hình thức chính khóa và ngọai khóa cùng với nhiều môn thể thao khác như: Điền kinh; Bóng đá; Bóng chuyền; Cầu lông; Đá cầu
Trong đó, lịch sử phát triển môn điền kinh gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vì chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con người. Từ khi hình thành xã hội, con người đã phải sống một thời kỳ dài bằng săn bắt và hái lượm. Không những thế, để tồn tại và phát triển, con người còn phải đấu tranh với sự tấn công của muông thú và các hiện tượng thiên nhiên khác. Chính vì vậy con người đã sử dụng chạy là một trong những hình thức của cuộc sống, đuổi bắt hay chạy trốn sự tấn công. Từ thực tiễn của cuộc sống, con người đã nhận biết được tầm quan trọng của chạy, đã biết tự tập luyện và dạy cho nhau để phát triển khả năng đó. Cùng với thời gian con người cũng dần dần nhận thấy được sự tập luyện đó không chỉ cần thiết cho chính người lao động mà còn rất cần đối với con cháu họ để chuẩn bị cho thế hệ trẻ tiếp bước cha ông kiếm sống một cách có hiệu quả. Do vậy điền kinh có lịch sử lâu đời và trở thành môn thể thao thi đấu sớm hơn nhiều môn thể thao khác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh Trường THPT Vĩnh Thuận

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN CHẠY TIẾP SỨC 4x100m CHO ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPT VĨNH THUẬN A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. Lí do chọn đề tài: TDTT là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó là tổng hợp những phương tiện nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, hài hòa. Đặc biệt nó là hình thức cơ bản để chuẩn bị thể lực phục vụ lao động, học tập và các hoạt động xã hội khác.Chính vì thế TDTT đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học dưới các hình thức chính khóa và ngọai khóa cùng với nhiều môn thể thao khác như: Điền kinh; Bóng đá; Bóng chuyền; Cầu lông; Đá cầu Trong đó, lịch sử phát triển môn điền kinh gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vì chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con người. Từ khi hình thành xã hội, con người đã phải sống một thời kỳ dài bằng săn bắt và hái lượm. Không những thế, để tồn tại và phát triển, con người còn phải đấu tranh với sự tấn công của muông thú và các hiện tượng thiên nhiên khác. Chính vì vậy con người đã sử dụng chạy là một trong những hình thức của cuộc sống, đuổi bắt hay chạy trốn sự tấn công. Từ thực tiễn của cuộc sống, con người đã nhận biết được tầm quan trọng của chạy, đã biết tự tập luyện và dạy cho nhau để phát triển khả năng đó. Cùng với thời gian con người cũng dần dần nhận thấy được sự tập luyện đó không chỉ cần thiết cho chính người lao động mà còn rất cần đối với con cháu họ để chuẩn bị cho thế hệ trẻ tiếp bước cha ông kiếm sống một cách có hiệu quả. Do vậy điền kinh có lịch sử lâu đời và trở thành môn thể thao thi đấu sớm hơn nhiều môn thể thao khác. Chạy tiếp sức là một dạng thi đấu đồng đội trong điền kinh, bốn vận động viên thay nhau chuyền tín gậy bắt đầu từ vạch xuất phát, cuối cùng mang tín gậy chạy về đích. Tuy nhiên trong các kì Đại Hội TDTT và HKPĐ cấp tỉnh chất lượng chuyên môn trong các cuộc thi tiếp sức chưa cao, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng theo tôi nguyên nhân chính là do giáo viên phụ trách tuyển chọn và huấn luyện chưa có một phương pháp phù hợp, trong điều kiện thời gian bị hạn chế do lịch học văn hóa dày đặc của học sinh. Chúng ta thấy qua nhiều năm và các kỳ đại hội OLympic để đạt được thành tích cao các HLV; VĐV đã kế thừa phát huy và luôn tìm tòi ra những phương pháp huấn luyện có nhiều ưu điểm và thành tích cao hơn. Kỷ lục thế giới và kỷ lục châu Á, và kỷ lục trong nước đều do các VĐV thiết lập, bởi thành tích chạy tiếp sức 4 x 100m phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật và sự phối hợp.Tuy nhiên một trong những yếu tố cũng rất quan trọng trong việc đào tạo VĐV đạt thành tích cao đó là khâu tuyển chọn và huấn luyện VĐV có triển vọng, ngoài việc huấn luyện thật khoa học ra, thì việc tuyển lựa tài năng thể thao bẩm sinh để tiến hành việc huấn luyện thật khoa học từ sớm là điều mọi người rất quan tâm chọn lọc chính xác sẽ giảm bớt việc đào thải VĐV và là khâu trọng yếu để mong đạt những thành tích cao. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận”. II. Mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với đều kiện thực tế của trường, bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận” giúp cho quá trình giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật chạy tiếp sức 4 x 100m được hoàn thiện hơn và thành tích cao nhất. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận. - Chỉ đi sâu nghiên cứu phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy tiếp sức 4x100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận. IV.Nhiệm vụ nghiên cứu. - Xác định và lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh, mạnh và khéo néo nhằm nâng cao thành tích trong môn chạy tiếp sức 4 x 100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận. - Đánh giá hiệu quả của phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích trong môn chạy tiếp sức 4 x 100m cho đội tuyển điền kinh trường THPT Vĩnh Thuận. V. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: a.Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu. b.Phương pháp quan sát sư phạm. c.Phương pháp sử dụng Test. d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. VI. Thời gian nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012. B.NỘI DUNG. I. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyển chọn và huấn luyện. 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của BGH, nhà trường và các đoàn thể.phần lớn học sinh chịu khó học tập, năng động và có sức khoẻ tốt. Môn thể dục ngày càng nhận được sự quan tâm của mọi người. Từ năm học 2001 đến nay tôi được BGH nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách tuyển chọn và bồi dưỡng vận động viên tham gia thi đấu các giải thi đấu phong trào và tham gia thi đấu HKPĐ cấp tỉnh. Tôi luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ và từng bước khắc phục những khó khăn trên. - Tham mưu với bộ môn thể dục đề nghị với nhà trường mua sắm dụng cụ tập luyện nhằm phát triển tố chất vận động, các dụng cụ bổ trợ phát triển chuyên môn ( tạ gánh, vượt rào, đệm nhảy cao). - Được sự quan tâm của BGH, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tạo điều kiện thuân lợi trong quá trình tuyển chọn và huấn luyện. 2. Khó khăn: Kĩ thuật và thành tích thi đấu tại HKPĐ của trường THPT Vĩnh Thuận từ năm học 2007-2008 trở về trước còn khá khiêm tốn, sở dĩ như vậy là do một số nguyên nhân sau đây. - Sân tập chưa đảm bảo cho tập luyện, nhiều giờ học rất nắng. Nhiều học sinh nhà xa mà học thể dục chéo buổi nên không về nhà hoặc về nhà không kịp nghỉ chưa nên chất lượng môn học chưa cao. - Cơ sở vật chất, dụng cụ thi đấu,tập luyện của nhà trường còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu cho học sinh và đội tuyển. - Khi ở cấp dưới các em chưa được học chạy tiếp sức 4x 100m. Đây là môn học cần sự phối hơp và tinh thần đồng đội cao. - Nhiều học sinh khi được tuyển chọn vào đội tuyển chưa được tham dự thi đấu bao giờ cho nên rất khó khăn trong công tác huấn luyện - phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa chưa được quan tâm và chưa phát triển mạnh mẽ. - Công tác tổ chức các giải thi đấu điền kinh trong các ngày lễ lớn còn hạn chế rất nhiều - Đa số học sinh là con nông thôn, không có điều kiện tập luyện TDTT thường xuyên và chế độ bồi dưỡng hợp lý. II. Giải pháp và kết quả: * Giải pháp. 1. Đặc điểm của chạy tiếp sức 4x 100m. Cùng là các môn chạy nên về nguyên lý kỹ thuật chạy tiếp sức giống nhau như chạy ngắn, cự ly trung bình và cự ly chạy dài.Đó là một hoạt động có chu kỳ, một chu kỳ gồm hai bước đơn, trong đó có hai lần cơ thể bay trên không và hai lần có một chân chống đất. Tốc độ chạy phụ thuộc vào độ dài và tần số bước. Độ dài bước tùy thuộc cấu trúc giải phẫu sức mạnh và góc độ đạp sau, còn tần số bước phụ thuộc vào sức mạnh, tốc độ đạp sau ,tốc độ đưa chân và cả sự phối hợp động tác tay và chân. Trong một chu kỳ bước chạy, để rút ngắn thời gian chạy không chỉ cần đạp sau nhanh mạnh, đúng hướng mà còn phải rút ngắn thời gian bay trên không, bởi vì khi bay cơ thể chuyển động dần đều do là chuyển động theo quán tính. Bên cạnh đó yêu cầu của chạy tiếp sức là các vận động viên phải trao và nhận tín gậy trong khu vực 20m qui định. Đồng thời trao và nhận tín gậy phải thực hiện trong điều kiện tốc độ cao tương ứng với tốc độ của cự ly chạy ngắn. Nên trước hết đội chạy phải có sự phối hợp đồng đội tốt, trao nhận tín gậy tốt. Việc trao nhận tín gậy phải được thực hiện khi người trao không giảm tốc độ chạy, khi người nhận đã đạt tới tốc độ tối đa của mình và khi hai người chạy tới đoạn giữa của khu vực trao tín gậy. Nếu đạt được điều đó thì thành tích của đội sẽ nhanh hơn thành tích chạy 100m của bốn người trong đội cộng lại, bởi vì trong chạy 4x100m lúc này có tới 3x100m vận động viên được chạy với tốc độ cao. Trong thi đấu (kể cả thi đấu quốc tế) rất nhiều đội có thành tích của từng cá nhân trong đội rất tốt lại thua các đội kém hơn do sự phối hợp trao nhân tín gậy không tốt hoặc bị rơi gậy. Cùng với các yếu tố trên việc phân công thứ tự người chạy trong đội cần phải được khai thác được thế mạnh của từng cá nhân: Người số 1 chạy đầu tiên phải là người có kỹ thuật xuất phát thấp tốt nhất trong đội ( xuất phát nhanh không bị phạm quy và đạt tốc độ cao sớm) . Người số 2, số 3 cần phải có sức bền tốc độ ( vì phải chạy 120m) và có kỹ thuật trao nhận tín gậy tốt. người số 4 chạy đoạn cuối phải là người chạy nước rút tốt và là vận động viên có tâm lý thi đấu tốt và lòng quyết tâm cao thì sẽ đạt được thắng lợi. 2.Một số phương pháp tuyển chọn và huấn luyện chạy 4x100m. 2.1 . Phương pháp tuyển chọn. a. Hình thái cơ thể. * Chiều cao Theo thống kê trong môn chạy ngắn, 8 VĐV nam đã có 12 lần phá kỷ lục thế giới đều cao trên 1m70 về nữ có 5 VĐV 10 lần phá kỷ lục thế giới có chiều cao 1m65 trở lên, người cao nhất là 1m72. Đa số các huấn luyện viên và chuyên gia chạy ngắn thế giới cho rằng chiều cao lí tưởng của vận động viên thế giới : VĐV nam là 1m75 trở lên, VĐV nữ 1m68 trở lên. Khi tuyển chọn tài năng, phải đặc biệt căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng phát dục theo giai đoạn tuổi khác nhau. Phương pháp dự đoán chiều cao + Phương pháp dự đoán của Hapulchikhơ. Chiều cao nam : Chiều cao bố + Mẹ 2 Chiều cao nữ : Chiều cao bố x 0,932 + Mẹ /2 2 + Phương pháp dư đoán theo độ dài bàn chân Chiều cao khi trưởng thành = Chiều cao bàn chân lúc 13 tuổi cm x 7 + 3cm * Chỉ số Quetelet ( Trọng lượng/chiều cao x 1000 ). Chỉ số quetelet biểu thị trọng lượng của mỗi xăngtimét chiều cao cơ thể, phản ánh sự phát dục đồng đều của cơ thể. b.Tố chất thể lực. kỹ thuật nhảy cao được xây dựng trên cơ sở tố chất thể lực. Tố chất thể lực tốt là tiền đề thuận lợi cho việc nắm vữn
File đính kèm:
skkn_phuong_phap_tuyen_chon_va_huan_luyen_chay_tiep_suc_4x10.pdf