SKKN Phương pháp dạy kiểu bài về từ loại Tiếng Việt
Trong thực tế cuộc sống, ngôn ngữ là phương tiện tư duy của cộng đồng xã hội. Trong ngôn ngữ, thì từ ngữ được xem là vật liệu kiến trúc cơ bản của tiếng nói. Tri thức về ngôn ngữ, nói gọn lại, gồm một pho từ điển và một cuốn ngữ pháp. Từ ngữ chính là bộ ký hiệu con người đặt ra để mã hóa sự vật, định danh sự vật. Con người nhận thức sự vật đến đâu thì ghi nhận lại nhận thức ấy trong từ ngữ. Nhiều quốc gia phải dựng tiếng của nước khác trong nhà trường vì tiếng nói của họ chưa đủ các thuật ngữ chuyên dùng.
Tiếng Việt sở dĩ được dùng trong nhà trường, trong hành chính quốc gia vì nó đã được phát triển trong bao nhiêu năm, có sự đóng góp của cộng đồng người Việt qua nhiều thế hệ, đặc biệt quan trọng là giới tri thức. Nói cách khác, vốn từ ngữ của cộng đồng phản chiếu năng lực hiểu biết hiện thực của cộng đồng đó, phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cộng đồng. Từ ngữ còn là những hiểu biết về dân tộc. ý thức, bản sắc dân tộc được biểu hiện ở ngôn ngữ, ở hệ thống từ ngữ. Rất nhiều từ ngữ gắn bó với đời sống dân tộc không tìm thấy có đơn vị tương đương trong tiếng nước ngoài ví dụ như các từ "nhà", "mình", "non nước". Chỉ có sử dụng ngôn ngữ dân tộc mới nói hết được tâm lý dân tộc, cách cảm, cách nghĩ của người Việt mình. Học tiếng Việt chính là một cách tốt nhất bồi dưỡng tinh thần Việt, tinh thần và bản sắc Việt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp dạy kiểu bài về từ loại Tiếng Việt

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS XUÂN TRƯỜNG *** SÁNG KIẾN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT Tác giả : Nguyễn Thị Thao Chúc Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên - Tổ phó Tổ Khoa học xã hội Nơi công tác: Trường THCS Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Xuân Trường, ngày 25 tháng 4 năm 2009 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Phương pháp dạy kiểu bài về từ loại Tiếng Việt. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Ngữ văn, phần tiếng Việt THCS. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25/8/2007 đến ngày 20/4/2009. 4. Tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thao Chúc. - Năm sinh: 1975. - Nơi thường trú: Thị trấn Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định. - Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn. - Chức vụ: Giáo viên - Tổ phó tổ Khoa học xã hội. - Nơi công tác: Trường THCS Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định. - Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định. - Điện thoại: NR: 03503.753.073 - DĐ: 0917.305.657 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường THCS Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định. - Địa chỉ: Tổ 18 - Thị trấn Xuân Trường - huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định. - Điện thoại: 03503.886.302. I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN: Trong thực tế cuộc sống, ngôn ngữ là phương tiện tư duy của cộng đồng xã hội. Trong ngôn ngữ, thì từ ngữ được xem là vật liệu kiến trúc cơ bản của tiếng nói. Tri thức về ngôn ngữ, nói gọn lại, gồm một pho từ điển và một cuốn ngữ pháp. Từ ngữ chính là bộ ký hiệu con người đặt ra để mã hóa sự vật, định danh sự vật. Con người nhận thức sự vật đến đâu thì ghi nhận lại nhận thức ấy trong từ ngữ. Nhiều quốc gia phải dựng tiếng của nước khác trong nhà trường vì tiếng nói của họ chưa đủ các thuật ngữ chuyên dùng. Tiếng Việt sở dĩ được dùng trong nhà trường, trong hành chính quốc gia vì nó đã được phát triển trong bao nhiêu năm, có sự đóng góp của cộng đồng người Việt qua nhiều thế hệ, đặc biệt quan trọng là giới tri thức. Nói cách khác, vốn từ ngữ của cộng đồng phản chiếu năng lực hiểu biết hiện thực của cộng đồng đó, phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cộng đồng. Từ ngữ còn là những hiểu biết về dân tộc. ý thức, bản sắc dân tộc được biểu hiện ở ngôn ngữ, ở hệ thống từ ngữ. Rất nhiều từ ngữ gắn bó với đời sống dân tộc không tìm thấy có đơn vị tương đương trong tiếng nước ngoài ví dụ như các từ "nhà", "mình", "non nước". Chỉ có sử dụng ngôn ngữ dân tộc mới nói hết được tâm lý dân tộc, cách cảm, cách nghĩ của người Việt mình. Học tiếng Việt chính là một cách tốt nhất bồi dưỡng tinh thần Việt, tinh thần và bản sắc Việt. Vốn từ ngữ cũng thể hiện năng lực biểu đạt, cảm nghĩ. Ai cũng muốn lời nói của mình giàu sức thuyết phục. Điều kiện để nói hay là phải giàu có vốn từ ngữ cũng như muốn ăn mặc đẹp thì phải có nhiều quần áo, nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Từ ngữ là phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng nhất. Người có vốn từ phong phú sẽ dễ dàng tìm được cách nói tốt nhất. Học từ ngữ là nhằm cung cấp cho các em tri thức về từ ngữ để nâng cao năng lực dựng từ của trẻ. Học từ ngữ trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về hệ thống từ vựng Tiếng Việt và các quy tắc lựa chọn, sử dụng từ ngữ Tiếng Việt; làm phong phú vốn từ của học sinh; làm tích cực hóa vốn từ của học sinh; làm chuẩn hóa vốn từ của học sinh. Các em học sinh sẽ biết sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm và phong cách ngôn ngữ. Các từ trong một ngôn ngữ có số lượng rất lớn. Hơn nữa đó còn là một hệ thống mở, từ mới thường xuyên được hình thành, các từ ngữ cũ dần bị đào thải nếu không còn cần thiết cho nhu cầu tư duy và giao tiếp của con người. Tuy số lượng rất lớn, nhưng mỗi từ trong kho từ vựng của một ngôn ngữ không phải hoàn toàn khác biệt với những từ ngữ khác. Trái lại giữa chúng thường có những điểm giống nhau về một phương diện nào đó. Những điểm giống nhau như vậy là cơ sở để tập hợp các từ thành các loại, các lớp, các nhóm. Có những từ giống nhau (toàn bộ hay gần toàn bộ) về hình thức âm thanh. Chúng hợp thành các từ đồng âm, hoặc gần âm. Các từ có thể giống nhau ở bình diện cấu tạo. Chúng được tạo ra theo cùng một mô hình, một kiểu. Đó là các từ cùng một kiểu cấu tạo. Trong Tiếng Việt dựa vào kiểu cấu tạo, các từ được phân định thành từ đơn, từ ghép (từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ) từ láy (từ láy hoàn toàn, từ láy bộ phận âm đầu, từ láy bộ phận vần...) Các từ ngữ có thể có điểm giống nhau về nghĩa, từ đó hình thành các hệ thống ngữ nghĩa với các mức lớn nhỏ khác nhau: Các từ cùng trường nghĩa, các từ gần nghĩa, các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa. Các từ còn có thể có những điểm giống nhau. Xét theo các phương diện khác như: chức năng, nguồn gốc, phạm vi sử dụng, đặc điểm phong cách. Chúng hợp thành các lớp từ xếp theo nguồn gốc (ví dụ: từ gốc Việt, từ gốc Hán, từ gốc Ấn- Âu), các lớp từ nghề nghiệp, các lớp từ địa phương, các lớp từ thuộc các phong cách chức năng khác nhau. Như vậy, toàn bộ các từ trong một ngôn ngữ tạo nên các loại, các nhóm, các hệ thống khác nhau xét theo các phương diện khác nhau. Ngoài các phương diện trên, các từ còn được xem xét ở phương diện đặc điểm ngữ pháp. Các từ cú những đặc điểm ngữ pháp giống nhau tạo nên một từ loại, mặc dù chúng có thể khác nhau về âm thanh và kiểu cấu tạo, hay khác nhau về ý nghĩa từ vựng, khác nhau về nguồn gốc, phạm vi sử dụng, đặc điểm phong cách.... Từ đó có thể xác định: Từ loại là lớp từ có sự giống nhau về các đặc điểm ngữ pháp. Muốn phân định được từ loại thì cần xác định đặc điểm ngữ pháp của từ. Những tiêu chí phân định từ loại cũng khá rõ ràng. Trước hết đó là tiêu chí ý nghĩa ngữ pháp khái quát. Đây là loại ý nghĩa phạm trù, có mức độ khái quát cao, do đó là ý nghĩa chung cho các từ thuộc cùng một từ loại. Ví dụ: - Các từ: năm, bảy, bốn mốt, vạn, mấy, vài.... có ý nghĩa khái quát chỉ số lượng. - Các từ: ăn, đi, học tập, đấu tranh.... có ý nghĩa khái quát chung là chỉ họat động. Trong một phạm trù ý nghĩa khái quát có các mức độ khái quát thấp hơn, hẹp hơn. Các ý nghĩa khái quát thấp hơn là tiêu chí để xác định các tiểu loại của từ. Tiêu chí ý nghĩa ngữ pháp là một tiêu chí quan trọng vì ý nghĩa ngữ pháp của từ chi phối những đặc điểm trong hoạt động ngữ pháp của từ. Nhưng chỉ căn cứ vào tiêu chí ngữ pháp thì chưa đủ. Ngoài ra ta còn cần phải sử dụng các tiêu chí về hình thức ngữ pháp. Hình thức ngữ pháp của từ Tiếng Việt không bộc lộ trong bản thân từ. Từ tiếng Việt chỉ bộc lộ các đặc điểm ngữ pháp trong hoạt động cấu tạo các đơn vị lớn hơn như cụm từ và câu. Vì vậy, khi xem xét phương diện hình thức ngữ pháp của từ Tiếng Việt, cần phải dựa vào khả năng đảm nhiệm các thành phần câu. Tiêu chí về khả năng kết hợp của từ được công nhận là một tiêu chí quan trọng trong việc phân định từ loại. Ví dụ: Các từ: người, con, cái, nhà máy, tư tưởng.... đều có khả năng kết hợp như sau: -Với các từ chỉ lượng (sáu, bảy, vài, mươi....) ở phía trước: vài người, mươi cái, sáu nhà máy.... - Với các từ chỉ định (này, kia, ấy, nọ, đó...) ở phía sau: người này, con ấy, nhà máy kia, tư tưởng nọ.... Khả năng kết hợp (ở trước và sau) với các cụm từ, có những từ loại không thể có khả năng đó mà chỉ có khả năng đóng vai trị thành tố phụ. Lại có những từ loại không thể làm thành tố chính lẫn vai trò thành tố phụ mà chỉ làm nhiệm vụ nối kết các thành tố nằm ngoài cấu tạo của cụm từ. Căn cứ vào những khả năng khác nhau đó có thể phân định các từ loại khác nhau. Như thế, tiêu chí khả năng kết hợp của từ đó được nhìn nhận theo khả năng cấu tạo cụm từ và khả năng đảm nhiệm thành tố chính hay thành tố phụ của cụm từ, hơn nữa, đó là khả năng cấu tạo loại cụm từ nào. Ngoài ra cần xem xét khả năng cấu tạo câu, đảm nhiệm các thành phần câu. Đây cũng là một phương diện bộc lộ đặc điểm và bản chất ngữ pháp của các từ trong tiếng Việt. Hoạt động cấu tạo câu chủ yếu được xem xét ở năng lực đảm nhiệm vai trò của hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) trong nòng cốt câu bình thường. Căn cứ vào đó có thể phân biệt những từ có thể đảm nhiệm vai trò các thành phần chính (danh từ, động từ, tính từ, đại từ ....) và các từ chỉ đảm nhiệm được vai trò của các thành phần phụ (số từ, phụ từ) hoặc chỉ đảm nhiệm vai trò nối kết các thành phần câu (quan hệ từ). Ngoài ra còn có một từ loại không đảm nhiệm vai trò cấu tạo một thành phần nào trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu mà chỉ hình thái hóa ý nghĩa của câu (tình thái từ). Từ tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn và những cơ sở khoa học như đã nêu trên về từ loại mà chương trình Ngữ Văn THCS đã đưa kiến thức về từ loại vào để giảng dạy cho học sinh ở các khối lớp 6,7,8 giúp các em nắm chắc kiến thức về từ loại, biết sử dụng một cách hiệu quả trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết. Cụ thể: Tổng số tiết học về từ loại trong chương trình Ngữ văn THCS là 10 tiết trong đó lớp 6: 6 tiết, lớp 7: 2 tiết, lớp 8: 2 tiết. Ở chương trình Ngữ văn lớp 9, nội dung về từ loại sẽ được ôn tập lại trong khoảng 1 tiết của bài tổng kết về ngữ pháp. Cũng xuất phát từ chính những thực tế trên mà bản thân tôi đã suy nghĩ, đúc kết và hình thành nên sáng kiến kinh nghiệm: "Phương pháp dạy kiểu bài từ loại Tiếng Việt " *************** II/ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi cũng muốn trình bày về thực trạng trước khi hình thành phương pháp giảng dạy ở hai phương diện: 1. Thực trạng học tập của học sinh về từ loại: Ở chương trình tiếng Việt THCS, trước khi tìm hiểu về từ loại tiếng Việt, học sinh đã được học khái niệm về từ, cấu tạo từ, các tiểu loại về từ. Cũng trong những tiết học về từ nói chung đó, các em cũng nắm được kiến thức về nghĩa của từ. Đánh giá một cách chung nhất, họ
File đính kèm:
skkn_phuong_phap_day_kieu_bai_ve_tu_loai_tieng_viet.pdf