SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động

Hoạt động dạy nghề phổ thông có rất nhiều tiết thực hành nên hoạt động dạy nghề gắn liền với hoạt động lao động sản xuất, đặc biệt là môn nghề làm vườn. Mục đích của hoạt động dạy nghề là hình thành, phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh áp dụng vào đời sống sản xuất. Trong trường THPT đặc biệt là các trường THPT ở vùng trung du miền núi, vấn đề cho học sinh tiến hành các buổi lao động là không thể thiếu. Các buổi lao động đó BGH nhà trường thường phân chia theo lớp và do giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo tiến hành theo lớp.

Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đưa ra các giáo án, đề tài. Trong các công trình nghiên cứu đó đã làm nổi bật mục đích, hoạt động, giải pháp và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục nghề phổ thông cũng như hoạt động lao động.

Tuy nhiên những bài viết, giáo án, công trình nghiên cứu đó đang mang tính hàn lâm, chưa đi vào cụ thể, chưa đi vào thực tiễn, chưa sát với thực tế địa phương và thực hiện trên quy mô nhỏ.

Bằng thực tiễn trong quá trình dạy nghề phổ thông, làm công tác đoàn trong nhiều năm và thường xuyên, trực tiếp tham gia chỉ đạo, lên kế hoạch, phân công trong các tiết thực hành nghề làm vườn và quá trình lao động của học sinh. Tôi nhận thấy thực trạng, thái độ, năng lực lao động của học sinh và mạnh dạn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề và hoạt động lao động của học sinh trong trường THPT.

 

docx 67 trang Đoàn Chí Hoàng 04/09/2024 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động

SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN
----------🙢🕮🙠----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG 
VÀ HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2021 - 2022
MỤC LỤC
 SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
 ----------🙢🕮🙠----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG 
VÀ HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TÁC GIẢ: NGUYỄN VĂN MINH - 0989552550
 HOÀNG THỊ HẰNG - 0973559382
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3
NĂM HỌC 2021 - 2022
A . PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Trong bối cảnh thế giới có sự chuyển biến chóng mặt, cuộc sống đang biến động và thay đổi từng ngày. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng “công dân toàn cầu” tạo nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho thế hệ trẻ. Xu thế toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ đến việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và năng lực. Ngành giáo dục đứng trước mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ngoài vốn kiến thức, khoa học còn phải có khả năng nhạy bén trong công việc, trong lao động và năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
	Trong dạy học việc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh được thực hiện đồng bộ ở tất cả các môn học, hoạt động giáo dục. Trong đó môn học nghề phổ thông và hoạt động lao động thể hiện rõ nét hơn cả.
	Học nghề phổ thông rất cần thiết trong tình hình “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay. Học nghề phổ thông giúp học sinh bổ sung các năng lực thực tế bên cạnh học kiến thức văn hoá, giúp học sinh biết được một số kỹ năng để vận dụng vào cuộc sống. Ngoài ra môn nghề phổ thông còn giúp học sinh biết được năng lực, khả năng của mình, bước đầu định hướng nghề nghiệp trong tương lai theo sở thích.
	Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ an bộ môn nghề phổ thông chưa thực sự được coi trọng, diễn ra rất mờ nhạt, mang tính chất hình thức, đối phó. Học sinh học và thi nghề phổ thông chỉ để lấy điểm ưu tiên khi xét tốt nghiệp mà chưa phát huy hết vai trò của việc học nghề.
Hoạt động lao động là hoạt động hết sức quan trọng trong các trường THPT. Hoạt động này rèn luyện cho học sinh những kĩ năng, năng lực cũng như các phẩm chất tốt đẹp của người lao động như cần cù, tỉ mỉ, kỉ luậtNếu không tổ chức hoạt động giáo dục lao động dễ phát sinh tâm lý lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại, ăn bám, coi thường lao động chân tay.
Đối với môn nghề phổ thông thời lượng các tiết thực hành chiếm phần lớn thời gian. Trong các tiết thực hành, học sinh sẽ thao tác trên các đối tượng vật chất để tạo ra sản phẩm phù hợp với mục đích ban đầu. Trong các tiết thực hành học sinh sẽ tiến hành quá trình lao động chân tay bằng kỹ năng và năng lực của mình nhằm tạo ra sản phẩm. Vậy làm thế nào để kết hợp giữa hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động của học sinh? Làm thế nào để hình thành, phát triển được phẩm chất, năng lực lao động cho học sinh thông qua dạy nghề phổ thông? Là những cán bộ Đoàn thanh niên, là giáo viên dạy nghề phổ thông trong nhiều năm, chúng tôi luôn luôn suy nghĩ về những câu hỏi đó. Đó chính là lý do mà chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Từ thực tiễn những vấn đề nắm bắt được thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động, sản xuất của học sinh tại trường THPT.
- Từ thực tiễn của công tác giáo dục phẩm chất, năng lực thông qua dạy nghề làm vườn và hoạt động lao động sản xuất cho học sinh ở trường THPT. Từ thực tiễn giảng dạy và điều hành các hoạt động lao động sản xuất của học sinh tại trường THPT đã đạt một số thành công nhất định. Chúng tôi muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, phát triển phẩm chất, năng lực thông qua dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng vấn đề lao động của học sinh THPT.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy nghề tại trường THPT.
- Phân tích thực trạng về giáo dục, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT. 
- Phân tích, xác định nguyên nhân và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT.
3. Đối tượng và giới hạn của đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu vấn đề giáo dục hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động từ năm học 2019 - 2020 cho đến nay.
Đề tài áp dụng cho học sinh khối 11 đang học nghề phổ thông tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, công trình của tôi sử dụng các phương pháp: 
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài như:
- Nghiên cứu sá ... h Liên, xay nước mía phục vụ các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia các năm...
(Lao động bắt ốc bươu vàng tại xã Thanh liên)
(Hình ảnh học sinh lao động giúp nhân dân xã Thanh Mỹ khắc phục hâu quả lũ lụt)
(Hình ảnh lao động trồng cây tại xã Cát Văn)
 (Hình ảnh học sinh nấu ăn phục vụ khu cách ly tập trung covid – 19)
3. Kiến nghị đề xuất
- Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo.
Cần làm rõ, nổi bật hoạt động dạy nghề và hoạt động lao động ở trường THPT, không xem nhẹ, hoặc mờ nhạt những hoạt động này ở trường THPT. Đổi mới phương thức giáo dục học sinh THPT, giảm áp lực thi cử, tăng cường các hoạt động nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh. Làm nổi bật, rõ nét hơn hoạt động dạy nghề trong trường THPT.
	- Đối với các trường THPT.
 Cấp ủy, BGH nhà trường cần thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục những phẩm chất, năng lực lao động cho học sinh. Cần quan tâm nhiều hơn và xem đây là hoạt động thường xuyên trong trường học. Cần quan tâm đầu tư về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động dạy nghề và hoạt động lao động sane xuất. Chú trọng giáo dục học sinh nhận thức đúng các giá trị của lao động, không xem thường hoạt động lao động chân tay. 
Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là phát huy vai trò của GVCN, giáo viên dạy nghề và Đoàn thanh niên trong việc giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực lao động thực tế. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện. 
Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong trường học, chính đây là điểm khởi nguồn của mọi sáng tạo. Đoàn trường trường tạo sân chơi, xây dựng và tập hợp các ý tưởng, xây dựng phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngay tại cơ sở.
- Đối với giáo viên dạy nghề phổ thông
Trước hết các thầy cô giáo phải thay đổi tư duy giáo dục, không chỉ quan tâm, áp đặt học sinh, mà người giáo viên còn phải chỉ bảo, hướng dẫn các em các năng lực thực hành, năng lực lao động phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Giáo viên phải tạo môi trường, tạo cảm hứng, đam mê, kích thích học sinh trong lao động sản xuất.
Đối với giáo viên làm công tác Đoàn phải luôn phối hợp chặt chẽ với GVCN, Giáo viên dạy nghề và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường. Với cha mẹ học sinh và xã hội, luôn phải sáng tạo, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động lao động cho phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, tạo hứng thú, cuốn hút học sinh trong các buổi lao động sản xuất, các tiết học nghề phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Tổng kết Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2018– 2019.
2. Báo cáo Tổng kết Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2019 – 2020.
3. Báo cáo Tổng kết Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2020 – 2021.
4. Báo cáo chính trị, phương hướng hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2020 – 2021.
5. Nghị quyết 29- NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 
6. Module 29 Giáo dục học sinh THPT thông qua các hoạt động giáo giục.
7. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Hệ thống câu hỏi khảo sát
Câu 1. Tại sao em lại học nghề phổ thông?
A. Cộng điểm khuyến khích thi xét tốt nghiệp THPT.
Phát huy sở trường, định hướng nghề nghiệp tương lai.
C. Học theo phân phối chương trình của sở GD&ĐT.
Câu 2. Em có hứng thú với các tiết thực hành nghề phổ thông không?
A. Rất hứng thú.	B. Không quan tâm.	
C. Không hứng thú.	D. Cũng một phần hứng thú
Câu 3. Em đã bao giờ làm đất trồng rau chưa?
A. Thường xuyên làm B. Thỉnh thoảng làm. C. Chưa bao giờ làm.
Câu 4. Em có biết quy trình trồng cây ăn quả không?
A. Biết rất rõ.	B. Biết một ít.
C. Không chắc chắn lắm.	D. Không biết.
Câu 5. Sau khi học xong nghề làm vườn, em có biết quy trình làm đất và quy trình trồng hoa không?
A. Biết rất rõ.	B. Biết một ít.
C. Không chắc chắn lắm.	D. Không biết.
Kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Chương 3 năm 2019
 Đáp 
 Án
Câu 
Hỏi
A
B
C
D
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
1
252
90%
0
0%
28
10%


2
0
0%
18
6,43%
228
85,71%
22
7,86%
3
12
4,29%
31
11,04%
237
84,64%


4
5
1,86%
17
6,07%
21
7,5%
237
84,57
5
8
2,86%
42
15%
82
29,29%
148
52,85%
 
Kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Chương 3 năm 2021
 Đáp 
 Án
Câu 
Hỏi
A
B
C
D
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
1
121
43,22%
145
51,78%
14
5%


2
142
50,72%
0
0%
0
0%
138
49,28%
3
86
30,71%
190
67,87%
4
1,42%


4
224
80%
56
20%
0
0%
0
0%
5
266
95%
9
3,2%
5
1,8%
0
0%

Phụ lục 2: PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Làm đất, chuẩn bị đất trồng rau
Lao động làm đất, chuẩn bị đất cho buổi thực hành trồng hoa
Thực hành lao động trồng, chăm sóc, thu hoạch hoa trong nghề làm vườn
Các tiết thực hành trồng và chăm sóc rau của học sinh
 Thực hành lao động giâm cành
 Lao động quét vôi gốc cây, sơn tường của học sinh
Thực hành cắt tỉa, tạo dáng thế cây cảnh
Thực hành chiết cành
Thực hành uốn cây cảnh bằng dây kẽm

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_pham_chat_va_nang_luc_cho_hoc_sinh_thong_qua.docx