SKKN Nâng cao hiệu quả dạy văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8 THCS

Trong chương trình dạy học Văn ở nhà trường, Tập làm văn là phần môn

quan trọng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng cơ bản để viết một đoạn văn, bài văn.

Hiện nay trong chương trình đổi mới, phân môn Tập làm văn được đưa vào giảng

dạy với những thay đổi khá toàn diện và sâu sắc so với chương trình cũ, trong đó

dạy học văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình là một kiểu loại mới giúp

cho học sinh có được những tri thức mới mẻ từ cuộc sống hàng ngày.

Với kiểu bài thuyết minh, yêu cầu của một bài làm văn thuyết minh là phải

có tri thức về đối tượng thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm văn

thuyết minh được. Tri thức bắt nguồn từ việc học tập và tích luỹ hàng ngày từ sách

báo và đặc biệt từ quan sát, tìm hiểu của học sinh. Kiểu bài này mới đưa vào nhà

trường, có thể có người lo ngại là học sinh lấy kiến thức đâu mà làm bài. Nhưng

nếu học sinh biết kỹ năng làm bài, các em sẽ biết cách huy động kiến thức để làm

bài.

pdf 26 trang Huy Quân 29/03/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả dạy văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8 THCS

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8 THCS
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY 
VĂN BẢN THUYẾT MINH 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
NGỮ VĂN 8 THCS 
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 
I. Lí do chọn đề tài: 
 Sau năm năm 2003-2008 ngành giáo dục đào tạo tổ chức thực hiện việc 
triển khai chương trình sách giáo khoa mới ở trường THCS theo tinh thần tích hợp 
với mục tiêu xác định như sau: 
“ Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chương trình 
của trường THCS góp phần hình thành con người có trình độ học vấn phổ thông 
cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là con 
người có ý thức tự tu dưỡng, biết quý trọng thương yêu gia đình, bạn bè, có lòng 
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm tốt đẹp như lòng 
nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. 
Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tính tư duy sáng tạo, 
bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước 
hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như 
một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài 
trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
 Việc tích hợp 3 phân môn: Văn học- Tiếng Việt- Tập làm văn thành môn 
Ngữ văn và chính thức đưa bộ sách giáo khoa này vào trong chương trình dạy học 
Văn THCS, trong đó phân môn Tập làm văn với 6 kiểu văn bản làm trục tích hợp, 
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao vai trò, vị trí của môn Ngữ văn 
noí chung và môn Tập làm văn nói riêng. 
 Trong chương trình dạy học Văn ở nhà trường, Tập làm văn là phần môn 
quan trọng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng cơ bản để viết một đoạn văn, bài văn. 
Hiện nay trong chương trình đổi mới, phân môn Tập làm văn được đưa vào giảng 
dạy với những thay đổi khá toàn diện và sâu sắc so với chương trình cũ, trong đó 
dạy học văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình là một kiểu loại mới giúp 
cho học sinh có được những tri thức mới mẻ từ cuộc sống hàng ngày. 
Với kiểu bài thuyết minh, yêu cầu của một bài làm văn thuyết minh là phải 
có tri thức về đối tượng thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm văn 
thuyết minh được. Tri thức bắt nguồn từ việc học tập và tích luỹ hàng ngày từ sách 
báo và đặc biệt từ quan sát, tìm hiểu của học sinh. Kiểu bài này mới đưa vào nhà 
trường, có thể có người lo ngại là học sinh lấy kiến thức đâu mà làm bài. Nhưng 
nếu học sinh biết kỹ năng làm bài, các em sẽ biết cách huy động kiến thức để làm 
bài. Xuất phát từ tình hình thực tế của việc giảng dạy kiểu văn bản thuyết minh 
trong nhà trường THCS còn quá mới mẻ, nên việc khảo sát thực tế rút kinh nghiệm 
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc dạy và học kiểu văn bản này. Qua đó 
góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Tập làm văn nói chung và kiểu văn bản 
thuyết minh nói riêng. 
II. Lịch sử vấn đề: 
 Văn bản thuyết minh trước đay không có trong chương tình Tập làm văn 
THCS. Song những kiểu bài trần thuật, tường thuật lại là cơ sở ban đầu để các em 
được tiếp xúc, được làm quen với thuyết minh sau này. Hơn nữa đây cũng là kiểu 
văn bản mới được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường THCS, vì thế 
chưa có sự nghiên cứu sâu rộng vấn đề này. Chỉ có một số văn bản thuyết minh 
trong chương trình sách giáo khoa và một số tài liệu thay sách giáo khoa của Bộ 
GD&ĐT có đề cập tới yêu cầu dạy văn bản thuyết minh. 
III. Mục đích nghiên cứu: 
 Thực hiện đề tài này nhằm đạt được một số mục đích sau: 
1.Qua khảo sát thực tế để rút ra được tình hình dạy học kiểu văn bản thuyết minh 
trong nhà trường hiện nay, qua đó có cái nhìn tổng thể về vệc dạy học đề có thể đề 
xuất đóng góp ý kiến. 
2.Xây dựng cơ sở lí luận cho việc dạy học kiểu văn bản thuyết minh để việc dạy 
học Tập làm văn có nội dung và đạt kết quả cao. 
3.Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. 
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Thống kê số tiết dạy kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 8, từ đó đánh giá về vai trò, 
vị trí của văn bản thuyết minh trong chương trình Tập làm văn THCS. 
- Khảo sát dạy học kiểu bài thuyết minh, từ đó rút ra được kĩ năng khi dạy học kiểu 
văn bản này. 
 V. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu: 
 - Đối tượng: Kiểu văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 
THCS. 
- Phạm vi: Khảo sát một số trường THCS ở huyện Đông Sơn. 
VI. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 
- Phương pháp phân tích. 
- Phương pháp khảo sát thống kê. 
- Phương pháp trao đổi thực nghiệm. 
Phần hai: Nội dung 
I. Cấu trúc chương trình về kiểu bài văn thuyết minh. 
Trong toàn bộ 6 kiểu văn bản, văn bản thuyết minh chiếm một số lượng và 
khối lượng kiến thức lớn trong toàn bộ phân môn Tập làm văn. Đây là một kiểu 
văn bản mới được đưa vào chương trình thay sách giáo khoa mới nên việc tìm hiểu 
nội dung - phương pháp dạy học kiểu văn bản này đã trở thành mối quan tâm lớn 
của cả người dạy và người học. 
 Trước khi đi vào nghiên cứu vấn đề dạy học văn bản thuyết minh chúng ta 
cần nắm được cấu trúc chương trình kiểu văn bản thuyết minh trong chương trình 
Ngữ văn- THCS. 
Lớp 8 Lớp9 
1. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết 
minh. 
2. Phương pháp thuyết minh. 
3. Đề văn thuyết minh và cách làm bài 
văn thuyết minh. 
4. Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ 
dùng. 
5. Thuyết minh một thể loại văn học. 
6. Viết đoạn trong văn bản thuyết minh. 
7.Thuyết minh về một phương 
pháp(cách làm). 
8. Thuyết minh về một danh lam thắng 
cảnh. 
9. Ôn tập văn bản thuyết minh. 
10. Viết bài văn thuyết minh. 
1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
trong văn bản thuyết minh. 
2. Luyện tập sử dụng một số biện pháp 
nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 
3. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản 
thuyết minh. 
4. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả 
trong văn bản thuyết minh. 
1. Đặc điểm của kiểu bài thuyết minh 
 Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng 
lí do phát sinh, quy luật phát triển biến hoá của sự vật, hiện tượng nhằm cung cấp 
tri thức cho con người. Vì vậy văn bản thuyết minh sử dụng rất rộng rãi (hướng 
dẫn sử dụng phương tiện, đồ dùng, danh lam thắng cảnh, tác phẩm nghệ thuật) 
tất cả đều là văn bản thuyết minh. Hai chữ thuyết minh đều bao hàm cả ý giải 
thích, trình bày, giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu rõ. 
 Khác với văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, văn 
thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan khoa học, giúp con 
người hiểu được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng 
chúng vào mục đích giao tiếp có lợi cho con người. Văn thuyết minh gắn liền với 
tư duy khoa học, nó đòi hỏi phải chính xác, rạch ròi. Muốn làm được văn thuyết 
minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi để có kiến thức thì mới làm được. 
Thuyết minh là loại văn bản khác hẳn với tự sự(vì không có sự việc, diễn 
biến) khác với miêu tả (vì không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy, 
mà cốt là làm người ta hiểu), khác với các văn bản nghị luận (vì ở đây chính là 
trình bày giải thích nguyên lí, quy luật, cách thứcchứ không suy luận lí lẽ) khác 
với văn bản hành chính công vụ (bày tỏ quyết định, nguyện vọng, thông báo của ai 
đối với ai). Nghĩa là các văn bản ấy không thay thế văn bản thuyết minh được. 
 Đối với bài văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần thuyết 
minh, không có tri thức không thể làm văn thuyết minh được. 
 Tri thức lấy từ học tập, tích luỹ hàng ngày, từ sách báo và đặc biệt là từ tìm 
hiểu của mỗi người. Nói kiến thức về đối tượng nghĩa là phải hiểu biết về đối 
tượng thuyết minh(sự vật, hiện tượng, phương pháp) là cái gì? Đặc điểm tiêu biểu 
gì? Có cấu tạo ra sao và nó hình thành như thế nào? Có giá trị và ý nghĩa gì đối với 
con người?), nghĩa là muốn làm được bài thuyết minh thì học sinh phải nắm 
được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng. 
 Muốn có tri thức về đối tượng phải quan sát, nhưng quan sát không đơn giản 
là nhìn, xem mà còn phải phán xét để phát hiện được đặc điểm tiêu biểu của nó là 
đặc điểm có ý nghiã phân biệt sự vật này với sự vật kia. 
 Muốn có tri thức về đối tượng phải biết tra từ điển, sách, báo 
Muốn có tri thức về đối tượng thì phải biết phân tích (đối tượng thuyết minh 
chia là mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì? Quan hệ giữa các bộ phận ấy ra 
sao?) 
 Làm như vậy ta sẽ có được tri thức để thuyết minh (Theo Cao Xuân Bích- 
SĐD trang 36) 
 2. Thực tế dạy học văn bản thuyết minh hiện nay ở các trường THCS. 
Không phải ngẫu nhiên mà kiểu văn bản thuyết minh được đưa vào chương 
trình Ngữ văn 8 mà với đối tượng học sinh lớp 8, các em có đủ nhận thức để có thể 
tiếp cận kiểu bài này, vận dụng nó linh hoạt trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng 
ngày. Bởi: 
Văn bản thuyết minh đòi hỏi người học một vốn kiến thức hiểu biết sâu rộng 
về tự nhiên- xã hội và con người trong khi đó học sinh ở các lớp dưới chưa có 
hoặc chưa đủ sức để sử dụng khi viết bài Tập làm văn này. 
Mặt khác học sinh được học văn bản biểu cảm và miêu tả ở chương trình lớp 
6, lớp7 là cơ sở để học sinh có thể vận dụng làm bài văn thuyết minh. 
 2.1. Quan niệm của các thầy, cô khi dạy kiểu văn bản này: 
 Là kiểu văn bản mới, vừa được đưa vào chương trình thay sách, chính vì thế 
mà khi dạy kiểu văn bản này cả giáo viên và học sinh đều có những quan niệm và 
thái độ khác nhau. Tuy nhiên, dù ở góc độ nào, chúng ta cũng nhận thấy: 
 Ưu điểm: Kiểu văn bản này gắn bó với đời sống xã hội và con người. ở 
Trung Quốc học sinh đã được học từ rất lâu và học sử dụng kiểu văn bản này trong 
mọi lĩnh vực đời sống. ở Việt Nam, cũng đã sử dụng nhiều nhưng chưa gọi tên 
quen thuộc với cái tên vốn có của nó. Nhận thấy khả năng ứng dụng của kiểu văn 
này là rất lớn, do đó nó được đưa vào chương trình ngữ văn để phát huy sức mạnh 
và tính ưu việt của nó trong cuộc sống hiện đại này. 
 Vốn tri thức hiểu biết khá rộng, giáo viên có khả năng cung cấp một cách 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_hieu_qua_day_van_ban_thuyet_minh_trong_chuong.pdf