SKKN Một số kiến thức cơ bản để viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal

- Mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học mà trong đó cấp Trung học cơ sở là không thể thiếu. Để làm được điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên nhà trường ở tất cả các bộ môn cần thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực trong mọi lĩnh vực để hoàn thành tốt sứ mệnh của ngành đã đề ra.

 - Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin có tác động lớn trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật và đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung. Trong hầu hết mọi lĩnh vực đều đẩy mạnh nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin cũng như đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có một kiến thức về công nghệ thông tin nhất định, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Xác định được tầm quan trọng đó nên môn Tin học đã dần được đưa vào trong nhà trường và ngay từ cấp tiểu học, học sinh được tiếp xúc môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao tiếp theo.

- Trong chương trình môn Tin học bậc THCS, lập trình là một trong những nội dung rất trừu tượng và khó tiếp thu, môn học được đánh giá là khó nhưng vẫn có khá nhiều em học sinh quan tâm và cảm thấy hứng thú với công việc lập trình. Tuy nhiên, việc học ngôn ngữ lập trình Pascal trong chương trình lớp 8 hiện nay đang gây khó khăn cho các học sinh mới bắt đầu tìm hiểu học lập trình.

 

doc 11 trang Thảo Ly 18/08/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kiến thức cơ bản để viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kiến thức cơ bản để viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal

SKKN Một số kiến thức cơ bản để viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal
PHÒNG GD & ĐT LONG HỒ
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA PHƯỚC
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
“Một số kiến thức cơ bản để viết chương trình trong 
ngôn ngữ lập trình Pascal”
Năm học: 2020 - 2021
Chuyên đề
“Một số kiến thức cơ bản để viết chương trình trong 
ngôn ngữ lập trình Pascal”
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	- Mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học mà trong đó cấp Trung học cơ sở là không thể thiếu. Để làm được điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên nhà trường ở tất cả các bộ môn cần thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực trong mọi lĩnh vực để hoàn thành tốt sứ mệnh của ngành đã đề ra. 
	- Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin có tác động lớn trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật và đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung. Trong hầu hết mọi lĩnh vực đều đẩy mạnh nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin cũng như đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có một kiến thức về công nghệ thông tin nhất định, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Xác định được tầm quan trọng đó nên môn Tin học đã dần được đưa vào trong nhà trường và ngay từ cấp tiểu học, học sinh được tiếp xúc môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao tiếp theo.
- Trong chương trình môn Tin học bậc THCS, lập trình là một trong những nội dung rất trừu tượng và khó tiếp thu, môn học được đánh giá là khó nhưng vẫn có khá nhiều em học sinh quan tâm và cảm thấy hứng thú với công việc lập trình. Tuy nhiên, việc học ngôn ngữ lập trình Pascal trong chương trình lớp 8 hiện nay đang gây khó khăn cho các học sinh mới bắt đầu tìm hiểu học lập trình. 
- Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy ở các em học sinh mới đầu cũng rất sợ khi thấy giải một bài toán ở ngoài thì đơn giản và chỉ trong vòng vài giây có thể nhẩm ra kết quả. Còn ở trong lập trình, cũng bài toán đó mà phải làm đến hàng chục phút mà lại có thể không được kết quả nào. 
- Để giúp các em hiểu được vấn đề của ngôn ngữ lập trình Pascal, biết viết được chương trình của một yêu cầu bài toán nào đó, Tổ bộ môn chúng tôi đã đưa ra chuyên đề: “Một số kiến thức cơ bản để viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal” để giúp học sinh hứng thú và tiến bộ hơn. 
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
- Ngôn ngữ lập trình Pascal là một loại ngôn ngữ lập trình bậc cao, các câu lệnh và từ khóa rất gần gũi với ngôn ngữ của con người. Là một môn lập trình nên đòi hỏi người lập trình phải có tính tư duy, có khả năng phân tích, tổng hợp. Vì thế muốn học tập đạt kết quả tốt, ngoài việc bản thân học sinh tích cực học tập, không thể thiếu vai trò hướng dẫn dìu dắt của người thầy.
- Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc lập trình giải quyết các bài toán các bài toán từ đơn giản đến phức tạp ở bộ môn Tin học, vừa  đúng với nguyên tắc dạy học ở trường phổ thông, vừa đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhằm hình thành cho học sinh tính tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát triển và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin và thích thú học tập cho HS. Hiện nay, không ít học sinh lười, học tập thụ động và có không ít phụ huynh  thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình. Vì vậy, việc hệ thống các kiến thức để học sinh viết thành một đoạn chương trình thì giáo viên phải được chú ý đúng mức.
- Để viết được một đoạn chương trình thì học sinh cần phải có một kiến thức nhất định, đầu tiên các em cần phải biết bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào; biết được các lệnh nhập xuất và câu lệnh tính toán tong một bài toán nào đó 
- Trong thực tế, bài toán là khái niệm hết sức quen thuộc trong các môn học như Toán, Vật lí, Hóa,..Chẳng hạn tính tổng của các số tự nhiên từ 1 đến 100; tính quãng đường ôtô đi được trong 3 giờ với vận tốc 60km/giờ...Tuy nhiên, hàng ngày ta thường gặp và giải quyết các công việc đa dạng hơn nhiều nảy sinh từ nhu cầu thực tế: tính số gạch ít nhất phải mua để lát nền nhà, lập bảng điểm của lớp hoặc chiều cao của các bạn... Để giải quyết được một bài toán cụ thể , người ta cần xác định bài toán, tức là phát biểu rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được
- Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc lập trình giải quyết các bài toán từ đơn giản đến phức tạp, trong nội dung của chuyên đề này tôi đưa ra những tóm lược cơ bản nhất để viết được một chương trình đơn giản.
2. Cơ sở thực tiễn
a) Thuận lợi
- Về phía cơ quan cấp trên: ngành giáo dục đã có những hoạt động thiết thực, bổ ích như tập huấn chuyên môn cho giáo viên, tuyên truyền những điểm mới qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc thi cho giáo viên tạo điều kiện cho các giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với nhau.
- Về phía nhà trường: Nhà trường đã trang bị nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng phần nào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, sắm sửa, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã kết nối đồng nghiệp giáo viên lại gần với nhau hơn, nên việc chia sẻ trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau hết sức dễ dàng.
- Về phía giáo viên: Giáo viên được đào tạo chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học môn tin học ở bậc THCS.
- Về phía học sinh: Vì là môn học có những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học tập, nhất là những tiết thực hành. Bên cạnh đó có một số em học sinh ở nhà có điều kiện đã trang bị máy vi tính nên cũng có những thuận lợi nhất định đối với môn học.
b) Khó khăn
	- Giáo viên được đào tạo chuẩn kiến thức về Tin học, nhưng ở trường số lượng giáo viên tin học rất ít, vì thế vệc đóng góp ý kiến giảng dạy với nhau rất khó. 
- Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có tới 2 - 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Đôi khi thực hành, một số máy tính gặp sự cố, trục trặc dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. 
- Một số học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. 
- Đa số các em chỉ tiếp xúc với máy tính ở trường lớp nên các em còn hạn chế trong việc học tập.
- Các em phải làm quen, tiếp cận với ngôn ngữ lập trình Pascal là một phần mềm ngôn ngữ lập trình bằng tiếng Anh có cấu trúc phức tạp. Để thực hiện được một chương trình thì các em phải có một kiến thức toán học nhất định. 
- Theo như khảo sát của giáo viên thì có khoảng gần 60% các em chưa hiểu ngôn ngữ lập trình Pascal là gì? Việc tiếp cận kiến thức lập trình để áp dụng giải bài toán cụ thể còn nhiều vấn đề gây khó khăn cho việc viết chương trình.
	Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát khối lớp 8 trường THCS Hòa Ninh - Long Hồ - Vĩnh Long thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Tổng hợp kết quả thu được: 
Lớp
Tổng số
Thực hành
Gõ đúng chương trình
Gõ đúng chương trình, (còn trao đổi)
Gõ chỉ được một vài câu lệnh 
SL
%
SL
%
SL
%
8/1
39
10
25.6
17
43.6
12
30.8
8/2
37
11
29.8
13
35.1
13
35.1
8/3
38
11
29
14
36.8
13
34.2
C. CÁC BIỆN PHÁP
1. Xây dựng KHGD ngay từ đầu năm học
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải hướng dẫn phương pháp học tập và nề nếp học ở phòng máy cho học sinh.
 - Giáo viên chia nhóm học tập cho từng học sinh, phân nhóm trưởng, hướng dẫn cách hoạt động nhóm và trang bị sổ tay ghi chép cá nhân của học sinh. 
- Giáo viên soạn bài trước thực dạy 2 tiết nhằm giúp việc nghiên cứu kiến thức sâu hơn và chủ động hơn trong việc soạn các bài kiểm tra. 
 	 - Giáo viên cần đầu tư nghiên cứu, mỗi năm cập nhật những cách hay của đồng nghiệp để tích luỹ cho việc giảng dạy. 
	- Giáo viên cần dành một thời lượng thích hợp cho việc mấu chốt và hướng dẫn học sinh cách nhớ kiến thức cơ bản vừa học ở các tiết học lý thuyết. Cũng như cách tìm hiểu ý nghĩa của mỗi lệnh trong các bài thực hành.
2. Một số giải pháp thực hiện
- Để giúp học sinh có thể viết được một đoạn chương trình từ một yêu cầu của bài toán đơn giản nào đó, giáo viên nhắc lại kiến thức về khai báo biến và hằng
+ Khai báo biến: Var : ;
VD: Var x,y: Integer
+ Khai báo hằng: Const tên hằng=giá trị;
VD: Const x=5;
- Nêu điểm khác nhau giữa khai báo biến và hằng là gì?
- Giáo viên nhắc lại kiến thức khi đặt tên hằng và biến.
- Em hãy nêu những kiểu dữ liệu thường sử dụng khi viết chương trình.
- Lưu ý cho học sinh hai kiểu số nguyên (Byte và Integer) khi vận dụng vào việc viết chương trình.
- Biến và hằng hầu như luôn được sử dụng trong các chương trình để giải bài toán.
- Học sinh cho ví dụ về môn học thực tế có giải bài toán.
- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết.
- Hướng dẫn học sinh để giải một bài toán cần xác định điều kiện cho trước và kết quả cần thu được. 
VD: Xét bài toán tính diện tích hình tam giác.
 Để tính diện tích hình tam giác:
- Điều kiện cho trước: Một cạnh và đường cao tương ứng với cạnh đó.
- Kết quả cần thu được: Diện tích hình tam giác. 
VD: Xét bài toán tính diện tích hình vuông.
 Để tính diện tích hình vuông.
- Điều kiện cho trước: Cạnh hình vuông.
- Kết quả cần thu được: Diện tích hình vuông. 
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức: để giải được bài toán trên máy tính đầu tiên cần xác định điều kiện cho trước, kết quả thu được, sau đó phải tìm cách giải cuối cùng là viết thành đoạn chương trình.
- Giúp học sinh biết cách viết chương trình và tìm được kết quả dựa vào điều kiện cho trước.
3. Tiết dạy minh họa chuyên đề
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chủ đề/bài học: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Thời lượng dự kiến: 45 phút
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức
	- Hiểu được bài toán và biết cách xác định bài toán.
	- Biết các bước giải bài toán trên máy tính.
	- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
	- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
2. Kĩ năng
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích và xác định bài toán.
	- Xác định được điều kiện cho trước, kết quả thu được của bài toán trong các môn học như Vật lí, Hóa học, Địa lý ....
3. Thái độ
	- Tạo cho học sinh niềm yêu thích, say mê, mong muốn khám phá các cách giải bài toán trên máy tính.
	- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
	- Rèn tư duy sáng tạo, làm việc theo công nghệ.
	- Giáo dục tính kĩ lưỡng, cẩn thận cho học sinh.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học và kỹ năng xử lý bài toán trong thực tiễn.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, học tin.
- Hình thành năng lực phân tích và giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Hình thành năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Toán, Vật lí, Hóa học,. để giải quyết các vấn đề chuyên đề dạy học đặt ra.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
 - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 5 “Từ bài toán đến chương trình”. Đọc một số tài liệu có nội dung liên quan tới bài 5, tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu liên quan đến bài học. 
- Ly, bảng phụ...
- Thiết bị dạy học máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà, nghiên cứu trước bài mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tiến trình bài dạy
Thời gian
Mục tiêu
Nội dung
Phương pháp
Phương án đánh giá
Hoạt động 1 [Khởi động] 
- HS nhớ lại kiến thức biến và hằng, quy tắc đặt tên biến và hằng
- HS nhớ lại kiến thức thông tin đã cho và thông tin cần tìm
- Thực hiện một số câu hỏi về biến và hằng tìm chỗ khai báo sai và sửa lại cho đúng
- Thực hiện một số câu hỏi tìm Input và Output
- Vấn đáp
- Vấn đáp
- Câu trả lời của HS
Hoạt động 2 [Hướng dẫn HS Chơi trò chơi] 
- Củng cố lại kiến thức gán trong chương trình
- Lôi cuốn HS vào nội dung bài học
- Giúp HS khám phá và tư duy
- Nhắc lại kiến thức cũ để áp dụng vào bài tập
- Hoán đổi 2 ly nước với nhau và tìm kết quả sau khi hoán đổi
- Trò chơi
- Vấn đáp
- Câu trả lời của HS
- Kết quả hoán đổi 2 ly nước
Hoạt động 3 [Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 1] 
- Trả lời được điều kiện cho trước và kết quả thu được
- Nhớ lại câu lệnh nhập dữ liệu và in giá trị 
- HS thực hiện được nội dung bài tập
- Nhập các số nguyên X và Y
- In giá trị của X và Y ra màn hình 
- Hoán đổi các giá trị của X và Y 
- In lại giá trị của X và Y 
- Nhập: read (tên biến) hoặc readln(tên biến)
- In: write(tên biến) hoặc writeln(tên biến)
- Hoạt động nhóm
- Hướng dẫn, giải thích
- Kết quả hoạt động nhóm
Hoạt động 3 [Nhận xét đánh giá sản phẩm] 
- HS hoàn thành nội dung bài tập GV giao
- Thực hiện viết chương trình
- Phương pháp vấn đáp
- Hoạt động nhóm
- Kết quả hoạt động nhóm
2. Các hoạt động
Hoạt động 1 [Khởi động]
1. Mục tiêu
- HS nhớ lại kiến thức biến và hằng, quy tắc đặt tên biến và hằng
2. Tổ chức hoạt động
 GV đặt câu hỏi cho cá nhân HS
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cho HS suy nghĩ trong vòng 1 phút.
 - Tìm chỗ sai trong các câu a, b, c.
- Nhắc lại cú pháp khai báo biến Var :;
- HS trả lời câu a sai ở chỗ begin vì trùng với từ khóa.
- Nhắc lại qui tắc đặt từ khóa.
- HS trả lời: Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau, tên không được trùng với từ khóa, tên không bắt đầu bằng chữ số, tên không chứa dấu cách.
- Vậy sửa lại như thế nào cho đúng?
- HS trả lời: Var begi: real;
- Trong câu b sai ở chỗ nào?
- HS trả lời: Cú pháp Const = ;
- Lưu ý cuối cùng phải có dấu ;
- HS trả lời: Const x=3;
- Trong câu gồm có mấy biến và mấy kiểu dữ liệu?
- Gồm 2 biến: xeploai và diem, hai kiểu dữ liệu: string và integer;
- Nhắc lại quy tắc := ở giữa không có dấu khoảng cách.
- HS trả lời: Var xeploai: string; diem: integer;
Hoạt động 2 [Trò chơi]
1. Mục tiêu
- Củng cố lại kiến thức gán trong chương trình.
2. Tổ chức hoạt động
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Cho hs quan sát hai ly nước xanh và đỏ.
- Ly nước X màu xanh, ly nước Y màu đỏ. Làm cách nào để hoán đổi ly X có nước màu đỏ và ly Y có nước màu xanh?
- HS nhận xét.
- Cho HS tiến hành hoán đổi các ly nước với nhau.
- Sau quá trình hoán đổi các ly nước yêu cầu hs thực hiện câu lệnh gán trong Pascal
- Nêu lại cú pháp câu lệnh gán trong Pascalà Tên biến:= Biểu thức;
- Yêu cầu hs nhắc lại giữa dấu: và dấu = có dấu cách khoảng hay không à Không có dấu cách.
- Vậy câu lệnh gán sau khi thực hiện hoán đổi là gì?
+ Z:=X;
+ X:=Y;
+ Y:=Z;
- Giả sử trước đó X=10, Y=5. Sau khi thực hiện các lệnh trên giá trị của X=?, Y=?
à X=5, Y=10
Hoạt động 3 [Hướng dẫn HS thực hiện bài tập 1]
1. Mục tiêu
Nhớ lại câu lệnh nhập dữ liệu và in giá trị.
2. Tổ chức hoạt động
- Bài toán yêu cầu thực hiện công việc gì?
- Nhắc lại câu lệnh nhập dữ liệu và in giá trị?
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu hs chuyển các yêu cầu sang câu lệnh trong Pascal.
- Trình bày sản phẩm.
Hoạt động 4 [Hướng dẫn HS thực hiên bài tập 2]
1. Mục tiêu
- HS hoàn thành nội dung bài tập GV giao.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm.
- Biết áp dụng sản phẩm vào thực tế.
2. Tổ chức hoạt động
- Yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV chốt lại nội dung bài đúng.
- Tuyên dương sản phẩm của các nhóm.
D. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được 
- Qua kết quả thăm dò trước khi thực hiện giải pháp cho thấy chuyên đề đưa ra là có hiệu quả. Học sinh đã thay đổi từ chỉ gõ được một vài câu lệnh đến gõ đúng một đoạn chương trình và cho ra kết quả đúng
Lớp
Tổng số
Thực hành
Gõ đúng chương trình
Gõ đúng chương trình, (còn trao đổi)
Gõ chỉ được một vài câu lệnh 
SL
%
SL
%
SL
%
8/1
39
21
53.8
12
30.8
6
15.4
8/2
37
20
54.1
10
27
7
18.9
8/3
38
22
57.9
10
26.3
6
15.8
- Trước thực nghiệm, phần trăm học sinh gõ đúng chương trình chỉ đạt 25.6% nhưng sau khảo sát đã đạt 53.8%. Gõ đúng chương trình nhưng còn trao đổi trước khảo sát là 43.6%, sau khảo sát là 30.8%. Gõ chỉ được một vài câu lệnh giảm xuống rõ rệt từ 30.8% xuống chỉ còn 15.4.0%. Như vậy chuyên đề được áp dụng đã mang lại hứng thứ học tập rõ rệt cho học sinh. Khi có hứng thú học tập và yêu thích môn học thì học sinh sẽ đạt được kết quả học tập cao hơn.
2. Khả năng nhân rộng
- Với những biện pháp nêu trên mang lại những thành công bước đầu trong việc gỉang dạy môn Tin học ở trường Trung học cơ sở Hòa Ninh. Với biện pháp dạy học này có thể áp dụng ở khối 8 trường Trung học cơ sở Hòa Ninh nói riêng và các khối 8 ở huyện Long Hồ nói chung.
- Bên cạnh đó tôi cũng đã mạnh dạn giới thiệu cho các thành viên trong tổ, các giáo viên khối 8 áp dụng và cũng đã nhận được sự phản hồi tốt từ đồng nghiệp cũng như học sinh.
- Kết quả này giúp tôi có động lực có quyết tâm hơn trong việc rèn kỹ năng lập trình cho học sinh trong quá trình học tập.
3. Bài học kinh nghiệm
- Để học sinh viết chương trình từ bài toán đạt hiệu quả đòi hỏi những yêu cầu sau:
+ Giáo viên cần phải có kiến thức ngoài chuyên môn của mình.
	+ Giáo viên phải chịu khó học hỏi, tìm hiểu kiến thức các môn học qua đồng nghiệp, internet,...
+ Giáo viên phải yêu nghề thường xuyên trau dồi kiến thức; trao đổi, học hỏi chuyên môn của các đồng nghiệp để tìm phương pháp dạy học tốt nhất phù hợp với đặc điểm học sinh.Từ đó rèn luyện cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức Tin học một cách nhạy bén nhất.
4. Kết luận
- Trong quá trình dạy học sinh lập trình, vận dụng những kiến cơ bản để viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal tôi đã tạo cho học sinh niềm đam mê, hứng thú, sáng tạo và đặc biệt các giờ học không còn là nỗi ám ảnh của học sinh nữa và các em ở trường đã tiến bộ rõ rệt về kỹ năng lập trình từ những bài toán đơn giản đến nâng cao. 
- Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về việc hướng dẫn cho học sinh viết được chương trình đơn giản. Tuy nhiên, trong quá trình báo cáo và thực hiện, cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Mong các đồng nghiệp góp ý chân tình để chuyên đề được tốt hơn.
	Xin chân thành cảm ơn!
 TỔ BỘ MÔN TOÁN-LÝ-TIN

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kien_thuc_co_ban_de_viet_chuong_trinh_trong_ngon.doc