SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý Lớp 8 ở Trường THCS

Để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển,Đảng ta đã đề ra đường lối: “Tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá” phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Và để đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam_ hiện đại hoá đất nước, nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở các trường phổ thông. Chương trình mới dựa trên quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm “học sinh là chủ thể của giáo dục”, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn .

Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học. với sách giáo khoa mới, trong quá trình dạy học thầy phải suy nghĩ để lựa chọn các hình thức tổ chức để hướng dẫn học sinh theo nội dung thích hợp của từng bài, còn học sinh phải nổ lực tìm tòi kiến thức mới theo sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học tập của mình.

Trong nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ ở nhà trường thì phương pháp dạy học là khâu cốt lõi để thực hiện mục tiêu đào tạo do nhà nước đề ra. Việc đổi mới chương trình và SGK ở nước ta hiện nay là nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học chính là con đường để đào tạo thế hệ trẻ có thói quen học tập suốt đời nhằm giúp các em thích ứng với thời đại khoa học kĩ thuật phát triễn như vũ bảo, thời đại của một: “xã hội học tập”.

pdf 9 trang Huy Quân 29/03/2025 500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý Lớp 8 ở Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý Lớp 8 ở Trường THCS

SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý Lớp 8 ở Trường THCS
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS 
A - Phần mở đầu 
 Để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển,Đảng ta đã 
đề ra đường lối: “Tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá” phấn đấu đến 
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Và để đào tạo thế hệ 
trẻ Việt Nam_ hiện đại hoá đất nước, nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X, Bộ 
Giáo dục và đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở 
các trường phổ thông. Chương trình mới dựa trên quan điểm dạy học lấy học 
sinh làm trung tâm “học sinh là chủ thể của giáo dục”, giáo viên đóng vai trò 
hướng dẫn . 
 Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải có 
sự đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học... với sách giáo khoa mới, 
trong quá trình dạy học thầy phải suy nghĩ để lựa chọn các hình thức tổ chức để 
hướng dẫn học sinh theo nội dung thích hợp của từng bài, còn học sinh phải nổ 
lực tìm tòi kiến thức mới theo sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học 
tập của mình. 
 Trong nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ ở nhà trường thì phương pháp dạy 
học là khâu cốt lõi để thực hiện mục tiêu đào tạo do nhà nước đề ra. Việc đổi 
mới chương trình và SGK ở nước ta hiện nay là nhằm đổi mới phương pháp 
dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học chính là con 
đường để đào tạo thế hệ trẻ có thói quen học tập suốt đời nhằm giúp các em 
thích ứng với thời đại khoa học kĩ thuật phát triễn như vũ bảo, thời đại của một: 
“xã hội học tập”. 
 Để thực hiện tốt yêu cầu trên người giáo viên nói chung và giáo viên 
dạy Địa lý nói riêng thì mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học là hình 
thành cho học sinh phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và cái đích cần 
đạt của người học sinh là tạo cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp 
để nắm vững kiến thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học tập. 
Muốn vậy mỗi học sinh cần tạo cho mình hứng thú học tập từ đó mới tích cực 
chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
 Chính vì những yêu cầu quan trọng trên, bản thân tôi đã chọn đề tài: 
“Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 8”, phần hành 
của tôi được đảm nhận trong năm học này. 
B- phần nội dung 
 I- Cơ sở lý luận: 
 Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề 
được quan tâm và đòi hỏi phải có sự nổ lực về cả 2 phía.Trước hết để nâng cáo 
chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm vững 
vàng bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật phải có 
những phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ 
động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việc nâng cao chất lượng giảng 
dạy nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng cần có những phương pháp đặc 
trưng riêng. Ngoài việc lên lớp nhiều giáo viên phải không ngừng học hỏi tìm 
kiếm tham khảo những tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền đạt những 
kiến thức cho học sinh, một cách nhẹ nhàng, dể hiểu. Và sự tiếp thu của học 
sinh nhiều hay ít , nhanh hay chậm sẻ liên quan đến chất lượng của việc học. 
Khi mà học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, tự giác và tích cực thì sẻ 
góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình học tập của học sinh. 
 Vì vậy việc nâng cao chất lượng trong việc dạy và học nói chung và môn địa 
lý nói riêng là một phần rất quan trọng đối với người giáo viên. Đặc biệt là 
trong giai đoạn hiện nay khi mà toàn ngành đang ra sức thực hiện cuộc vận 
động “2 không trong giáo dục”, thì chúng ta phải không ngừng nâng cao chất 
lượng dạy và học , nhưng đó phải là một chất lượng thực chấ, đánh giá đúng 
năng lực, trình độ của giáo viên củng như khả năng tiếp thu của học sinh 
II- Cơ sở thực tiển: 
1. Thực trạng dạy học môn Địa lý ở trường THCS Hồng Thuỷ. 
 Bản thân tôi là hiệu trưởng, đảm nhận giảng dạy môn Địa lý lớp 8, rất nhiều 
năm học hỏi, tìm hiểu và trao đổi với một số đồng nghiệp, nên tôi đã rút ra 
những ưu, nhược điểm của việc giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS Hồng 
Thuỷ như sau: 
 * ưu điểm: 
 - Đa số giáo viên nắm được phương pháp dạy học đặc trưng đối với 
môn Địa lý. Trong quá trình dạy đã biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội 
dung này, kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy học phân định 
rõ đâu là hoạt động của thầy, đâu là hoạt động của trò. 
 - Hình thành được kiến thức chính xác, trọng tâm và đảm bảo tính hệ 
thống giúp học sinh dễ học và dễ hiểu. 
 - Sử dụng và kết hợp các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội 
dung từng bài. Một số giáo viên thực hiện khá linh hoạt các khâu lên lớp, chững 
chạc tự tin trong dạy học. 
 - Tổ chức cho học sinh nhiều hình thức học tập thích hợp, điều khiển 
học sinh học tập tích cực chủ động, chiếm lĩnh tri thức. Chú trọng khâu củng 
cố, hướng dẫn bài tập về nhà, biết chú ý đến từng đối tượng học sinh, kèm cặp, 
giúp đỡ cho học sinh còn yếu kém tiếp thu bài còn chậm. 
 - Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác đổi mới PPDH 
của giáo viên, tạo điều kiện để tổ bộ môn thao giảng cho từng chuyên đề nhằm 
nâng cao chất lượng dạy học. 
 * Nhược điểm: 
 -Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà người giáo viên đạt được 
trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thì việc dạy 
học môn Địa lý vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục: 
 - Thường thì các tiết thao giảng, thanh tra kiểm tra thườg có sự chuẩn 
bị công phu, chu đáo cả về thời gian lẫn phương tiện dạy học nên đạt hiệu quả 
cao, và các tiết dạy thường xuyên ở trường thì một số giáo viên chưa có sự đầu 
tư về thời gian nên hiệu quả còn hạn chế. 
 - Một số giáo viên còn dạy chay chưa đổi mới phương pháp trong giảng 
dạy, vì vậy học sinh chống chán, mệt mỏi, hiệu quả dạy và học thấp. 
 - Một số giáo viên đôi lúc lên lớp còn mất bình tĩnh thiếu tự tin, khả 
năng truyền cảm khi diễn đạt còn hạn chế nên khó lôi cuốn học sinh, khó gây 
hứng thú yêu thích của bộ môn. 
` - Một số giáo viên còn cho rằng, dạy học Địa lý không cần đầu tư thời 
gian và chất xám như các môn học Toán và Lý nên đôi khi dạy qua loa không 
hấp dẫn học sinh. 
 - Các tiết thực hành chưa hướng dẫn kĩ cho học sinh đôi khi còn giao 
trắng cho học sinh. Một số tiết Địa lý địa phương chưa có sách, tài liệu nên khó 
khăn trong dạy học. 
 2/ Về thực trạng học của học sinh: 
 * ưu điểm: 
 - Nhiều học sinh đã có đổi mới trong việc nhìn nhận về bộ môn Địa lý nên 
đã dầu tư thời gian và tài liệu (sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ, átlát, câu 
hỏi trắc nghiệm...). Không còn cho rằng môn Địa lý là môn học phụ chỉ cần học 
thuộc là được. 
 - Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, đưa ra những ý kiến khắc 
phục khi chưa hiểu, chăm lo việc học bài và làm bài ở nhà. Một số em tự 
nguyện tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi, điều đó đã động viên tinh thần 
cho những giáo viên dạy môn Địa lý rất nhiều. 
 * Nhược điểm: 
 - Một số học sinh chưa có sự ham mê trong học tập, tư tưởng coi thường 
môn Địa lý. 
 - Một số khác lười làm bài tập, kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, phân tích bảng 
biểu đặc biệt là kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ còn yếu. 
 - Một số học sinh khi hoạt động nhóm và khi xây dựng bài không chịu khó 
suy nghĩ, thiếu chủ động còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, phụ thuộc, ỷ lại 
vào nhó trưởng, vì vậy chất lượng học tập còn thấp. 
 Từ những thực trạng trên, bân thân tôi cùng với một số đồng nghiệp xin đưa 
ra một số giải pháp để khắc phục và hạn chế những tồn tại với mong muốn góp 
một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý đặc biệt 
là môn Địa lý 8 mà tôi trực tiếp giảng dạy. 
 III. Những giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học môn 
Địa lý lớp 8 ở trường THCS. 
 1. Đối với giáo viên 
 a- Phải đổi mới cách soạn bài 
 - Giáo án được xem là bản kế hoạch dạy học của giáo viên, được trình bày 
bằng những đề mục, câu chữ ngắn gọn, rõ ràng theo một trình tự hợp lí và hình 
thức đặc trưng của giáo án, bao gồm cả hoạt động của giáo viên và học sinh. Vì 
vậy trong giáo án phải chú trọng thiết kế các hoạt động học tập của học sinh, 
tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, chuẩn bị phiếu 
học tập. Tăng cường giao tiếp giữa thầy và trò, huy động vốn hiểu biết, kinh 
nghiệm của từng học sinh và các lớp để xây dựng bài soạn. 
 - Lựa chọn nội dung thích hợp: Những nội dung đưa vào chương trình và 
sách giáo khoa Địa lý phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức khổng lồ 
của khoa học địa lý, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính 
phổ thông của chương trình. Tuy nhiên, khối lượng tri thức phong phú nhưng 
thời gian lại có hạn (45 phút), nhưng yêu cầu đảm bảo tính khoa học, tính chính 
xác là cần thiết và phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh. Vì vậy: 
 - Phải đặt ra những câu hỏi có tính kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, có 
nhiều ý nghĩa về thực tế, đặt ra vấn đề học tập dưới dạng mâu thuẩn, giữa các 
học sinh đã biết và học sinh chưa biết. 
 *Ví dụ: Bài 14 “Đông Nam á - Đất liền và bán đảo” phần xác định vị trí địa 
lý của khu vực không cần đọc chi tiết các điểm cực mà nên cho học sinh nhận 
xét các điểm cực ấy thuộc lãnh thổ quốc gia nào? Yêu cầu học sinh phân tích ý 
nghĩa vị trí của địa lý đó đối với việc tạo nên khí hậu của đới nóng, kiểu nhiệt 
đới gió mùa cua khu vực. 
 Cần nêu câu hỏi kích thích sự tò ò của học sinh như: Vì sao gió mùa mùa hạ 
và gió mùa mùa đông lai trái ngược nhau? Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm 
chiếm diện tích lớn ở Đông Nam á? Vì sao sông ngòi ở miền Trung thường 
ngắn và dốc. 
 - Xác định nhiệm vụ nhận thức cần đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ phát 
triễn năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng và tư duy phù hợp với nội dung 
bài học, làm thế nào để những học sinh có trình độ nhận thức và tư duy khác 
nhau đều được làm việc với sự nổ lực của bản thân. 
 Ví dụ: Trong bài “Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta” phải c

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_dia.pdf