SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh Lớp 10 trường Trung học Phổ thông
Lứa tuổi THPT là lứa tuổi thanh niên mới lớn có những nét hình dáng như người lớn, thái độ của thanh niên, học sinh đối với môn học trở nên có lựa chọn hơn, ở các em đã hình thành được hứng thú trong học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Giai đoạn này quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế, các em tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng cũng dễ nhàm chán, chóng quên và dễ bị môi trường ngoài tác động vào. Khi thành công thì thường hay tự kiêu, tự mãn, ngược lại khi thất bại thường hay rụt rè, chán nản và tự trách mình.
Nhìn chung lứa tuổi này tâm lý các em phát triển và dần ổn định, cảm giác khả năng vận động của cơ thể dần chính xác hơn. Điều đó cho phép các em tự kiểm tra, đánh giá tính chất vận động, biên độ, hình dáng động tác. Tức là kiểm tra sự vận động của cơ thể mình. Do đó tri giác vận động thông qua cảm giác cơ bắp sẽ giúp tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật các bài tập thể thao.
Hơn thế nữa ở lứa tuổi này các em hay thích những cái mới, tránh sự lặp lại nhàm chán, đơn điệu và luôn muốn thể hiện khả năng của mình với mọi người xung
quanh nên luôn tự đặt ra cho mình những yêu cầu cao về kỹ thuật, tính kỷ luật và tính kiên trì. trong học tập và công tác của mình. Vì vậy trong quá trình giảng dạy nói chung và nhảy cao nói riêng giáo viên cần phải nắm bắt được tâm lý của học sinh và năng lực hoạt động của các em từ đó đề ra những yêu cầu cho phù hợp nhằm phát huy hết khả năng của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh Lớp 10 trường Trung học Phổ thông

PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài : Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam có quyền tự hào vì được sống và học tập dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt, thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng, kinh tế xã hội nước ta không ngừng được đổi mới, chính trị ổn định, bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc. Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không thể không chăm lo đến việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của cách mạng. Hơn lúc nào hết nhiệm vụ yêu cầu đối với thế hệ trẻ cũng phải được đặt ra trước sự sống còn của đất nước. Họ phải được giáo dục, rèn luyện để trở thành những con người phát triển toàn diện trên tất cả các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, một người dân yếu ớt tức là làm cho cả đất nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho đất nước mạnh khoẻ". Trước lời kêu gọi ấy, chúng ta càng ý thức được rằng bên cạnh việc phải trau dồi tri thức, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn còn cần phải có sức khoẻ mới có thể đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế xã hội, ngành TDTT cũng đang trên đà phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong các cuộc thi đấu khu vực và các châu lục, đặc biệt là trong các kỳ Seagames. Điều ấy càng khẳng định thêm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Với khẩu hiệu : "Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc" càng cho thấy phát triển sự nghiệp TDTT không chỉ là nguyện vọng của Nhân dân mà còn là một yêu cầu không thể thiếu của xã hội văn minh, tiến bộ. Lịch sử thể thao thế giới nói chung và thể thao Việt Nam nói riêng, ngay từ khi được hình thành đã sản sinh ra một môn thể thao mà đến nay luôn được mệnh danh là môn "Thể thao nữ hoàng", Đó chính là môn Điền kinh. Ở nước ta, Điền kinh chiếm một vị trí hết sức quan trọng vì nó là tiền đề để tiếp thu và nâng cao thành tích cho các môn thể thao khác. Có thể nói Điền kinh là nền tảng đầu tiên cho việc hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực của các môn thể thao. Trong hệ thống các môn thể dục thể thao thì điền kinh là một trong những môn được nhiều người ưa thích bởi nó là một môn rất gần gũi với những hoạt động hàng ngày của con người, điền kinh không những có tác dụng nâng cao sức khỏe mà còn là phương tiện để phát triển tất cả các tố chất thể lực giúp con người phát triển toàn diện. Môn điền kinh nói chung và nội dung “nhảy cao nằm nghiêng” nói riêng là một trong những môn học cơ bản trong chương trình đào tạo trong trường trung học phổ thông phương tiện tập luyện đơn giản, dễ tập. Nhảy cao có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của nội tạng, sự khéo léo, không chỉ vậy nhảy cao nằm nghiêng còn có tác dụng rèn luyện tinh thần dũng cảm phục vụ tốt yêu cầu của cuộc sống hàng ngày. Đối với học sinh trung học phổ thông việc tập luyện môn nhảy cao trong đó có nhảy cao nằm nghiêng giúp các em rèn luyện, phát triển các tổ chất như sức nhanh, sức mạnh, khéo léo. Vì vậy trong giảng dạy áp dụng những bài tập, phương tiện tập luyện chưa được chú trọng. Điều đó ảnh hưởng không tốt với chất lượng giảng dạy và tập luyện, cũng như thành tích. Xuất phát từ thực tế nêu trên vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu, đưa ra một số bài tập phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao nằm nghiêng trong chương trình giảng dạy ở các trường trung học phổ thông nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông...” Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Học sinh lớp 10 THPT... Thời gian thực hiện: Năm học 2019-2020 và học kỳ I năm học 2020 - 2021 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu vai trò các bài tập bổ trợ cho nhảy cao kiểu nằm nghiêng của học sinh lớp 10 THPT và biện pháp thúc đẩy nó. Áp dụng vào công tác giảng dạy và huấn luyện ở các nhà trường THPT. Giả thiết nghiên cứu Nếu phát huy tốt hiệu quả các bài tập bổ trợ thì sẽ thành công hơn trong việc nâng cao thành tích nhảy cao . Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản liên quan đến đổi mới PPDH bộ môn Thể dục trong trường THPT. Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự giờ, quan sát, đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp tại trường và các kỳ thi giáo viên giỏi. Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, chia sẻ với các cán bộ quản lý và giáo viên. - Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng vào các tiết dạy trên lớp. Đóng góp của đề tài Đề tài sẽ giúp giáo viên có thêm định hướng tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển cho các nhà trường . PHẦN NỘI DUNG CƠ SỞ KHOA HỌC Cơ sở lý luận Lứa tuổi THPT là lứa t ... ập. Cần có sự tham gia góp ý hỗ trợ của các đồng nghiệp các huấn luyện viên. Với học sinh : Phải tập luyện đúng theo hướng dẫn và nội dung các bài tập một cách khoa học và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh có thể về nhà tự tập luyện. Những điểm còn hạn chế Việc nghiên cứu, lựa chọn các bài tập mất nhiều thời gian và huấn luyện nhiệt tình mất nhiều công sức hơn. Sân bãi và dụng cụ phục vụ cho giảng dạy, huấn luyên, học tập còn hạn chế nhất định. C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học và thực tiễn giáo dục ở trên, các số liệu thu được qua phân tích, xử lý, đánh giá trong quá trình nghiên cứu này giúp chúng tôi đi đến kết luận sau: Nhảy cao nằm nghiêng là một kỹ thuật khó trong môn điền kinh, nó yêu cầu cả mặt kỹ thuật lẫn thể lực. Việc sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật chưa phù hợp và còn thiếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu giảng dạy. Qua một thời gian nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được nhóm bài tập nhằm phát triển thể lực, bổ trợ kỹ thuật và xây dựng một tiến trình giảng dạy nhảy cao nằm nghiêng cho học sinh lớp 10. Các bài tập đó bao gồm: Tại chổ giậm nhảy kết hợp đá lăng và xoay người. Chạy đà, đi 3 - 5 bước giậm nhảy đá chân lăng. Chạy đà 3 - 5 bước giậm nhảy thực hiện động tác đá chân lăng, xoay người Chạy đà 9 - 11 bước hoàn thiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng Chạy đà vuông góc với xà giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà. Bật nhảy tại chỗ bằng một chân và một chân duỗi thẳng Lò cò tiếp sức 15m x 2 Bật cao tại chổ Chạy 30m - 60m xuất phát cao và chạy tốc độ cao. Lò cò nhanh bằng một chân 30m Bật cóc 20m Nhảy dây. Nhóm bài tập mà tôi lựa chọn đã đem lại hiệu quả cao khi áp dụng vào giảng dạy cho học sinh lớp 10. Cụ thể là sau khi áp dụng hệ thống bài tập vào giảng dạy cho nhóm thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá thành tích toàn bộ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Thành tích của nhóm thực nghiệm sau khi tập luyện đã tăng lên nhiều so với nhóm đối chứng. Bởi vậy, hệ thống bài tập mà chúng tôi lựa chọn đã góp phần làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất, giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập của học sinh đạt kết quả cao. 2. KIẾN NGHỊ Trên cơ sở kết luận đã nêu trong đề tài, cùng với thực tiễn giảng dạy ở trường THPT.., chúng tôi có một số đề kiến nghị như sau: Đối với học sinh THPT việc xác định đúng các bài tập cho các em tập luyện là một điều kiện thuận lợi, giúp các em phát triển tốt nhất về thể lực cũng như nâng cao thành tích, phát triển kỹ thuật. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy cần áp dụng nhiều bài tập ở các môn thể dục thể thao nói chung và nhảy cao nằm nghiêng nói riêng, giúp học sinh có thể đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất. Tạo điều kiện bổ sung các cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học tập, rèn luyện của học sinh là việc làm cần thiết và quan trọng giúp các em đạt kết quả cao hơn. Đề tài tôi nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhất định, khả năng bản thân, thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung để đề tài ngày được hoàn thiện và áp dụng vào quá trình giảng dạy cũng như huấn luyện được hiệu quả hơn. Trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Mục lục 1 2 A. Phần mở đầu 2 3 1. Lí do chọn đề tài 2 4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 3. Mục đích nghiên cứu 3 6 4. Giả thiết nghiên cứu 3 7 5. Phương pháp nghiên cứu 3 8 6. Đóng góp của đề tài 4 9 B. Phần nội dung 5 10 I. Cơ sở khoa học 5 11 1. Cơ sở lý luận 5 12 2. Cơ sở thực tiễn 5 13 3. Cơ sở sinh lý 6 14 II. Đánh giá thực trạng về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài 12 15 1. Đối tượng nghiên cứu 12 16 2. Phương pháp nghiên cứu 12 17 3. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu 12 18 4. Phương pháp quan sát sư phạm 12 19 5. Phương pháp điều tra phỏng vấn 12 20 6. Phương pháp thực nghiệm sp 13 21 7. Phương pháp dùng bài thử 13 22 8. Địa điểm thực hiện đề tài 13 23 III. Hệ thống các động tác, giải pháp đã làm 13 24 1.2.3...... 13 25 4. Kết quả đạt được 21 26 5. Bài học kinh nghiệm 21 27 6. Những điểm còn hạn chế 21 28 C. Kết luận và kiến nghị 22 29 1. Kết luận 22 30 2. Kiến nghị 23 31 * Tài liệu tham khảo 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Dương Nghiệp Chí, Phạm Khắc Học, (2000), Điền kinh, NXB TDTT. PGS.TS Dương Nghiệp Chí, TS Lương Kim Chung (2000), Xã hội học thể dục thể thao, NXB TDTT Phạm Khắc Học, Nguyễn Hữu Bằng (2001), Giáo trình điền kinh NXB TDTT. Vũ Đàm Hùng (1990), Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, NXB TDTT. Quang Hưng, Nguyễn Hùng (2003), Tìm hiểu điền kinh thế giới, NXB TDTT. TS. Hoàng Thị Khuê, 2006, Giáo trình sinh lý học thể dục thể thao, khoa giáo dục thể chất trường Đại học Vinh. Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn, 1993, Lý luận phương pháp giáo dục thể chất, Nxb TDTT. Nguyễn Đức Văn, 1987, Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT. Sách giáo viên thể dục lớp 10 NXB Giáo dục.
File đính kèm:
skkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_hieu_qua_d.docx
13 LƯƠNG NGỌC LONG-THPT DIỄN CHÂU 2-GDTC.pdf