SKKN Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương "Ancol - Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

* Tự học hoàn toàn : Hình thức tự học này, người học sẽ tự thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của người khác để tiếp thu kiến thức cho mình. Hình thức tự học này có kết quả tích cực nhưng lại mất nhiều thời gian nghiên cứu vì không có hệ thống và chiều sâu tư tưởng, ít kế thừa sự hiểu biết và kiến thức của những người đi trước. Ngoài ra tự học hoàn toàn HS gặp phải nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự học của mình.

* Tự học trong một giai đoạn: Thường áp dụng khi HS học bài hay làm bài tập ở nhà, HS sẽ phải vận dụng kiến thức mà GV đã giảng trên lớp để học và làm bài. Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần phải tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của HS. Những HS tự giác sẽ chủ động làm bài tập ở nhà để củng cố lại kiến thức và đây cũng đánh giá là hình thức tự học rất hiệu quả đối với HS.

* Tự học qua phương tiện truyền thông: Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ số phát triển rất mạnh mẽ, khái niệm tự học không còn chỉ bó hẹp ở việc học một mình. Nghĩa là, HS có thể tự học với sự hướng dẫn gián tiếp. Ví dụ: khi tham gia một nhóm học tập trên mạng internet (học online) hoặc chia sẻ kinh nghiệm trên mạng xã hội cũng là một hình thức tự học. Người học có thể đặt câu hỏi cho người khác, hoặc trả lời câu hỏi của người khác bằng việc bình luận.

* Tự học có hướng dẫn của GV : Tự học có hướng dẫn được thực hiện dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của GV thông qua các tài liệu hướng dẫn tự học. HS hoạt động tự lực, tự tìm hiểu để chiếm lĩnh tri thức và hình thành phát triển các kỹ năng tương ứng.

Để tự học có hướng dẫn của HS đạt kết quả cao, GV phải tuân thủ nghiêm những điều sau:

- Tạo động lực cho người học, giúp người học vượt qua các khó khăn, nhất là giai đoạn đầu.

- Không châm chước, chiếu cố để người học không có tư tưởng ỷ lại.

- Tạo được điều kiện về cơ sở vật chất cho việc tự học.

 

docx 66 trang Đoàn Chí Hoàng 05/09/2024 12460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương "Ancol - Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương "Ancol - Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

SKKN Kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương "Ancol - Phenol” Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
.o0o
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
KẾT HỢP MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC VÀO CHƯƠNG “ANCOL - PHENOL”
HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
Lĩnh vực: Hóa học
Tác giả
:
Trương Thị Thu
Tổ chuyên môn
:
Khoa học tự nhiên
Năm thực hiện
:
2022
Điện thoại
:
0978411881

0
Vinh, tháng 4 năm 2022
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Câu hỏi nghiên cứu
2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
6. Phương pháp nghiên cứu
3
7. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài
3
PHẦN II – NỘI DUNG
4
Chương 1 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
4
1.1. Năng lực tự học
4
1.1.1. Khái niệm tự học và năng lực tự học
4
1.1.2. Các hình thức tự học
4
1.1.3. Sự cần thiết để phát triển năng lực tự học trong dạy học ở trường phổ thông

5
1.1.4. Một số biện pháp pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông

5
1.2. Mô hình lớp học đảo ngược
6
1.2.1. Khái quát mô hình lớp học đảo ngược
6
1.2.2. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược
7
1.2.3. Một số công cụ hỗ trợ xây dựng lớp học đảo ngược
8
1.2.4. Công cụ Google Classroom
9
1.2.5. Một số yêu cầu khi tổ chức mô hình lớp học đảo ngược
9
1.3. Dạy học hợp tác
10
1.3.1. Khái niệm dạy học hợp tác
10
1.3.2. Một số phương pháp và hình thức dạy học hợp tác
10

1.3.3. Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác

11
1.3.4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác
11
1.3.5. Tiến trình thực hiện phương pháp dạy học hợp tác theo hình thức hoạt động nhóm

12
1.4. Các biểu hiện của năng lực tự học thông qua áp dụng mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với dạy học hợp tác

13
1.5. Thực trạng dạy học áp dụng mô hình lớp học đảo ngược và phương pháp dạy học hợp tác nhằm phát triển năng lực tự học cho HS ở một số trường THPT

13
1.5.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên
13
1.5.2. Thực trạng học tập của học sinh
15
1.5.3. Một số kết luận sau khảo sát
16
Chương 2 – Thiết kế kế hoạch bài dạy kết hợp mô hình lớp học đảo ngược với phương pháp dạy học hợp tác vào chương Ancol – Phenol nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

18
2.1. Phân tích mục tiêu và nội dung chương “Ancol – Phenol”
18
2.1.1. Cấu trúc chương “Ancol – Phenol”
18
2.1.2. Nội dung kiến thức chương “Ancol – Phenol”
18
2.1.3. Một số lưu ý khi dạy chương “Ancol – Phenol”
20
2.2. Xây dựng quy trình dạy học kết hợp mô hình lớp học đảo ngược và phương pháp dạy học hợp tác để phát triển năng lực tự học cho học sinh qua chương “Ancol – Phenol”

21
2.2.1. Nguyên tắc
21
2.2.2. Một số yêu cầu khi xây dựng quy trình dạy học
21
2.2.3. Tiến trình thực hiện dạy học
22
2.3. Thiết kế một số kế hoạch bài dạy sử dụng kết hợp mô hình lớp học đảo ngược và phương pháp dạy học hợp tác

25
2.3.1. Kế hoạch bài dạy 1
25
2.3.2. Kế hoạch bài dạy 2
34
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
42

3.1. Thực nghiệm sư phạm
42
3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
42
3.1.2. Nội dung và kế hoạch tiến hành thực nghiệm
42
3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
42
3.2.1. Nhận xét, đánh giá của Thầy (cô) và học sinh
42
3.2.2. Kết quả kiểm tra đánh giá
43
3.3. Kết luận thực nghiệm
44
PHẦN III – KẾT LUẬN
46
1. Kết luận
46
2. Kiến nghị
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
48
PHỤ LỤC

3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nội dung
THPT
Trung học phổ thông
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SGK
Sách giáo khoa
NLTH
Năng lực tự học
CNTT
Công nghệ thông tin

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc học ở trường không thể đáp ứng hết nhu cầu của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy bồi dưỡng NLTH cho HS khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ là nền tảng cơ bản đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các em trên con đường phía trước và đó cũng chính là nền tảng để các em tự học suốt đời. Thực trạng dạy học ở các trường THPT trong đó có đơn vị tôi công tác, quá trình giảng dạy đã có một số chuyển biến tích cực, tuy thế trong quá trình dạy học vẫn còn nặng về truyền thụ một chiều, chưa phát huy được NLTH của HS. Bên cạnh đó, việc tổ chức hình thức học tập đa dạng cho người học đòi hỏi đội ngũ GV phải có kiến thức sâu rộng. Với cùng một nội dung kiến thức nhưng lựa chọn phương pháp dạy học khác nhau thì kết quả cũng sẽ khác nhau. Do đó, người GV cần biết cách lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học hợp tác là phương pháp dạy học đang được áp dụng rộng rãi vì có tính thực tiễn cao, khắc phục được cách học một chiều GV giảng bài – HS ghi chép thụ động trước kia. Phương pháp này giúp các em ý thức được sức mạnh của tập thể và làm việc nhóm góp phần đáp ứng được việc học của HS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 sắp tới.
Hiện nay đại dịch COVID-19 đang diễn biến rất p ... nh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5– trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. Na kim loại.	B. H2 (xt Ni/t°).	C. dung dịch NaOH.	D. nước Br2.
Câu 13: Tách nước từ 3–metylbutan–2–ol, sản phẩm chính thu được là
A. 3–metylbut–1–en.	B. 2–metylbut–2–en.
C. 3–metylbut–2–en.	D. 2–metylbut–3–en.
Câu 14: Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam?
A. Etanol.	B. HCl	C. Etylen glicol.	D. Phenol.
Câu 15: Chất nào sau đây bị oxi hóa tạo sản phẩm là anđehit?
A. CH3-CH2-OH.	B. (CH3)3COH	C. CH3-CHOH- CH3. D. C6H4(OH)CH3
Câu 16: Cho các hợp chất sau:
(1) HOCH2-CH2OH
(2) HOCH2-CH2-CH2OH
(3) HOCH2-CH(OH)-CH2OH
(4) CH3-CH(OH)-CH2OH
(5) CH3-CH2OH
(6) CH3-O-CH2CH3
Các chất đều tác dụng được với Na và Cu(OH)2 là
A. (3), (4), (5)	B. (1), (2), (3)	C. (3), (4), (6)	D. (1), (3), (4)
Câu 17: Hiện tượng xảy ra khi cho quỳ tím vào dung dịch C6H5OK là
A. quỳ chuyển màu đỏ	B. quỳ chuyển màu xanh
C. quỳ chuyển màu hồng	D. quỳ không đổi màu
Câu 18: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là
nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
Câu 19: Cho các chất có công thức: HOCH2CH2OH (X); HOCH2CH2CH2OH (Y); HOCH2–CHOH–CH2OH (Z); CH3CH2–O–CH2CH3 (R); CH3–CHOH–CH2OH (T).
Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là
A. X, Y, R, T.	B. X, Z, T.	C. Z, R, T.	D. X, Y, Z, T.
Câu 20: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
58
Nguyên tử H ở nhóm OH ở phenol linh động hơn trong ancol.
Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa. Số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 21: Hãy chọn câu phát biểu sai:
Phenol có tính axit yếu nhưng vẫn làm quỳ tím hóa hồng
Phenol có tính axit mạnh hơn ancol nhưng yếu hơn axit cacbonic
Khác với benzen, phenol phản ứng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng.
Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt
Câu 22: Kết luận nào sau đây là đúng?
Ancol và phenol đều tác dụng được với natri và với dung dịch NaOH.
Ancol tác dụng được với dung dịch nước brôm.
Ancol tác dụng được với natri, phenol không tác dụng với Na.
Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH, ancol không tác dụng được với dung dịch NaOH
Câu 23: Cho các chất sau : ancol etylic, phenol, stiren, toluen, benzen. Số chất làm mất màu dung dịch nước brom là :
A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 24: Cho 4 chất: phenol (a), ancol etylic (b), benzen (c), axit axetic (d). Độ linh động của nguyên tử hiđro trong phân tử các chất trên tăng dần theo thứ tự là
A. a < b < c < d.	B. c < d < b < a.	C. c < b < a < d.	D. b < c < d < a.
Câu 25: Lấy 15,4 gam hỗn hợp metanol và glixerol phản ứng hoàn toàn với natri thu được 5,6 lít (đktc) khí hiđro. Khối lượng glixerol trong hỗn hợp ban đầu là
A. 1,6 gam.	B. 13,8 gam.	C. 9,2 gam.	D. 4,6 gam.
Câu 26: Số mol Br2 cần dùng để kết tủa hết 2,82 gam phenol là :
A. 0,03	B. 0,09	C. 0,12	D. 0,06
Câu 27: Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch bị vẩn đục. Điều đó chứng tỏ:
A. phenol là axit yếu hơn axit cacbonic.	B. phenol là chất có tính bazơ mạnh.
C. phenol là một chất lưỡng tính.	D. phenol là axit mạnh.
Câu 28: Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 ?
59
Phenol.	B. Toluen	C. Etanol.	D. Etylen glicol.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1(1 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau
C6H5OH + NaOH ®	b) C2H2 + O2(dư)

t¾o ®
c) CH2=CH2 + HCl ®	d) CH3COOH + NaHCO3 ®
Câu 2(1 điểm): Cho 4,6 gam ancol A tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí H2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm CTPT của A.
Câu 3(1 điểm): Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 15,68 lít khí CO2 đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH) 2. Tính phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm – mỗi câu đúng được 0,25 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
D
B
C
A
D
D
B
B
C
A
D
B
C
Câu
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Đáp án
A
D
B
A
B
B
A
D
A
C
C
B
A
D

Phần tự luận
Câu 1: Viết đúng một phương trình được 0,2 điểm
Câu 2: Tìm được CTPT A (C2H5OH) được 1 điểm
Câu 3: Trong 80 gam X chỉ có glixerol hòa tan được 0,3 mol Cu(OH)2 mglixerol = 0,3.2. 92 = 55,2 gam
Gọi số mol CH3OH, C2H5OH và C3H5(OH) 3 trong m gam X lần lượt là x,y,z Ta có: x + y + z = 0,3	(1)
x + 2y + 3z = 0,7	(2)
92z/ (32x + 46y + 92z) = 55,2 /80 (3)	(0,5 điểm)
(do tỉ lệ phần trăm glixerol trong hh là như nhau)
Giải hệ (1), (2), (3) => x = 0,05; y = 0,1 và z = 0,15
mhh= 0,1×46 + 0,05.32+0,15.92 = 20 gam
60
%C2H5OH =0,1×46/20 = 23%	(0,5 điểm)
61
Phụ lục 7
Cảm nhận của HS các lớp thực nghiệm
62

File đính kèm:

  • docxskkn_ket_hop_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_voi_phuong_phap_day_h.docx
  • pdfTrương Thị Thu-THPTDTNT Tỉnh-Hóa học.pdf