SKKN Hướng dẫn học sinh Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

Nghị luận tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện nói riêng là một kiểu bài

nghị luận văn học có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp Chín. Thông

qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh chẳng những đã có một vốn khá phong

phú về kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại )và cũng đã được nâng cao dần về năng

lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm .Đó là một thuận lợi. Nhưng mặt khác, cũng

cần nắm vững yêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài nghị luận về tác phẩm trong

chương trình Tập làm văn chín để không đồng nhất yêu cầu và mức độ phân tích tác

phẩm trong chương trình văn học và khi làm bài Tập làm văn ở lớp Chín.

Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và

phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Nghị luận một tác phẩm truyện là trình bày

những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một

tác phẩm cụ thể.Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt

truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết

phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đáng giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận

phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. bài nghị luận về tác phẩm

truyện phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có lồi văn chuẩn xác, gợi cảm. Như vậy,để đáp

ứng yêu câu làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện,người GV cần cho HS hiểu rõ

tính chất tổng hợp của kiểu bài nghị luận này.

pdf 19 trang Huy Quân 29/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

SKKN Hướng dẫn học sinh Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TIỀN GIANG 
PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ GÒ CÔNG 
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯỜNG 2 
 
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoa 
 Năm học : 2007- 2008 
Dề tài : ::
 A-PHẦN MỞ ĐẦU 
I-LÝ DO TỔNG KẾT KINH NGHIỆM : 
1/Lí do khách quan : 
 Dạy văn nói chung, dạy phân môn tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác phẩm văn 
học (phần truyện) nói riêng ở khối lớp Chín trường Trung học cơ sở là dạy cho các em 
học sinh lứa tuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm biết 
tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. Tác phẩm văn chương nghệ thuật là 
thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ . Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kì 
văn học nhất định ( có thể cách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỉ , hàng 
thập niên ). Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất : là một câu tục ngữ, một bài ca dao, 
hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có 
giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó. Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh đồng 
cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ 
giảng dạy của GV dạy Ngữ Văn. 
 Lep- Tôn-xTôi nói : “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thế nào để 
biết được quả đất tròn?”. Chân lí là quý báu ! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý hơn 
nhiều. Vì thế, cái khó trong việc dạy văn, nhất là dạy Tập làm văn kiểu bài Nghị luận về 
tác truyện là làm sao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm. 
 Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp Chín viết bài tập làm văn 
kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc 
. Các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý 
thầy cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (không chân thật, còn 
gượng ép ). Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, 
ý hay do chính bản thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm. 
 Mặt khác, đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý trước khi 
bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề. Đề 
bài Nghị luận về tác phẩm truyện thường có các dạng đề mệnh lệnh và “ mở”. Các mệnh 
lệnh thường gặp là “suy nghĩ”(về nhân vật , tác phẩm.) , “cảm nhận của em” ( về nhân 
vật, tác phẩm).Đối tượng nghị luận có thể là tác phẩm, nhân vật, tư tưởng hay 
những đổi thay trong số phận nhân vật .) theo phạm vi vấn đề trong các bài đọc hiểu 
tác phẩm truyện ở SGK ) đòi hỏi các em phải có tư duy kiến thức , tích hợp , tổng hợp và 
phân tích mới đảm bảo được yêu cầu của từng đề bài văn cụ thể. 
 Bên trên là những lí do khách quan thôi thúc tôi tổng kết kinh nghiệm hướng dẫn 
học sinh cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện. 
2 / Lí do chủ quan : 
 Về phía giáo viên, không ít thầy cô còn e ngại khi dạy phân môn Tập làm văn. Qua 
nhiều năm theo dõi phong trào thi đua dạy giỏi các cấp và dạy tốt ở 
trường, giáo viên thường chỉ đăng kí dạy phân môn Giảng văn và Tiếng Việt. Bởi dạy 
phân môn Tập làm văn nhất là kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện , giáo viên phải tìm 
tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm, phải thực sự nhập tâm vào cốt truyện ,vào nhân vật ,phải 
đặt mình trong hoàn cảnh nhân vật sống , nhân vật suy nghĩ và hành động .đòi hỏi GV 
phải vận dụng ,tổng hợp nhiều kiến thức , kể cả vốn sống, vốn tư tưởng tình cảm. Thế là 
GV phải tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn và đời, giữa thực tại và hư cấu .Có 
thực hiện được như thế, mới có thể đảm bảo được đặc trưng của phân môn : “Dạy văn -
Dạy người”như nhà văn M. Gorki từng nói : “Văn học là nhân học”. 
 Bản thân là GV nhiều năm dạy khối lớp Chín Trường THCS Phường 2 , tôi luôn 
tâm đắc câu nói của dân gian : “Cho cá không thích bằng nhận được cần câu”. Nếu ví bộ 
cần câu là phương pháp và cá ăn là kiến thức thì sự đánh giá về vai trò, tầm quan trọng 
của hoạt động dạy và học của GV và HS là phải tìm tòi và sáng tạo. Chính vì vậy, trong 
quá trình giảng dạy, tôi luôn trân trọng, đánh giá cao những bài làm có nét riêng, thể hiện 
được những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích tinh khôi , sáng tạo của các em 
đối với một tác phẩm, một nhân vật (một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề thể hiện 
trong tác phẩm). Đó cũng chính là nguồn động viên không nhỏ giúp tôi đầu tư và 
quyết định tổng kết kinh nghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của GV- 
HS. Đồng thời qua đây, xin được góp một tiếng nói riêng, một ý kiến nho nhỏ cho phong 
trào “ Dạy Tốt - Học Tốt” của Trường THCS Phường 2 nói riêng và cho ngành Giáo Dục 
Thị xã Gò Công nói chung. 
 B- PHẦN NỘI DUNG 
Chương I : Cơ sở lí luận 
Nghị luận tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện nói riêng là một kiểu bài 
nghị luận văn học có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp Chín. Thông 
qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh chẳng những đã có một vốn khá phong 
phú về kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại )và cũng đã được nâng cao dần về năng 
lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm .Đó là một thuận lợi. Nhưng mặt khác, cũng 
cần nắm vững yêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài nghị luận về tác phẩm trong 
chương trình Tập làm văn chín để không đồng nhất yêu cầu và mức độ phân tích tác 
phẩm trong chương trình văn học và khi làm bài Tập làm văn ở lớp Chín. 
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và 
phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Nghị luận một tác phẩm truyện là trình bày 
những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một 
tác phẩm cụ thể.Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt 
truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết 
phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đáng giá về tác phẩm truyện trong bài nghị luận 
phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. bài nghị luận về tác phẩm 
truyện phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có lồi văn chuẩn xác, gợi cảm. Như vậy,để đáp 
ứng yêu câu làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện,người GV cần cho HS hiểu rõ 
tính chất tổng hợp của kiểu bài nghị luận này. 
Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ : “ Dạy văn lấy cảm làm đầu”. Người 
GV dạy HS phương pháp làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện không thể nghèo nàn 
cảm xúc . Bởi những trang truyện hay, những số phận của các nhân vật trong truyện đều có 
cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm, nội tâm .phong phú và đa dạng . Cho nên trong 
hướng gợi ý HS trình bày những cảm nhận , đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề 
.trong tác phẩm truyện phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ. Đồng thời 
biết kết hợp linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích, chứng minh, phân tích,).Trong 
cách hướng dẫn HS cách làm bài và luyện tập, GV cần chú ý phát huy, động viên tính tích 
cực, sáng tạo của từng HS chứ không gò ép theo những khuôn mẫu. Người GV phải biết 
khơi gợi những cảm xúc của HS, kích thích và nuôi dưỡng , phát triển ở HS những nhu cầu 
đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hình tượng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, 
độc thoại,..Vì vậy, nếu ai đó tự cho rằng mình đã gợi đầy đủ các ý tưởng của tác phẩm 
qua từng trang truyện thì chưa hẳn là một GVdạy tốt, nắm chắc phương pháp hướng dẫn 
HS cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện 
 Dưới đây là một vài kinh nghiệm hướng dẫn HS cách làm bài văn Nghị luận về 
tác phẩm truyện mà bản thân tôi- một GVtrực tiếp giảng dạy Ngữ văn 9 đã dúc kết được 
qua nhiều năm . 
Chương II : Phương pháp tổng kết một vài kinh nghiệm hướng dẫn HS 
cách làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện 
 I- Hướng dẫn HS phân tích đề : Một đề bài Tập làm văn còn được xem là một bài toán nghệ thuật ngôn từ. 
Bởi bao giờ trong một đề bài TLV cũng có những yêu cầu bắt buộc mà người thực hiện 
đề bài phải tìm ra phương pháp giải. Vì thế, bước phân tích đề được xem là khâu đầu 
tiên, có vai trò quyết định “ dẫn đường, chỉ lối” cho người làm bài. Nếu phân tích đúng 
yêu cầu của đề bài thì sẽ tìm ra được hướng đi đúng. Ngược lại, nếu phân tích sai thì sẽ 
không đáp ứng được yêu cầu của đề ,đôi khi còn bị lệch đề , lạc đề . Chính vì thế mà 
người GV phải hướng dẫn HS phải biết phân tích kĩ đề .Một đề bài văn Nghị luận về tác 
phẩm truyện không bao giờ đồng nhất một dạng đề đơn điệu. Trái lại, nó có rất nhiều 
dạng, nhưng chủ yếu ỏ lớp 9 dạng thường gặp 3 dạng đề cơ bản sau đây : 
  Dạng đề I :Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh 
nhân vật, tác phẩm . Ví dụ như các đề bài : 
 +Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn : “Làng” 
của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9 tr 65) 
 +Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao 
(SGK Ngữ văn 9 tr 66 ) 
  Dạng đề II : Phân tích đặc điểm nhân vật, tác phẩm hoặc một khía 
cạnh về nhân vật, tác phẩm. Ví dụ như các đề : 
 + Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của 
Kim Lân (SGK Ngữ văn 9 tr 65) 
 + Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích Mã Giám 
Sinh mua Kiều (SGK Ngữ văn 9 tr 66 ) 
 Dạng đề III : Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một 
vấn đề .Ví dụ như các đề : 
 +Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua 
nhân vật Vũ Nương ở truyện Người con gái Nam Xương 
 (SGK Ngữ văn 9 tr 65) 
 +Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua 
tuyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9 tr 65) 
 Tuỳ theo mỗi dạng đề bài mà GV hướng dẫn HS các thao tác làm bài khác nhau. 
  Đối với dạng đề I và dạng đề II Hs thường hay nhầm lẫn ,GVphải hướng 
dẫncho HS biết phân biệt rõ thế nào là suy nghĩ về nhân vật, về tác phẩm ?; thế nào là 
phân tích nhân vật, tác phẩm? . 
 Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác 
phẩm là nghiên về cảm nhận chủ quan của người viết về nhân vật, tác phẩm hay một 
khía cạnh nào đó về nhân vật, tác phẩm (không nhất thiết phải phân tích đầy đủ từng đặc 
điểm của nhân vật hoặc đầy đủ giá trị nội

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_cach_lam_bai_nghi_luan_ve_tac_pham_t.pdf