SKKN Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
nguyên quý giá nhất trong các tài nguyên quý giá của một quốc gia dân
tộc. Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI , trong công cuộc đổi
mới, sự phồn vinh của xã hội , sự phát triển của đất nước đang trong
cậy vào thế hệ học sinh hôm nay. Chính vì thế giáo dục phải xây dựng
những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội (CNXH), có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước; Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; có năng lực tiếp
thu văn hóa nhân loại.
Qua hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng XHCN
đã thu được nhiều thành tựu to lớn. ngành giáo dục đào tạo cũng đã góp
phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và phát triển nhân tài của đất nước. Nền kinh tế xã hội phát
triển khi có những tác động tích cực của cơ chế thị trường và sự tiếp thu
tinh hoa khoa học tiên tiến trên thế giới . Song đời sống xã hội cũng đã
và đang hứng chịu những tác dụng xấu của mặt trái cơ chế thị trường.
Thực trạng và yêu cầu vẫn còn là một khoảng cách lớn trong việc
nâng cao dân trí, nhân lực, nhân tài và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
hôm nay và ngày mai. Vấn đề giáo dục ở đây là giáo dục cho học sinh
phát triển một cách toàn diện về nhân cách. “Đức” và “Tài” là hạt nhân
trung tâm của nhân cách. Bác Hồ đã dạy: “Có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Mục lục Nội dung Trang phần I: mở đầu I. Lý do chọn đề tài 2 II. Mục đich đề tài 3 III. Đối tượng và khách thể đề tài 3 IV. NHiệm vụ đề tài 3 V. Phạm vi đề tài 3 VI. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3 Phần ii : nội dung đề tài Chương i: những khái niệm và cơ sở lý luận I. giáo dục đạo đức I.1 giáo dục: 4 I.2 Đạo đức 4 II. Giáo dục đạo đức thông qua tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp II.1 Khái niệm về hoạt đông giáo dục ngoài giới lên lớp 5 II.2 Nội dung hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: 6 Chương II: Trường THCS Mai Thủy và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp I. Sơ lược tình hình địa phương và nhà trường THCS Mai Thủy 1. Địa phương 7 2. Nhà trường 7 II. Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2010-2011 1. Công tác ổn định điều kiện để giáo dục 8 2. Nội dung chương trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 3. Tổ chức quản lý thời gian và thể chế phần hành công việc giáo dục học sinh 10 3.1. Hoạt động giáo dục trong nhà trường 10 3.2. Hoạt động giáo dục ở địa bàn dân cư 11 III. Quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 IV. kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của trường 13 chương iii- một số bài học kinh nghiệm và đề xuất I. bài học kinh nghiệm 14 II. Một số đề xuất 15 phần iii: kết luận phần I: mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Quan niệm về phát triển xã hội được nhân loại đúc kết từ mấy nghìn năm từ hình thành đến phát triển văn minh, điều quan trọng hàng đầu là sự phát triển con người. Vấn đề con người được coi là tinh hoa lịch sử văn minh, là thần tượng khoa học nghệ thuật. Con người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước đã làm nên những chiến thắng “Những thắng lợi của Việt Nam là thiên hùng ca bất diệt về con người Việt Nam”. (Phạm Văn Đồng-NXB Chính trị-Hà Nội 1994). Khẳng định: “Nhân tố con người” ; khẳng định tầm quan trọng của giáo dục-đào tạo. Trong nhiều văn kiện của Đại hội Đảng, quan điểm về đường lối và chính sách chiến lược phát triển giáo dục Đảng ta đã nêu rõ: “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”. “Giáo dục - đào tạo là con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách, để phát triển con người. Xem giáo dục -đào tạo là động lực của sự phát triển, là chìa kháo mở đường đến tương lai”. Thời đại ngày nay, thời đại mà trí tuệ con người đã trở thành tài nguyên quý giá nhất trong các tài nguyên quý giá của một quốc gia dân tộc. Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI , trong công cuộc đổi mới, sự phồn vinh của xã hội , sự phát triển của đất nước đang trong cậy vào thế hệ học sinh hôm nay. Chính vì thế giáo dục phải xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại. Qua hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng XHCN đã thu được nhiều thành tựu to lớn. ngành giáo dục đào tạo cũng đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát triển nhân tài của đất nước. Nền kinh tế xã hội phát triển khi có những tác động tích cực của cơ chế thị trường và sự tiếp thu tinh hoa khoa học tiên tiến trên thế giới . Song đời sống xã hội cũng đã và đang hứng chịu những tác dụng xấu của mặt trái cơ chế thị trường. Thực trạng và yêu cầu vẫn còn là một khoảng cách lớn trong việc nâng cao dân trí, nhân lực, nhân tài và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho hôm nay và ngày mai. Vấn đề giáo dục ở đây là giáo dục cho học sinh phát triển một cách toàn diện về nhân cách. “Đức” và “Tài” là hạt nhân trung tâm của nhân cách. Bác Hồ đã dạy: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Thực tế trong những năm qua, một bộ phận không nhỏ trong nhân dân còn nhận thức sai lệch. Do quan tâm đến lao động kiếm sống, làm giàu nên mọi suy tính, thời gian đề dành cho làm việc, kiếm lời, lợi nhuận. họ đã quên đi việc giáo dục con cái. Hoặc những thói hư tật xấu, cung cách làm ăn, giao lưu, ứng xữ phù hợp chạy theo cơ chế của một bộ phận người ngoài xã hội đã dần thấm sang trẻ em, làm ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách học sinh. Một số học sinh đã xuất hiện những thói hư tật xấu, ý thức kỷ luật kém, lười học, bỏ học, sống ích kỷ, không tự vươn lên mà chỉ trong chờ vào sự giúp đỡ của người khác ..... Trước thực trạng xã hội, thực trạng đạo đức học sinh hiện nay; nhiều đồng nghiệp đã và đang tìm lời giải để nâng cao chất lượng đạo đức học sinh. Nhưng việc giáo dục đạo đức học sinh lại là một phạm trù rộng, được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, nhiều phương pháp khác nhau. Vì điều kiện thời gian (Vừa công tác vừa nghiên cứu) và do năng lực bản thân còn hạn chế; nên tôi chỉ mạnh dạn nêu lên vấn đề: “Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” ở trường THCS với thiết tha mong muốn, tìm cho mình những kinh nghiệm nhỏ để cùng đồng nghiệp thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh hiện nay và sau này. II. Mục tiêu đề tài: Sau khi được học tập, kết hợp với việc nghiên cứu, sự hiểu biết và thực tiễn vấn đề đạo đức học sinh hiện nay; xét thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là công việc trọng tâm và cấp thiết, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu để quản lý công tác giáo dục tốt hơn. Cũng như qua việc nghiên cứu để kiểm nghiệm kiến thức học tập, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng thực tế sau này. III. Đối tượng và khách thể đề tài: Nghiên cứu việc quản lý và tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ, qua các biện pháp tổ chức giáo dục của tập thể giáo viên ở trường THCS và các tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan. IV. NHiệm vụ đề tài: Qua theo dõi chất lượng giáo dục, đối chiếu so sánh với hệ thống các trường THCS trên địa bàn về thực tế tình hình đạo đức học sinh hiện nay là vấn đề đáng lo ngại. Giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện qua các con đường khác nhau, trong đó con đường giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hoạt động gáio dục ngoài giờ lên lớp dù đã được nhiều đồng nghiệp quan tâm nghiên cứu nhưng việc phát huy tác dụng chưa đạt tối đa. Thực chất đề tài này muốn tìm ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh được tốt hơn đồng thời rút kinh nghiệm cho công tác quản lý việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. V. Phạm vi đề tài: Nghiên cứu việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Mai Thủy xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và địa bàn dân cư xã Mai Thủy trong năm học 2010-2011. VI. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Việc nghiên cứu công tác tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện với nhiều phương pháp: - Nghiên cứu lý luận giáo dục . - Điều tra phỏng vấn trực tiếp nghiên cứu kết quả giáo dục. - Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp. Phần ii : nội dung đề tài Chương i: những khái niệm và cơ sở lý luận. I. giáo dục đạo đức: I.1 giáo dục: - Nghĩa rộng : giáo dục là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức của thầy và trò dưới tác động chủ đạo của thầy nhằm hình thành ở học sinh tính tự giác, tích cực, độc lập, quan điểm niềm tin, định hướng giá trị lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những động cơ thái độ, kỹ năng kỹ xảo, thói quen đối xử trong quan niệm chính trị, đạo đức luật pháp v.v thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội - Nghĩa hẹp: Giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạm toàn vẹn. Chức năng của nó là xây dựng ý thức, tình cảm, hành vi chính trị xã hội, đạo đức cho học sinh. I.2 Đạo đức - Khái niệm về đạo đức : Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội, con người với con người và chính bản thân. - Sự hình thành đạo đức; nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức ở trường học: + Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu xã hội, điều hòa thông nhất các mâu thuẫn giữa lợi ích chung của tập thể cộng đồng xã hôi và lợi ích riêng của cá nhân nhằm đảm bảo trật tự của xã hội và khả năng phát triển của cá nhân. Quan hệ đạo đức tồn tại xen kẽ và đan kết trong mọi ĩnh vực ý thức xã hội, mọi hoạt động xã hội và quan hệ xã hội. + Giáo dục đạo đức cho học sinh là sự cần thiết vì trong xã hội có giai cấp thì đạo đức mang tính giai cấp. Việc nghiên cứu cũng như thực hiện công tác giáo dụa đao đức cho học sinh ở trường THCS không vượt ra khỏi định hướng của công tác giáo dục tư tưởng chính trị. Phải căn cứ vào đường lối quan điểm giáo dục của Đảng trong giai đoạn hiện nay: Giáo dục lòng yêu nước, giáo dục chủ nghĩa Max-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của toaanf Đảng toàn dân. + Nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục đạo đức cho học sinh để đạt được mục tiêu: “ giáo dục phô thông là giúp học dinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất...” ( Luật giáo dục) và xem đây là vấn đề cơ bản trọng tâm số một của nhà trường. + Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường phổ thông là làm cho học sinh hiểu và nhận thức rõ các hành vi ứng xử của mình phù hợp với lợi ích của xã hội; giúp học sinh lĩnh hội các lý tưởng, đạo đức, nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực bền vững ( lương tâm, vinh dự, trách nhiệm, phẩm giá...) và những phẩm chất ý chí( thật thà, dũng cảm, kỷ luật...) bảo đảm hành vi đạo đức, hàn
File đính kèm:
skkn_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_thong_qua_hoat_dong_giao_duc.pdf