SKKN Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập

Việc chống lối dạy học thụ động, thầy đọc, trò chép đã được đặt ra từ

lâu. Ngay từ năm 1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên người học: “ Phải

tự nguyện tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ phải hoàn

thành cho được. Do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập,

nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng không lùi bước trước bất kì khó khăn

nào trong việc học tập”. Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt,

học tốt” của ngành giáo dục (1963) Bác Hồ lại căn dặn: “Về giảng dạy tránh

lối dạy nhồi sọ” “ Về học tập tránh lối học vẹt”. “Các cháu không nên

học gạo, không nên học vẹt học phải suy nghĩ, phải có liên hệ với thực

tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau”. -

Nhiều năm qua trên thực tế việc đổi mới dạy và học luôn được diễn ra

thường xuyên. Nhưng hiệu quả đến đâu chưa ai khẳng định được, nhưng

những bất cập đi kèm là điều có thực. Những yếu kém của ngành giáo dục,

đặc biệt trong những năm gần đây bộc lộ khá rõ trong dạy học nói chung và

dạy học lịch sử nói riêng. Biểu hiện nỗi bật của việc giảm sút chất lượng bộ

môn là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện, không hiểu lịch sử, không

vận dụng bài học kinh nghiệm quá khứ vào rèn luyện đạo đức, phẩm chất,

quan điểm tư tưởng, thi cử chất lượng rất thấp. Nguyên nhân đưa tới tình

trạng này có nhiều: quan niệm không đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ bộ

môn Lịch sử trong đào tạo thế hệ trẻ, cho là môn phụ, tác động mặt tiêu cực

của cơ chế thị trường, những thiếu sót trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo

viên Một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu đó là sự lạc hậu, bảo thủ về

phương pháp dạy và học Lịch sử.

pdf 24 trang Huy Quân 29/03/2025 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài tập
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 
 Mã số: ................................ 
 (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
LỊCH SỬ 12 THÔNG QUA VIỆC RÈN 
LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
 Người thực hiện: Phan Thị Mùi 
 Lĩnh vực nghiên cứu: 
 - Quản lý giáo dục 1 
 - Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử 1 
 - Lĩnh vực khác: ...................................................... 1 
 Có đính kèm: 
 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác 
Năm học: 2010 - 2011 
MỤC LỤC 
Trang 
I. Lý do chọn đề tài 2 
II. Cơ sở thực hiện đề tài 3 
1. Cơ sở lý luận 3 
2. Cơ sở thực tiễn 4 
III. Tổ chức thực hiện đề tài: 5 
1. Phương pháp sử dụng bài tập lịch sử là gì? 5 
2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống bài tập: 6 
3. Các biện pháp sư phạm sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở 7 
lớp 12. 
3.1. Khái quát chung 7 
3.2 Các biện pháp sư phạm sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở 7 
lớp 12. 
a. Sử dụng câu hỏi có những yếu tố bài tập nhận thức để học sinh 7 
tiếp nhận kiến thức mới: 
b. Sử dụng bài tập để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh 12 
 trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. 
c. Tổ chức hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử trong tự học ở nhà: 13 
d. Sử dụng bài tập lịch sử trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của 15 
học sinh. 
e. Sử dụng bài tập lịch sử trong hoạt động ngoại khóa: 18 
3. 3: Biện Pháp kiểm tra đánh giá. 18 
IV. Ứng dụng vào thực tiễn 18 
V. Kết Luận 19 
VI. Kết quả thực hiện 19 
VII. Những bài học có thể áp dụng 20 
Tài liệu tham khảo 21 
 Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học 2010 - 2011 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 THÔNG QUA VIỆC 
RÈN LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
Họ và tên tác giả: Phan Thị Mùi 
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Long Thành - Tỉnh Đồng Nai 
Lĩnh vực: 
 Quản lý giáo dục: * Phương pháp dạy học bộ môn: * 
 Phương pháp giáo dục: * Lĩnh vực khác: * 
1. Tính mới 
 - Có giải pháp hoàn toàn mới * 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có * 
2. Hiệu quả 
 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao * 
 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong 
toàn ngành có hiệu quả cao * 
 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao * 
 - Có tính cải tiến và đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn 
vị có hiệu quả cao * 
3. Khả năng áp dụng 
 - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
 Tốt * Khá * Đạt * 
 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ 
đi vào cuộc sống: 
 Tốt * Khá * Đạt * 
 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả 
cao trong phạm vi rộng: 
 Tốt * Khá * Đạt * 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
 (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
1. Họ và tên: Phan Thị Mùi 
2. Ngày tháng năm sinh: 09 – 01 – 1980 
3. Nam, nữ: Nữ 
4. Địa chỉ: Tổ 19 – Khu Phước Hải – TT Long Thành – Đồng Nai 
5. Điện thoại: (CQ)/ 0613844537 – 0613 845107.(NR); ĐTDĐ: 0972988705 
6. Fax: E-mail: phanhaimui2009@gmail.com 
7. Chức vụ: Bí thư Đoàn Trường 
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại Học 
- Năm nhận bằng: 2003 
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Lịch sử. 
- Số năm có kinh nghiệm: 06 năm 
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 
1. Thiết kế sơ đồ tiến trình phát triển của cách mạng Tư sản Pháp 1789. Năm học 
2006 – 2007. 
2. Khai thác nội dung truyền thống yêu nước để giáo dục học sinh trong dạy học 
lịch sử ở trường phổ thông. Năm học 2008 -2009 
3. Tầm quan trọng của bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử lớp. Năm học 
2009 – 2010. 
 Người thực hiện 
 Phan Thị Mùi 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 THÔNG 
QUA VIỆC RÈN LUYỆN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP. 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
- Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường 
trung học nói riêng là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của 
những người làm công tác dạy học mà ngay cả các cấp các ngành từ Trung 
ương đến địa phương. 
- Việc chống lối dạy học thụ động, thầy đọc, trò chép đã được đặt ra từ 
lâu. Ngay từ năm 1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên người học: “ Phải 
tự nguyện tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ  phải hoàn 
thành cho được. Do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập, 
nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng không lùi bước trước bất kì khó khăn 
nào trong việc học tập”. Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, 
học tốt” của ngành giáo dục (1963) Bác Hồ lại căn dặn: “Về giảng dạy tránh 
lối dạy nhồi sọ”  “ Về học tập tránh lối học vẹt”. “Các cháu không nên 
học gạo, không nên học vẹt  học phải suy nghĩ, phải có liên hệ với thực 
tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau”. 
- Nhiều năm qua trên thực tế việc đổi mới dạy và học luôn được diễn ra 
thường xuyên. Nhưng hiệu quả đến đâu chưa ai khẳng định được, nhưng 
những bất cập đi kèm là điều có thực. Những yếu kém của ngành giáo dục, 
đặc biệt trong những năm gần đây bộc lộ khá rõ trong dạy học nói chung và 
dạy học lịch sử nói riêng. Biểu hiện nỗi bật của việc giảm sút chất lượng bộ 
môn là tình trạng coi thường, nhớ nhầm sự kiện, không hiểu lịch sử, không 
vận dụng bài học kinh nghiệm quá khứ vào rèn luyện đạo đức, phẩm chất, 
quan điểm tư tưởng, thi cử chất lượng rất thấp. Nguyên nhân đưa tới tình 
trạng này có nhiều: quan niệm không đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ bộ 
môn Lịch sử trong đào tạo thế hệ trẻ, cho là môn phụ, tác động mặt tiêu cực 
của cơ chế thị trường, những thiếu sót trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo 
viên  Một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu đó là sự lạc hậu, bảo thủ về 
phương pháp dạy và học Lịch sử. 
- Để góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và học cho phù hợp với tình 
hình hiện nay “ Lấy người học làm trung tâm”. Và từ thực tiễn giảng dạy tôi 
đã biên soạn đề tài này nhằm góp một ý kiến nhỏ bàn về vấn đề “Đổi mới 
phương pháp dạy học lịch sử 12 thông qua việc rèn luyện học sinh làm bài 
tập”. 
- Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, việc dạy học lịch sử 
cũng phải tiến hành làm bài tập nhằm tổ chức việc hình thành, cũng cố, đánh 
giá, kiểm tra tri thức lịch sử mà học sinh đã được lĩnh hội. 
- Rèn luyện học sinh làm bài tập lịch sử nhằm giúp học sinh khắc sâu, 
nhớ lâu sự kiện, hiểu được vấn đề lịch sử. Khắc phục tình trạng học thuộc 
lòng, nhớ lơ mơ, nhầm lẫn sự kiện. 
- Do bài học lịch sử thường rất dài, học sinh khó nhớ, phân phối tiết 
chương trình lại ít, học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đa phần là 
học sinh yếu kém, đặc biệt đối với học sinh khối 12 với áp lực thi tốt nghiệp. 
Nên việc nắm được kiến thức cơ bản để làm bài thi một cách dễ dàng nhất 
chỉ có thể rèn cho học sinh làm bài tập thường xuyên, nhuần nhuyễn. 
- Vì vậy “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 12 thông qua việc rèn 
luyện học sinh làm bài tập” là nhằm giải quyết mục đích trên. 
II. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 
1. Cơ sở lý luận: 
Bài tập là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, nhiệm vụ của nó 
là thực hiện một phần quan trọng của bài học và chương trình sách giáo 
khoa, góp phần từng bước hoàn thành mục tiêu môn học. Vì vậy làm bài tập 
là điều tất yếu và bắt buộc trong quá trình dạy học. 
Trong dạy học lịch sử, giáo viên không dừng lại ở cung cấp tri thức mà 
cần hướng dẫn học sinh nhận thức bản chất lịch sử, có thái độ tình cảm đúng 
đối với các sự kiện lịch sử. Phát huy tính năng động tích cực trong việc tìm 
tòi kiến thức. Rèn luyện năng lực thực hành và vận dụng kiến thức đã học để 
tiếp thu kiến thức mới. Do đó bài tập góp phần quan trọng giúp các em nắm 
vững kiến thức, sự kiện lịch sử và nhận thức tốt bài học. 
Làm bài tập giúp các em hiểu rõ vấn đề, những sự kiện cơ bản của sách 
giáo khoa, rút ra những gì cần nhớ của bài học, đặc biệt là bài tập giúp các 
em suy nghĩ độc lập, nhận thức rèn luyện kĩ năng thực hành, hiểu sâu, nhớ 
lâu sự kiện lịch sử. 
Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, việc dạy học lịch sử 
cũng phải tiến hành làm bài tập nhằm tổ chức việc hình thành, củng cố, đánh 
giá, kiểm tra tri thức lịch sử mà các em chiếm lĩnh được trong tiết học. 
 Đối với học sinh của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đa phần là học 
sinh có học lực ở mức dưới trung bình so với mặt bằng chung trong khu vực. 
 Các em yếu toàn diện ở tất cả các môn. Do đó để các em nắm vững được 
những kiến thức cơ bản của bài học là việc không đễ dàng gì. Vì vậy việc 
tăng cường làm bài tập để hình thành kĩ năng nhuần nhuyễn, khắc sâu cho 
học sinh nhớ lâu hơn kiến thức đã học là điều hết sức cần thiết ở tất cả các 
bộ môn nói chung và lịch sử nói riêng như dân gian vẫn dạy “văn ôn võ 
luyện”. 
Mặt khác đối với học sinh khối 12 mục tiêu quan trọng là kết quả tốt 
nghiệp ở cuối cấp. Bộ môn lịch sử cũng là môn thi tốt nghiệp. Trong khi đó 
đặc điểm học sinh của trường lại rất yếu các môn khoa học tự nhiên. Dó đó 
vị trí của các môn khoa học xã hội nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng đã 
góp phần quan trọng vào kết quả tốt nghiệp của các em, cho nên nhận thức 
được vai trò quan trọng của bộ môn Lịch sử các em sẽ học tốt hơn. Để nắm 
vững và sâu kiến thức lịch sử các em phải tăng cường làm bài tập lịch sử đặc 
biệt là các dạng bài tập nhằm để khắc sâu, nhớ lâu sự kiện lịch sử. 
2 . Cơ sở thực tiễn. 
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Đình 
Chiểu. 
2.2. Thực trạng trước k

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_lich_su_12_thong_qua_viec_r.pdf