SKKN Bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học, năng lực số cho học sinh thông qua dạy học phần hóa hữu cơ 12 trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh:
(1) Môi trường xã hội của học sinh, cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cao cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ thấp, hoặc không có nội dung trực tuyến bằng ngôn ngữ địa phương (Tan et al. 2017). Hơn nữa, trong khi bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, nếu quá trình cải cách chương trình giáo dục diễn ra chậm sẽ dẫn đến sự lạc hậu về công nghệ (ITU 2018a).
(2) Hoàn cảnh gia đình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh. “Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của CNTT-TT đối với tương lai của trẻ, các cuộc thảo luận về các cơ hội và rủi ro của Internet và các hoạt động truyền thông hàng ngày đối với trẻ, tất cả đã hình thành nên phương thức giáo dục trong đó trẻ hòa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà” (Mascheroni et al. 2016). Livingstone và Byrne (2015) lưu ý về vai trò của cha mẹ và gia đình là
phương tiện số trung gian thay đổi tùy theo bối cảnh địa phương với sự khác biệt rõ rệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đồng thời đề xuất chính phủ các nước và các bên liên quan khác nên đầu tư nhiều hơn vào nâng cao năng lực công nghệ số nhằm hỗ trợ cha mẹ để họ có thể tạo điều kiện cho con cái họ học tập và phát triển trong thời đại công nghệ số.
(3) Các nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp công nghệ kỹ thuật số như một công cụ học tập tích cực (Chaudron et al. 2018). Các trường học cũng như các trung tâm học tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ trợ trung gian của các gia đình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học, năng lực số cho học sinh thông qua dạy học phần hóa hữu cơ 12 trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC, NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ 12 TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Nghệ An, tháng 4 năm 2022 0 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC, NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ 12 TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LĨNH VỰC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Đồng tác giả: Phạm Hồng Thân – Trường THPT Diễn Châu 4 Phạm Minh Trí - Trường THPT Lê Viết Thuật Nghệ An, tháng 04 năm 2022 0 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4 Lý do chọn đề tài 4 Mục đích nghiên cứu 5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5 Đối tượng nghiên cứu 5 Khách thể nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu 6 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6 Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm 6 Tính mới và những đóng góp của đề tài 6 Thời gian thực hiện đề tài 7 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 Năng lực tự học và năng lực tự học hoá học 8 Khái niệm 8 Biểu hiện của năng lực tự học 8 Một số kĩ năng tự học cần rèn luyện để phát triển năng lực cho HS THPT 8 Năng lực số và khung năng lực số của học sinh THPT 9 1.2.1 Năng lực số 9 1.2.2. Khung năng lực số 11 CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học 11 Khái niệm CNTT 11 Ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học 12 Những ứng dụng cụ thể CNTT trong dạy học Hóa học 12 Vai trò của CNTT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông 13 Thực trạng ứng dụng CNTT dạy học hóa học ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay 13 Về phía học sinh 13 1.4.2 . Về phía giáo viên 13 CHƯƠNG 2: BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC, NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ 12 TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 15 Mối quan hệ giữa năng lực số và năng lực tự học. 15 Xây dựng quy trình bồi dưỡng 15 Kế hoạch dạy học bài este nhằm phát triển năng lực tự học, năng lực số cho học sinh thông qua dạy học phần hóa hữu cơ 12 trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin 16 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 32 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 32 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 32 Đối tượng thực nghiệm 32 Kết quả bài kiểm tra của HS 32 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 Kết luận 36 Kiến nghị 36 Với giáo viên 36 Với các cấp quản lý 37 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU HS: Học sinh GV: Giáo viên DH: Dạy học PP: Phương pháp. SGK: Sách giáo khoa THPT: Trung học phổ thông CNTT: Công nghệ thông tin GDPT: Giáo dục phổ thông NL: Năng lực. NLTH: Năng lực tự học. NLS: Năng lực số PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Hiên nay trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đây là cuộc cách mạng dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến theo kịp với xu hướng thế giới. Đây là thời cơ cũng là thách thức đối với Việt Nam. Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang và đã được đặt ra đối với Việt Nam. Chuyển đổi kỹ thuật số đang gia tăng và ảnh hưởng đến mọi ngành công nghiệp cũng như mọi hoạt động của cuộc sống. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng, nông dân không còn chỉ đơn thuần gieo hạt và thu hoạch một vụ mùa; họ đang sử dụng cảm biến và công nghệ thông tin để tự động hóa, giám sát và điều chỉnh hệ thống của họ để trở nên sinh lợi, hiệu quả và bền vững hơn. Các ứng dụng giao đồ ăn đang giúp các nhà hàng cung cấp các lựa chọn thực đơn của họ cho những khách hàng quen mà họ không cần phải rời khỏi nhà của mình. Điều này bổ sung thêm một lớp trách nhiệm phức tạp cho nhân viên nhà hàng, những người hiện phải quản lý đơn đặt hàng thông qua các thiết bị kỹ thuật số, cũng như bất kỳ tương tác trực tiếp nào. Ngay cả bất động sản, một ngành truyền thống trực diện, cũng dựa vào các kỹ năng kỹ thuật số. Tính năng đi bộ ảo có sẵn cho các khách hàng tiềm năng muốn chuyển địa điểm và ký tài liệu từ xa với các dịch vụ như DocuSign là một cách nhanh chóng và thuận tiện để hoàn tất thỏa thuận. Sự chuyển dịch hàng loạt sang các hoạt động kinh doanh trực tuyến do đại dịch COVID-19 càng thúc đẩy nhu cầu về những người lao động biết kỹ thuật số, những người có thể giúp các doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi thành công sang thế giới thương mại điện tử. Nếu không có nền tảng vững chắc về các kỹ năng kỹ thuật số, không có cách nào thúc đẩy sự đổi mới và duy trì tính cạnh tranh. Các nhà tuyển dụng nhận ra điều này, vì vậy họ ưu tiên những ứng viên có thể thể ... 5 4.5 11.6 9.1 23.3 5 4 5 9.1 11.6 18.2 34.9 6 6 8 13.6 18.6 31.8 53.5 7 10 5 22.7 11.6 54.5 65.1 8 14 12 31.8 27.9 86.4 93.0 9 4 2 9.1 4.7 95.5 97.7 10 2 1 4.5 2.3 100.0 100.0 Tổng 44 43 100.0 100.0 Bảng 3.2: Phần trăm số HS đạt điểm YK (< 5); TB (5-6); K (7-8); G (9-10) % LỚP YK TB K G TN 9.1 22.7 54.5 13.6 ĐC 23.3 30.2 39.5 7.0 Bảng 3.3: Điểm trung bình XTB, phương sai S2, độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V, đại lượng kiểm định T Lớp XTB S2 S V T TN 7.00 ± 0.25 2.79 1.67 23.86 2.11 ĐC 6.16 ± 0.31 4.04 2.01 32.63 Chọn α = 0,05 với k = 44 + 43 - 2 = 85; Tα,k = 1,98 Ta có T = 2,11 > Tα,k, vậy sự khác nhau giữa XTN và X ĐC là có ý nghĩa. (* Chú thích: TN: thực nghiệm; ĐC: đối chứng) Biểu diễn kết quả bằng đồ thị Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích Hình 3.2: Biểu đồ phân loại HS theo kết quả điểm Phân tích kết quả thực nghiệm Căn cứ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng; Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Như vậy chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn; Đồ thị đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm ở bên phải và dưới lớp đối chứng, nghĩa là lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn; Hệ số kiểm định T > T α, k. Vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngoài ra, khi thực hiện dạy ở lớp thể nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng khả năng vận dụng các kĩ năng số của học sinh là tương đối tốt, các em tìm kiếm được nhiều thông tin hữu ích để tự bồi dưỡng cho bản thân cũng như tự tin hơn trong quá trình báo cáo và bảo vệ,phản biện các sản phẩm học tập Chứng tỏ học sinh việc sử dụng nên tảng CNTT trong dạy học giúp học sinh có phát triển năng lực tự học, năng lưc số, khả năng hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Thực hiện mục tiêu của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã thu được những kết quả sau: Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các chủ đề/ bài học và vận dụng vào thiết kế các chủ đề phần Hóa Hữu cơ 12 dưới sự hỗ trợ của CNTT , để dạy học nhằm phát triển năng trong nhóm năng lực tự học, năng lực số cho HS. Thông qua đề tài đã góp phần bổ sung thêm cơ sở lí luận khẳng định việc phát triển song hành năng lực tự học và năng lực số của HS thông qua việc tăng cường giao nhiệm vụ tìm hiểu bài học trước khi lên lớp, báo cáo kết quả bằng các phần mềm báo cáo thông dụng. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi đã đề cập một kế hoạch bài dạy mẫu để làm tiền đề phát triển đề tài cho cả chương hóa hữu cơ 12 nói riêng và bộ môn hóa học nói chung. Đề xuất quy trình sử dụng hình thức dạy học theo chủ đề để rèn luyện kĩ năng, năng lực tự học, năng lực số cho HS THPT bằng cách tăng cường yêu cầu HS tìm hiểu bài, nghiên cứu trước các tài liệu, chuẩn bị sẵn báo cáo để trình bày, phản biện trước tập thể. Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm, bước đầu đánh giá được việc sử dụng dạy học theo chủ đề để phát triển năng tự học, năng lực số cho HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Hóa Hữu cơ 12 nói riêng và dạy học bộ môn Hóa học nói chung. Kiến nghị 2.1.Với giáo viên Trong dạy học để phát triển năng lực tự học, năng lực số cho học sinh thì việc khai thác, sử dụng tối đa nền tảng CNTT khi thực hiện các chủ đề/bài học là việc cần thiết góp phần nâng cao kết quả dạy học, đồng thời nâng cao năng lực tự học cũng như năng lực số cho người học Bản thân giáo viên cũng không ngừng học hỏi, nâng cao kĩ năng số, kĩ năng hướng dẫn, thuyết trình để kịp thời hỗ trợ HS trong quá trình HS tự nghiên cứu bài học, tự tìm kiếm thông tin. Trong thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy chúng ta cần mạnh dạn hơn nữa trong việc giao nhiệm vụ tự tìm hiểu bài học, tự trình bày báo cáo, bằng các hoạt động nhóm ở nhà. Việc làm này, giúp cho HS chủ động, tích cực và hứng thú cũng như rèn luyện và phát triển được năng lực số, năng lực tự học cũng như các kĩ năng mềm khác. Với các cấp quản lý Cần phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị kĩ thuật số, mạng internet trong nhà trường để cho cả GV và HS có cơ hội tiếp cận, phát triển năng lực số. Cần chỉ đạo, hợp tác với giáo viên tin học trong nhà trường trang bị thêm cho GV và học sinh những kĩ năng tin học cơ bản để thúc đẩy hơn nữa công tác chuyển đổi số và năng lực số. Tăng cường thêm công tác quản lí trường học trên nền tảng số, góp phần nâng cao, thúc đẩy GV tự bồi dưỡng thêm năng lực CNTT. Trên đây là một số ý kiến cá nhân về việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học, năng lực số cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Do hạn chế về thời gian nên đề tài của chúng tôi không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để kết quả dạy học đạt được kết quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn.
File đính kèm:
- skkn_boi_duong_va_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_nang_luc_so_cho.docx
- PHẠM HỒNG THÂN - THPT DIỄN CHÂU 4, PHẠM MINH TRÍ - THPT LÊ VIET THUÂT - MÔN HÓA HOC.pdf